Nắm bắt tâm lý sợ hãi của trẻ 2-3 tuổi và cùng con vượt qua

đăng bởi Minh Tâm

Khi nhận thức bắt đầu phát triển, trẻ nhỏ xuất hiện 1001 nỗi sợ. Bé sợ tiếng ồn, bé sợ tiếng máy khoan… Những âm thanh, sự vật, hiện tượng tưởng chừng như bình thường này lại là nỗi ám ảnh của không ít em bé.

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ám ảnh sợ hãi có thể là dấu hiệu của trẻ bị sang chấn tâm lý. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị hoảng sợ? Chứng sợ hãi ở trẻ em đôi khi khiến ba mẹ không biết xử lý như thế nào. Trong bài viết này, POH sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về chứng sợ hãi ở trẻ em và cách xử lý khi trẻ hay sợ hãi. Mời ba mẹ đón đọc!

 

 

Tâm lý sợ hãi của trẻ xuất phát từ đâu?

Trong suốt giai đoạn sơ sinh, trẻ chưa thể nhận thức được nhiều về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, càng lớn thì con càng hiểu rằng mọi thứ trong cuộc sống này đều không thể đoán trước được. Do đó, tất cả mọi tác động bên ngoài đều có thể làm bé  trở nên lo lắng. 

Có thể bé sợ tiếng ồn, bé sợ tiếng máy khoan, sợ nước, sợ ong đốt, sợ bạn lấy đồ chơi hay sợ ba mẹ đi khỏi nhà... Trẻ bị ám ảnh sợ hãi bởi bất cứ điều gì mang đến cảm giác xa lạ và “có vẻ như” không an toàn. Đây là những nỗi lo mà trẻ nào cũng có thể gặp phải, nhất là khi con bước đến cột mốc 2 tuổi. 

>> Biểu hiệu hội chứng lo âu - chứng sợ hãi ở trẻ em

 

Bé 2 tuổi hay sợ sệt nhiều điều lắm

Trẻ hay lo lắng những điều gì?

Nói về nỗi sợ của trẻ em thì ba mẹ không thể nào kể hết vì bất cứ điều gì từ môi trường bên ngoài đều có thể trở thành “mối đe dọa” trong suy nghĩ của con. Dưới đây là những điều dễ khiến bé hay giật mình sợ hãi. 

Khủng hoảng xa cách 

Hội chứng khủng hoảng xa cách thường xảy ra trong giai đoạn 18 tháng tuổi, nhưng vẫn có thể kéo dài cho đến khi bé học xong lớp mẫu giáo. Tình trạng này thường xảy ra khi lịch sinh hoạt của bé có sự thay đổi, ví dụ như đổi người trông trẻ mới hoặc lần đầu tiên ngủ lại nhà bạn khác.

 

 

Khủng hoảng xa cách cũng liên quan đến ý niệm về không gian và thời gian của bé. Bé đã hiểu được rằng khi mẹ đi khuất tầm mắt, mẹ sẽ không biến mất, mẹ chỉ đang bận làm gì đó vui vẻ mà không rủ con chơi cùng. Chính điều này khiến bé hay sợ hãi, nhưng chứng tỏ em bé luôn muốn được ở gần mẹ và gắn kết với mẹ. 

Sợ hãi khi gặp người lạ 

Người lạ dù có thân thiện đến mức nào thì cũng không thể khiến bé cảm thấy thoải mái trong lần đầu gặp gỡ. Với những bé 2 tuổi hay sợ sệt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn nhiều. Kỹ năng tư duy phức tạp của bé đã phát triển và bé cũng bắt đầu cảm thấy nghi ngờ những người không quen biết. Biểu hiện trẻ sợ hãi khi gặp người lạ là bé hay kêu sợ, gào khóc, bám lấy mẹ không rời. Trong hầu hết các trường hợp, bé sẽ không còn những biểu hiện này nữa khi người lạ rời khỏi. 

Bám mẹ là một trong những biểu hiện trẻ sợ hãi điều gì đó

1001 nỗi sợ khác

Thông thường, trẻ bị ám ảnh sợ hãi với suy nghĩ có yêu quái nằm dưới gầm giường, sợ chó của nhà hàng xóm hay tiếng xả nước bồn cầu. Có thể nói, nỗi sợ của bé thật sự rất nhiều. Nguyên nhân đến từ sự phát triển của trí tưởng tượng và khả năng phán đoán. 

Tâm lý sợ hãi của trẻ có thể xuất phát từ những tai nạn thực tế như con đã từng bị chó đuổi hay chỉ đơn giản là ám ảnh bởi nội dung của một câu chuyện mà mẹ từng kể. Ngoài ra, có những nỗi sợ vô hình đến từ trí tưởng tượng phong phú như âm thanh của tiếng máy giặt, bóng tối và ánh đèn nhấp nháy trong rạp chiếu phim. 

Lo lắng khi đến những nơi đông người

Bé 3 tuổi hay sợ hãi rất ngại và lo lắng khi đến những nơi có đông người, mà hầu hết là toàn người lạ, ví dụ như siêu thị, công viên... Có những bé còn hoảng sợ khi đứng bơ vơ giữa đoàn người không quen biết đang tấp nập qua lại. 

Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì trẻ nhỏ thường có cảm giác không an toàn khi ở trong những môi trường mới lạ, gặp gỡ những người mình chưa từng quen. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lo lắng vì sự rụt rè và xấu hổ sẽ đỡ dần khi bé lớn hơn. 

Ba mẹ phải làm gì khi trẻ bị hoảng sợ?

Nếu nhận thấy biểu hiện trẻ sợ hãi khi nhìn thấy một sự vật hay hiện tượng nào đó, ba mẹ hãy ở bên dỗ dành và trấn an con. Tuy nhiên, về lâu dài, ba mẹ cần giúp con tự chiến thắng nỗi sợ đó. Dưới đây là những bí quyết đối phó với tâm lý sợ hãi của trẻ để ba mẹ tham khảo. 

Thấu hiểu nỗi lo lắng của con

Trẻ hay sợ hãi và lo lắng là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường và ba mẹ cần thấu hiểu điều đó. Ví dụ, bé rất sợ khi bị lạc mẹ khi đi mua sắm trong cửa hàng. Mẹ hãy nói cho con biết rằng mẹ cũng lo lắng giống như con vậy và dặn con phải luôn nắm chặt tay mẹ khi đến những nơi có đông người.

Nếu mẹ nhờ bà trông con hoặc đưa con đi nhà trẻ, mẹ hãy luôn đến đón bé đúng giờ. Đó là một yếu tố nhỏ, nhưng có thể trấn an tâm lý sợ hãi của trẻ. Con sẽ không phải lo lắng rằng mẹ đi đâu mất rồi, sao mẹ chưa đến đón mình, mình sẽ phải ở lại nhà trẻ ư?

Những lúc con hoảng sợ, mẹ hãy ôm con và vỗ về nhé!

Nói chuyện với con về nỗi sợ

Trẻ 2 tuổi đang phát triển khả năng tưởng tượng nhưng vốn từ vựng chưa được nhiều nên sẽ gặp khó khăn trong việc diễn tả nỗi sợ hãi của bản thân cho người khác hiểu. Lúc này, mẹ cần hướng dẫn con cách bày tỏ cảm xúc thông qua từ ngữ hoặc cử chỉ. Khi đã biết cách miêu tả cảm xúc của mình cho người khác hiểu thì tâm lý sợ hãi của trẻ sẽ dần biến mất. 

Không tạo áp lực lên con

Có nhiều ba mẹ cảm thấy vướng víu và khó chịu khi con cứ bám lấy mình không dứt, dù đang làm bếp hay nói chuyện điện thoại. Có thể mẹ không biết: bám mẹ chính là cơ sở để bé hình thành sự tự tin và lòng tự trọng. Ba mẹ chính là điểm tựa và là người khiến bé có cảm giác tự tin và yên tâm nhất. 

Đừng ép con phải dịu dàng, nâng niu một chú chó nếu con rất sợ chó, hay ép con đi ngủ trong phòng không bật đèn trong khi con cực kỳ sợ bóng tối. Tất cả chỉ khiến con không thể dứt ra và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính mình. Hãy cho con thời gian để thích nghi và dũng cảm đối mặt với nỗi ám ảnh. Đó mới chính là cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi hiệu quả. 

 

 

Vận dụng trí tưởng tượng

Tiếng cười chính là một trong những phương pháp có thể xoa dịu tâm lý sợ hãi của trẻ. Nếu con sợ sấm, ba mẹ hãy kể câu chuyện về sự hình thành kỳ diệu của tia chớp. Tương tự, nếu trẻ bị ám ảnh sợ hãi bởi suy nghĩ có quái vật dưới gầm giường thì hãy đưa cho con chiếc đèn pin và nói đây chính là vũ khí khiến quái vật sợ hãi bỏ đi. 

Ngoài kể chuyện, hai mẹ con có thể cùng nhau chơi trò chơi vượt qua nỗi sợ hãi. Ví dụ, nếu bé sợ chó, mẹ hãy khéo léo hóa thân cho chú chó gấu bông thành bác đầu bếp trong trò chơi đồ lề. Chỉ có cách đối diện với nỗi sợ thì bé mới có thể tự mình vượt qua nó. 

Phá vỡ quy tắc

Ba mẹ hãy làm bất cứ điều gì để bé yên tâm và thoát khỏi nỗi lo lắng. Ví dụ, nếu bé không chịu tắm vì sợ ngã vào ống thoát nước, mẹ hãy đặt một chiếc ghế trong bồn cho con ngồi, chuẩn bị khăn lau và tắm cho con bằng vòi sen. Sau khi con đã quen dần và chơi với nước mà quên đi nỗi sợ, mẹ có thể tăng dần lượng nước trong bồn. 

Trò chơi trong bồn tắm giúp bé đỡ sợ nước hơn

Lên kế hoạch trước

Nếu bé 2 tuổi hay sợ sệt, bé sợ tiếng ồn khi đến những nơi đông người hoặc bối rối khi gặp phải những tình huống bất ngờ thì mẹ nên nói trước cho con kế hoạch sắp tới. Trước khi tham gia buổi tiệc sinh nhật, mẹ hãy thông báo trước với con về buổi tiệc đó, về những người sẽ gặp và cho con mang theo món đồ chơi yêu thích. Trong bữa tiệc, mẹ hãy ở bên cạnh cho đến khi bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái để hòa nhập với không khí xung quanh. 

Trẻ bị ám ảnh sợ hãi có sao không? Có cần cho con đi khám không?

Thông thường, chứng sợ hãi ở trẻ em sẽ biến mất khi bé lớn lên. Tuy nhiên, nếu tâm lý sợ hãi của trẻ kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình hoặc trở thành cái cớ để con không chịu đến lớp thì mẹ cần nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia. 

Ngoài ra, hay sợ sệt và lo lắng có thể là dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý. Có thể bé đang bị ám ảnh nặng nề bởi một sự kiện kinh hoàng nào đó và không ngừng suy nghĩ đến điều đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tinh thần trong suốt cuộc đời. Vì vậy, mẹ cần đưa con đến gặp chuyên gia trị liệu tâm lý để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị kịp thời. 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo