Khuyến khích trí tưởng tượng giúp phát triển NÃO BỘ ở trẻ

đăng bởi Nguyễn Khải

Trí tưởng tượng của trẻ em phát triển từ rất sớm. Cùng tìm hiểu về trí tưởng tượng ở trẻ cũng như cách rèn trí tưởng tượng cho bé qua bài viết sau. Đồng thời ba mẹ cũng học được những phương pháp giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú thông qua những hoạt động kích thích và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ!

 

 

Tại sao ba mẹ nên khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ em?

Sự phát triển trong những năm đầu đời thực sự rất quan trọng đối với trẻ. Tất cả hoạt động từ đọc sách, hát, ăn, chơi hay đi bộ đều góp phần hỗ trợ sự phát triển của não bộ. Do đó, cho trẻ tham gia đa dạng các hoạt động giúp rèn trí tưởng tượng, đồng thời não bộ tạo ra các liên kết hỗ trợ quá trình tư duy và học tập. 

Khuyến khích trí tưởng tượng giúp phát triển não bộ ở trẻ

Khuyến khích trí tưởng tượng giúp phát triển trí tuệ của trẻ từ sớm 

Đây là thời điểm quan trọng quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ vì não bộ đang hình thành những liên kết hằng ngày, hằng giờ thông qua các hoạt động mà trẻ tham gia. Những kết nối được lặp lại thường xuyên sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời. Ngược lại, kết nối hiếm khi được lặp lại sẽ không có cơ hội tồn tại lâu dài. Vì vậy ba mẹ cần tận dụng giai đoạn này để phát triển trí tưởng tượng cho trẻ.

Mỗi khi được trải nghiệm những điều mới lạ, trẻ sẽ mở rộng thêm tầm mắt về thế giới rộng lớn và thú vị xung quanh mình. Bằng cách khuyến khích trí tưởng tượng ở trẻ và để con tham gia các hoạt động cần đến sự sáng tạo, ba mẹ đang góp phần giúp não bộ của trẻ hình thành “thói quen” tưởng tượng. 

>> Cách giáo dục từ sớm cho con của một vị bác sĩ

 

Phương pháp khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ em

Cho trẻ được tiếp xúc với những con người và địa danh khác nhau thông qua sách vở cũng là một phương pháp kích thích trí tưởng tượng cho trẻ em. Khi đó, não bộ của trẻ đã trở nên ‘giàu có” hơn với những từ vựng và hình ảnh mới. Khi lựa chọn sách, ba mẹ nên ưu tiên các thể loại có tranh ảnh lớn và nhiều màu sắc. Như vậy, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn và trí tưởng tượng cũng bay xa hơn. Đọc sách chính là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp rèn trí tưởng tượng cho trẻ.

Hãy tưởng tượng não bộ của trẻ gần giống như một tờ giấy trắng và các hoạt động hằng ngày là nét vẽ. Trẻ càng tham gia nhiều hoạt động thì não bộ càng có nhiều nét vẽ (liên kết) và phát triển tốt hơn. 

Hình ảnh, từ vựng không phải là những thứ duy nhất mà não bộ cần. Âm thanh cũng là “chất liệu” quan trọng đối với việc hình thành các liên kết. Giọng nói đặc biệt dành cho từng nhân vật trong truyện và lời dẫn truyện hấp dẫn của ba mẹ chắc chắn sẽ khiến trẻ thêm thích thú. 

Một phần quan trọng trong quá trình rèn trí tưởng tượng ở trẻ là để bé học cách chia sẻ với mọi người. Ba mẹ hãy trở thành những người biết lắng nghe. Có thể các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ chưa được tốt nhưng chắc chắn sẽ được cải thiện thông qua việc chia sẻ ý tưởng hoặc kể chuyện cho ba mẹ nghe. 

Ba mẹ có nên “sáng tác” truyện cho trẻ hay không?

Lắng nghe câu chuyện chính mình sáng tác thực sự rất thú vị và hào hứng phải không ba mẹ? Với trẻ, điều này còn tuyệt vời hơn nhiều. Song song với việc tạo cơ hội cho trẻ phát huy trí tưởng tượng, những câu chuyện còn cho trẻ thấy cách sáng tạo nhân vật và cốt truyện. Sẽ thật thú vị biết bao nếu trẻ là nhân vật chính trong câu chuyện của mẹ. Khi đó, trẻ sẽ hình dung thêm nhiều điều mới mẻ liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm của bản thân. 

Có thể mẹ sẽ phải bất ngờ khi con bắt đầu tập tành viết nên câu chuyện của chính mình. Ban đầu, trẻ có thể sẽ dùng đến “phương pháp” sao chép câu chuyện của mẹ. Những câu chuyện ngây ngô của trẻ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. Khi trí tưởng tượng của trẻ đã phát triển, con sẽ sáng tác những câu chuyện với các nhân vật và diễn biến khiến mẹ phải tò mò đó.

Những công cụ khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ

Hầu hết những vật dụng trong nhà đều có thể góp mặt trong những trò chơi tưởng tượng của trẻ. Chiếc khăn lau hoàn toàn có thể trở thành chiếc mũ sành điệu, các hạt nhựa sẽ là món đồ trang sức quý giá và hộp thú bông lại được tái thiết kế thành bệnh viện hay nông trại. 

>> Não của trẻ: Vùng sâu bên trong não bộ 

Khuyến khích trí tưởng tượng giúp phát triển não bộ ở trẻ

Những vật dụng trong nhà cũng giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ

Đồ chơi trong trò chơi tưởng tượng thường là những vật dụng đơn giản. Hầu hết các hành động đều diễn ra trong suy nghĩ của trẻ; do đó, những trang phục gắn liền với từng nhân vật là không cần thiết. Tiếp xúc với nhiều người ở từng độ tuổi khác nhau, đi đến nhiều địa điểm và tham gia nhiều sự kiện sẽ giúp trẻ nảy ra vô vàn ý tưởng độc đáo. 

Trẻ học được điều gì thông qua trò chơi đóng vai?

Thông qua trò chơi đóng vai, trẻ tiếp thu được nhiều điều về cuộc sống thú vị hằng ngày. Khi trẻ “sáng tác” ra một chuỗi các sự kiện và nhân vật (“con sẽ đóng vai người bố còn mẹ đóng vai người con và bị ốm nhé”), các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ cũng theo đó mà được cải thiện. Vào vai các nhân vật với những chuỗi cảm xúc vui, buồn, sợ hãi sẽ giúp trẻ hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến cảm xúc. 

 

 

Vào vai anh hùng hoặc thầy phù thủy sẽ mang đến cho trẻ cảm giác mạnh mẽ, đầy quyền lực. Trẻ hiểu được rằng mình có thể trở thành bất cứ người nào mình muốn. Khi đó, ba mẹ đừng nên hỏi quá nhiều về những gì trẻ đang làm. Thay vào đó, hãy đưa ra những câu nhận xét như: “Ôi, nhìn con giống như đang ngồi trên tàu vũ trụ vậy!” Điều này khiến cho trẻ tiếp tục mạch tưởng tượng của mình thay vì bị ảnh hưởng bởi hướng đi của mẹ. 

Trẻ cũng đang luyện tập kỷ luật cá nhân khi tự đặt ra quy định cho bản thân hoặc cho bạn bè. Ngoài ra, suy nghĩ về nguyên nhân - hậu quả cũng đang dần hình thành khi trẻ tưởng tượng về cách ứng xử của mình trong các tình huống khác nhau. Những trò chơi đóng vai không chỉ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú mà còn dạy bé về cách ứng xử trong nhiều tình huống.

Quan trọng hơn hết là thông qua việc sáng tạo các tình huống trong tưởng tượng, trẻ sẽ học được cách giải quyết vấn đề. Đối diện với các thử thách của nhân vật vào vai, trẻ sẽ tự liên hệ đến bản thân mình và tìm ra giải pháp cho những tình huống thực tế. 

Có nên đặt ra giới hạn cho trò chơi tưởng tượng hay không?

Đặt ra giới hạn và thực hiện nghiêm túc là đều cần thiết cho cả ba mẹ và trẻ. Nếu người bạn trong tưởng tượng của trẻ không làm gì có lỗi nhưng trẻ lại đổ lỗi cho bạn thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng về hành vi của con. Hãy khen ngợi khi trẻ tự mình thú nhận lỗi sai nhưng cũng không quá để tâm lúc trẻ không thành thật. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo