Mẹ cần làm gì để rèn luyện sự tự tin cho trẻ?

đăng bởi Nguyễn Khải

Rèn luyện sự tự tin cho trẻ là điều cần thiết, đặc biệt là với trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Vậy làm sao để trẻ tự tin? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho mẹ một số cách giúp trẻ tự tin, phương pháp giúp trẻ tự tin trước đám đông cũng như cách rèn tính mạnh dạn, rèn tính tự tin cho trẻ từ trong gia đình. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu!

Tự tin quan trọng như thế nào?

Một đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và học tập. Ngược lại, khi bản thân cảm thấy tự tin, trẻ sẽ hoàn thành các nhiệm vụ dễ dàng hơn và thể hiện năng lực của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, sự tin tưởng và lời khen ngợi từ những người xung quanh cũng giúp trẻ nhận thức tích cực về bản thân mình hơn.

Tương tự, khi làm một việc gì đó thành thạo, trẻ sẽ tự tin hơn về khả năng của mình. Mẹ càng dành nhiều lời khen thì trẻ càng có động lực để tiếp tục cố gắng. 

>> Cách dạy trẻ nhút nhát, thiếu tự tin

 

Mẹ cần làm gì để rèn luyện sự tự tin cho trẻ?

Khen ngợi cũng là một biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin

Chung quy lại, ba mẹ và người chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin ở trẻ. Vì vậy trong quá trình chăm sóc bé ba mẹ nên chọn những cách giúp trẻ tự tin phù hợp với tính cách của bé.

Trẻ có thể cố tỏ ra tự tin hay không?

Trong nhiều tình huống, người lớn buộc phải tỏ ra tự tin trong khi bản chất của mình không phải vậy; tuy nhiên, trẻ nhỏ không thể làm được điều đó. Người lớn có thể tự nhủ mình tin tưởng vào một điều gì đó nhưng trẻ thì không. 

Trẻ thường tỏ ra rụt rè trước sự thất vọng và phê bình từ người lớn khi những nỗ lực của mình không được chú ý đến. Lúc này ba mẹ dễ nhận định là trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Chính vì vậy ba mẹ rất cần rèn luyện sự tự tin cho trẻ từ sớm bằng một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin dưới đây!  

Làm thế nào để trẻ tự tin vào bản thân?

Khi bắt đầu chú ý tới phát triển kỹ năng của con, chắc hẳn ba mẹ sẽ thắc mắc làm thế nào để trẻ tự tin. Cùng bắt đầu bằng những cách dạy trẻ tự tin đơn giản nhất ba mẹ nhé!

Điều đầu tiên khi rèn luyện sự tự tin cho trẻ chính là đặt niềm tin vào con. Trẻ sẽ tin tưởng chính bản thân mình khi mẹ cũng tin tưởng trẻ. Mẹ tin trẻ có thể làm được điều gì đó thì chắc chắn trẻ sẽ hoàn thành một cách tốt nhất.

Việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ cần có sự góp sức của những người xung quanh bé. Ngoài người thân, giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sự tự tin cho trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh học tập trong môi trường đặt ra những kỳ vọng cao sẽ đạt được những thành tích đáng mong đợi, nhất là khi giáo viên thường xuyên khuyến khích và khen ngợi. 

 

 

Mẹ làm gì để chứng minh niềm tin của mình với trẻ?

  • Luôn nhìn mọi việc theo hướng tích cực
  • Khen ngợi nỗ lực của con
  • Cho trẻ biết mình rất đặc biệt với mẹ
  • Tiếp thêm động lực và tin tưởng trẻ làm được
  • Kỳ vọng vào cách hành xử đúng đắn
  • Lịch sự khi nói chuyện với trẻ

Quan điểm của mẹ có ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ không?

Thái độ và cách nhìn nhận của mẹ rất quan trọng đối với việc rèn tính tự tin cho trẻ vì trẻ sẽ dựa vào ý kiến của mọi người về mình để hình thành nhận thức về bản thân. Ngày xưa, khi hầu hết trẻ em đều sống trong gia đình có nhiều thế hệ, những quan điểm tiêu cực của người lớn thường ít ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã khác, trẻ có thể sẽ bị tổn thương lòng tự trọng khi nhận lấy những quan điểm tiêu cực về mình. 

Trên thực tế, không phải ba mẹ nào cũng hiểu được điều này và họ cũng không thể luôn cân bằng giữa việc phê bình và khen ngợi con. Nghiên cứu cho thấy, ngay cả ở những gia đình hạnh phúc nhất thì nhận xét tiêu cực về trẻ vẫn gấp hai lần nhận xét tích cực. Điều này hay ra những tác động tiêu cực đến sự tự tin của trẻ và khiến việc rèn tính tự tin cho trẻ trở nên khó khăn hơn.

Việc khen thưởng - phê bình đúng mực chính là một phương pháp giúp trẻ tự tin hiệu quả mà không phải ba mẹ nào cũng biết cách áp dụng. Cuộc sống bộn bề khiến ba mẹ luôn muốn tranh thủ thời gian để hoàn thành công việc. Khi trẻ ngoan ngoãn, ba mẹ lại bận giải quyết việc riêng và vô tình ngó lơ nỗ lực của trẻ. Ngược lại, tiếng khóc hay hành vi không đúng mực của trẻ trở thành tâm điểm của sự chú ý khi công việc của ba mẹ bị gián đoạn. 

 

 

Vì sao trẻ luôn muốn gây sự chú ý?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi, rất muốn người khác chú ý đến mình. Nếu nhận thấy những hành vi không đúng mực gây được sự chú ý thì trẻ sẽ không gần ngại tiếp tục điều đó. Ví dụ, mẹ đang ngồi nghe điện thoại và bé đang chơi kế bên. Bé sẽ nghĩ rằng: “Mình sẽ chơi nghịch ngợm để mẹ bỏ điện thoại xuống và quan tâm đến mình.” Còn mẹ thì nghĩ: “Nếu mình chú ý thì con sẽ tiếp tục hành vi này vào những lần sau.” 

Mẹ cần làm gì để rèn luyện sự tự tin cho trẻ?

Trẻ nhỏ thích làm người khác chú ý

Tuy nhiên, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ giảm bớt đi nếu luôn gây sự chú ý bằng những hành động nghịch ngợm khiến ba mẹ không vui. Sự tự tin chỉ phát triển tích cực khi trẻ cảm thấy mình thực sự đặc biệt và có ích.

Mẹ giúp trẻ hình thành lòng tự trọng bằng cách nào?

  • Cố gắng bỏ qua những cư xử không phù hợp của con. Không la hét mà nên tránh đi, tỏ thái độ trung lập hoặc bế trẻ lên và cho ra khỏi phòng một lúc. Khi trẻ quay lại phòng, mẹ hãy cho trẻ biết mẹ rất vui khi con đã biết sửa lỗi.
  • Phê bình hành vi không tốt của trẻ thay vì phê bình trẻ. 
  • Quan tâm, chú ý khi trẻ cư xử phù hợp. Mẹ hãy mỉm cười, xoa đầu hoặc khen ngợi để trẻ biết mình đã làm tốt. Ngoài ra, trẻ sẽ rất vui khi nghe thấy mẹ kể về thành tích của mình với người khác.
  • Cố gắng khen ngợi trẻ nhiều hơn là phê bình.
  • Thường xuyên đưa con tới làm quen với môi trường đông người để dạy trẻ tự tin trước đám đông.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý:

  • Không gọi con bằng những cái tên hay sử dụng từ ngữ khiến trẻ có cảm giác mình còn là trẻ con và cũng không để người khác làm điều đó.
  • Không quên bày tỏ tình yêu thương với trẻ.

Cách rèn luyện khả năng cho trẻ

  • Âm thầm hỗ trợ để trẻ hoàn thành nhiệm vụ
  • Nhẹ nhàng khuyến khích và điều chỉnh kỳ vọng để trẻ có cảm giác thành công
  • Để trẻ biết mẹ cũng có lúc mắc lỗi
  • Chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ hơn và vừa sức với trẻ
  • Cho trẻ hiểu mẹ đôi lúc cũng cần sự động viên
  • Tin tưởng rằng trẻ có thể làm được
  • Công nhận nỗ lực của trẻ
  • Đặt ra kỳ vọng để trẻ cố gắng
  • Khen ngợi khi trẻ làm tốt

Nguồn: Babycentre

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo