Biểu hiệu hội chứng lo âu - chứng sợ hãi ở trẻ em

đăng bởi Minh Tâm

Hội chứng lo âu ở trẻ em đang khiến không ít ba mẹ lo lắng. Trẻ bị hoảng sợ, khóc lóc và ám ảnh bởi những điều mà trẻ cho là mối đe dọa. Hội chứng lo âu của trẻ có những dấu hiệu và biểu hiện mà ba mẹ cần chú ý. Trong bài viết này, ba mẹ sẽ tìm hiểu nhiều hơn về chứng sợ hãi ở trẻ em, từ đó biết cách hỗ trợ con tốt hơn. Ba mẹ nhớ theo dõi bài viết nhé!

 

 

Hội chứng lo âu ở trẻ em

Hội chứng lo âu không chỉ là một vấn đề đáng báo động về sức khỏe tâm thần ở riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ não mà là trên phạm vi toàn thế giới. Hầu hết chúng ta đều nghĩ chỉ người lớn mới phải đối mặt với lo âu hay áp lực và những đứa trẻ ngây thơ không nằm trong nhóm đối tượng bị ảnh hưởng. 

Một sự thật đáng buồn là hội chứng lo âu hoàn toàn có thể xảy ra từ sớm. Chứng sợ hãi ở trẻ em có thể dẫn đến việc trẻ không thể kiểm soát cảm xúc và điều khiển hành vi của bản thân khi đối mặt với một tình huống nào đó. 

Những bé hay sợ hãi có xu hướng biết đồng cảm với người khác, thông minh, nhạy bén, tốt bụng. Nếu biết kiểm soát hội chứng lo sợ của bản thân thì trẻ sẽ phát huy được những điểm mạnh này. Ngay từ thời điểm phát hiện trẻ hay sợ hãi, ba mẹ cần điều trị sớm nhất có thể để con có cơ hội phát triển. 

>> Nắm bắt tâm lý sợ hãi của trẻ 2-3 tuổi và cùng con vượt qua 

 

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể mắc hội chứng lo âu

Hội chứng lo âu ở trẻ em có những dấu hiệu và biểu hiện nào? 

Tâm lý sợ hãi của trẻ tác động rất nhiều đến cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Từ sự thiếu kiểm soát từ bên trong, trẻ sẽ bộc lộ ra ngoài những biểu hiện khi đối diện với một tình huống nào đó. Dưới đây là những biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em:

Thói quen hằng ngày không linh hoạt

Thông thường, trẻ mới biết đi rất thích những thói quen vì chúng giúp một ngày của trẻ tuân theo một lịch trình và trẻ sẽ dễ dàng biết được mình sẽ làm gì tiếp theo. Tuy nhiên, nếu trẻ thực hiện các hoạt động theo một cách cứng nhắc thì có thể con đang mắc hội chứng lo âu. Trẻ muốn ngồi đúng chiếc ghế hay ngồi, uống nước bằng chiếc cốc quen thuộc hoặc mặc quần áo theo bộ.

Ngoài ra, trẻ còn bị khủng hoảng xa cách, cụ thể là khóc lóc và sợ hãi khi ba mẹ đột nhiên rời khỏi tầm mắt. Ba mẹ là chỗ dựa, là nơi an toàn và là những người trẻ tin tưởng nhất. Trẻ mới biết đi không linh hoạt trong thói quen hằng ngày hoặc không sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhỏ sẽ hay lo âu và sợ hãi.

 

Khủng hoảng xa cách cũng là biểu hiện của hội chứng lo âu

Trẻ bị ám ảnh sợ hãi

Nỗi sợ thông thường và hội chứng lo âu là hai khái niệm khác nhau và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Trẻ có thể sợ nhiều thứ như âm thanh lớn, sâu bọ hay sợ tắm. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng tột độ, thậm chí là ám ảnh cũng đã bắt đầu hình thành ở độ tuổi mới biết đi. 

Ví dụ, trẻ mới biết đi sợ chó nhưng vẫn thoải mái ra ngoài vui chơi, đến khi nhìn thấy chó mới bắt đầu sợ. Đó là hiện tượng tâm lý bình thường và khá phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ không dám ra ngoài chơi hay đi dạo với ba mẹ vì sợ chó thì có nguy cơ cao là trẻ đang gặp chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em, hay lo âu vì những điều chưa xảy ra. 

 

 

Lặp lại các hành vi

Trẻ hay sợ hãi có xu hướng lặp lại nhiều lần các hành động như cắn móng tay, xoắn tóc, nắm chặt bàn tay, giật quần áo hoặc chớp mắt liên tục. Dù trẻ có đang thư giãn và thoải mái đến chừng nào mà kèm theo những hành động này thì chứng tỏ trẻ bị hoảng sợ bởi một điều gì đó. Ba mẹ cần biết cách nói chuyện khi bé sợ hãi để phần nào trấn an tinh thần cho con. 

Gặp vấn đề về giấc ngủ

Hầu hết trẻ sẽ gặp một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ, từ việc khó buồn ngủ đến việc ngủ riêng giường với ba mẹ. Quá trình luyện ngủ cho các bé hay sợ hãi cũng từ đó mà khó khăn hơn. Trong đầu trẻ luôn xuất hiện những nỗi ám ảnh, lo lắng và có thể thức giấc từ 2-3 lần mỗi đêm. Thậm chí, bé còn phải có mẹ ở cạnh thì mới đỡ sợ hơn. 

Bé hay sợ hãi khi phải ngủ một mình

Thoái lui thay vì tiến bộ

Trẻ quay về những thói quen cũ hay có biểu hiện thoái lui khi rơi vào trạng thái âu lo. Các chuyên gia cho rằng thói quen đi vệ sinh dễ bị ảnh hưởng nhất. Trước đó trẻ đã quen với việc ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu, nhưng đột nhiên lại tè dầm ra quần. Hội chứng lo âu khiến trẻ không kiểm soát tốt cảm xúc và không làm chủ được hành vi. 

 

Nhạy cảm với tiếng ồn

Những âm thanh lớn có thể là nguyên nhân khiến trẻ sợ hãi. Mẹ sẽ để ý thấy bé bịt tai khi nghe thấy tiếng xe chở rác, tiếng máy hút bụi hay tiếng máy sấy tóc. Nhạy cảm với tiếng ồn có thể khiến trẻ hay sợ hãi hơn, nhút nhát hơn khi đến những nơi có đông người.

Sức khỏe vật lý bị ảnh hưởng

Hội chứng lo sợ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Căng thẳng và áp lực khiến trẻ chán ăn, bị táo bón hoặc đau nhức các bộ phận trên cơ thể. Các chuyên gia tâm lý trẻ em thường khuyên ba mẹ và người chăm sóc để ý những dấu hiệu như trẻ thường xuyên kêu đau, đặc biệt là đau bụng. 

Ba mẹ hãy nhớ lo lắng hay sợ hãi là những biểu hiện tâm lý bình thường của trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, khi hội chứng lo âu khiến trẻ rụt rè, không dám khám phá những điều mới lạ hay tham gia vào các hoạt động thường ngày thì ba mẹ cần nhờ đến sự hỗ trợ từ chuyên gia. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu lo âu tột độ, ba mẹ hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ Nhi khoa để kịp thời tìm ra giải pháp. 

Nguồn: Babysparks

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo