11 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ nhỏ

đăng bởi Nguyễn Khải

Cũng giống như chúng ta, không phải lúc nào trẻ cũng có thể tập trung lắng nghe lời nói của người khác. Trên thực tế, ba mẹ cần dạy trẻ cách tập trung vào lời nói. Sẽ có khi ba mẹ lặp đi lặp lại một câu nói đến 10 lần mà vẫn bị trẻ “bơ” và cảm thấy khá bực bội trong người. 

Lảng tránh lời nói chính là cách trẻ khiến ba mẹ chú ý đến mình. Tuy nhiên, ba mẹ không nên để trẻ tiếp tục “kế sách lâu dài” này. Thay vào đó, hãy dạy trẻ biết lắng nghe và giúp trẻ hiểu rằng lắng nghe đồng nghĩa với việc nhận về những phản hồi tích cực của người khác. 

Ngoài ra, rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ còn giúp trẻ học tập hiệu quả và cảnh giác hơn với những mối nguy hiểm. Về lâu dài, trẻ sẽ xây dựng và bồi đắp mối quan hệ tốt hơn với ba mẹ, giáo viên và cả những người bạn mới.

Bởi những lợi ích đó mà ba mẹ cần dạy trẻ cách lắng nghe từ khi còn nhỏ. Nếu chưa biết nên bắt đầu như thế nào thì ba mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Đọc cho trẻ nghe

Đọc to cho trẻ nghe là một phương pháp tốt để dạy trẻ kỹ năng lắng nghe và giúp trẻ cải thiện các kỹ năng nghe. Hãy dùng giọng đọc cuốn hút, nhấn mạnh một số từ và cụm từ nổi bật để khiến trẻ chú ý. Nội dung mới lạ cũng là một yếu tố khiến trẻ tập trung hơn vào lời đọc; do đó, ba mẹ cố gắng đa dạng hóa tủ sách của con và đổi chủ đề thường xuyên nhất có thể.

>> Lắng nghe tích cực giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ

11 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ nhỏ

Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe của trẻ 

Trong lần đầu tiên nghe một câu chuyện nào đó, trẻ sẽ rất chú ý theo dõi diễn biến cốt truyện. Ba mẹ nên mua những cuốn sách có nội dung phù hợp với độ tuổi để trẻ không chỉ phát triển kỹ năng nghe cho trẻ mà còn bổ sung thêm kiến thức về xã hội.

Duy trì tư thế nói chuyện phù hợp

Mỗi khi có ý định nói chuyện với trẻ, ba mẹ hãy để ý đến vị trí nói chuyện. Nói chuyện từ phòng này qua phòng kia hoặc khoảng cách chiều cao chênh lệch quá lớn sẽ khiến cuộc đối thoại không đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Thay vào đó, hãy rút ngắn khoảng cách để ba mẹ và trẻ có thể nhìn vào mắt nhau và chú ý đến nhau. Quỳ thấp đầu gối xuống, bế con lên hoặc ngồi cạnh sẽ giúp cuộc trò chuyện với trẻ diễn ra dễ dàng hơn. 

 

 

Ăn cùng trẻ

Cuộc sống khiến ba mẹ ít có thời gian để cùng chia sẻ và trò chuyện với con. Giờ ăn chính là cơ hội hiếm hoi và cũng là thời điểm thích hợp để làm điều này. Ba mẹ có thể sẽ không có đủ thời gian để ngày nào cũng có mặt trong mâm cơm gia đình nhưng hãy cố gắng giành một vài buổi trong tuần để ăn cùng con. 

Nếu nhà không có bàn gỗ cố định thì hoàn toàn có thể thay thế bằng bàn gấp. Ngồi ăn ở bàn giúp trẻ cơ cơ hội quan sát ba mẹ tương tác và lắng nghe nhau. Khi đó, bé cũng có thể lắng nghe toàn bộ cuộc hội thoại và tham gia trò chuyện.

Nói chuyện rõ ràng

Khi nói chuyện với trẻ, câu nói của ba mẹ cần rõ ràng, đơn giản và có trọng lượng. Điều này giúp trẻ tập trung và suy nghĩ về đối tượng ba mẹ đang nói đến. Thay vì nói: “Ngoài trời đang rất lạnh nên con phải mặc thêm áo khoác trước khi đi đến cửa hàng với mẹ” thì ba nên nói trực tiếp rằng: “Con mặc áo khoác vào đi.”. Như vậy, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được lời ba nói và sẵn sàng thực hiện. 

11 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ nhỏ

Nói chuyện rõ ràng giúp bé tập trung vào cuộc hội thoại

Ngoài ra, ba mẹ cố gắng ưu tiên dùng những câu khẳng định khi cần thiết và hạn chế các câu hỏi yêu cầu trẻ suy nghĩ để lựa chọn nào. Ví dụ, khi muốn con ngồi lên xe, ba mẹ nên nói: “Con lên ghế ngồi đi nào.” thay vì đặt ra câu hỏi: “Con yêu có muốn lên xe ngồi luôn không?”. 

Phản ứng nhanh chóng

Ba mẹ hãy nói rõ ràng để trẻ hiểu ý ba mẹ là gì và tuyệt đối không đe dọa hay hứa suông cho qua. Nếu đã hứa cho con uống nước trong bữa tối thì mẹ đừng chần chừ để đến sau bữa rồi lại cho con uống nước ép. Cả ba và mẹ hãy thống nhất trước về các quy định và duy trì thực hiện để mang đến cho con cảm giác an toàn.

Ngoài ra, ba mẹ cần phản ứng nhanh chóng ở mỗi tình huống. Ví dụ, khi muốn con đặt cốc lên bàn, hãy nói rằng: “Con đặt cốc lên bàn cho mẹ nhé!”. Nếu trẻ không nghe lời, ngay lập tức cầm tay trẻ đưa cốc đến bàn đặt. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu ý muốn của mẹ.

Củng cố lời nói

Lời nói của ba mẹ sẽ có trọng lượng hơn khi kèm theo những gợi ý hay dấu hiệu rõ ràng, đặc biệt là khi muốn trẻ dứt khỏi một hoạt động lôi cuốn nào đó. Đến giờ ngủ, mẹ hãy nói: “Con ơi đi ngủ thôi!” và đưa ra các dấu hiệu liên quan như tắt đèn, đặt tay lên vai trẻ hoặc dẫn trẻ đến gần giường. 

Đưa ra lời cảnh báo

Trước khi một thay đổi lớn diễn ra, đặc biệt là liên quan đến đồ chơi hay một người bạn nào đó, ba mẹ hãy báo trước cho trẻ biết. Trẻ vẫn chưa có ý niệm về thời gian nên việc cảnh báo cấp bách sẽ không hề có tác dụng gì. 

Đưa ra các hướng dẫn thực tế

Mỗi khi mẹ bảo cất đồ chơi đi, trẻ sẽ có xu hướng nhìn xung quanh phòng và thầm nghĩ: “Không thể nào!”. Trẻ không biết mình phải cất món đồ chơi nào, cất như thế nào và cất vào đâu. Trẻ cần hướng dẫn cụ thể hơn từ mẹ. Do đó, mẹ hãy “giao” cho trẻ những nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với khả năng.

Ví dụ, “Con cất chú gấu màu vàng vào giỏ giúp mẹ nhé!”. Sau khi trẻ đã hoàn thành xong nhiệm vụ này, mẹ hãy giao thêm nhiệm vụ cất búp bê xanh chẳng hạn. Cứ như thế thì đống đồ chơi của trẻ sẽ nằm gọn gàng trong phòng ngay thôi.

11 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ nhỏ

Lời hướng dẫn cụ thể sẽ giúp bé dễ hoàn thành nhiệm vụ hơn

Khuyến khích trẻ

La hét hay ép buộc con thực hiện các quy tắc có thể mang lại tác dụng nhưng một số trẻ sẽ thấy bị tổn thương và ba mẹ cũng không cảm thấy thoải mái. Ngược lại, những câu nói hài hước mang tính động viên lại giúp trẻ phản ứng tích cực hơn. Ví dụ, ba mẹ còn có thể sáng tạo những lời mình muốn nói để ghép vào nhạc một bài hát vui nhộn nào đó. 

Thêm vào đó, hãy nhấn mạnh những lợi ích của việc nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Thay vì nói “Con đi đánh răng đi!”, ba mẹ có thể nhẹ nhàng hơn với câu nói “Con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc cho con nghe cuốn truyện yêu thích”. Khi trẻ hoàn thành xong nhiệm vụ, mẹ hãy khen ngợi rằng “Con thật biết nghe lời.”

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Sử dụng trò chơi cũng là một cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe của trẻ rất hiệu quả. Để xây dựng “giáo án dạy trẻ kỹ năng lắng nghe” của riêng mình, mẹ có thể tham khảo một số trò chơi quen thuộc giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe của trẻ dưới đây:

Trò “Kẻ nói, người nghe”

Đây là một trò chơi giúp bé rèn cả hai kỹ năng trò chuyện và lắng nghe. Cách chơi rất đơn giản: Mẹ sẽ để các bé ngồi thành một vòng tròn và đưa ra một chủ đề để các bé lần lượt nói về chủ đề đó. Khi một bé nói các bé khác sẽ im lặng và lắng nghe. Cứ luôn phiên như vậy giúp trẻ rèn kỹ năng nghe nói.

 

 

Trò chơi “theo nhịp”

Đây là một trò chơi khá vui nhộn và sôi động. Hãy vỗ tay theo nhịp điệu đơn giản và yêu cầu bé lặp lại giai điệu con vừa nghe được. Khi bé đã nắm bắt được những giai điệu đơn giản mẹ có thể thử thách bé với những nhịp điệu dài hơn.

Trò chơi thì thầm

Mẹ có thể yêu cầu các bé ngồi thành vòng tròn và truyền tin bằng cách nói thì thầm vào tai bạn. Mẹ sẽ có thể đột ngột gọi một bạn trong vòng để hỏi về thông tin con nghe được. Như vậy bé sẽ phải rất chú ý lắng nghe kỹ càng không lơ đãng.

Ngoài ra những hoạt động như đọc sách, đi dạo, đi xem phim... cũng giúp bé chú ý lắng nghe những âm thanh khác nhau xung quanh bé. Điều này sẽ có lợi cho kỹ năng lắng nghe của trẻ.

Làm gương cho trẻ

Trẻ sẽ nghe lời hơn khi ba mẹ cũng là người biết lắng nghe. Do đó, hãy cố gắng lắng nghe những lời con nói với thái độ tôn trọng, nhìn trẻ khi nói chuyện, phản hồi lịch sự và không ngắt lời. Điều này sẽ hơi khó để thực hiện khi mẹ đang nấu ăn và trẻ đột nhiên nói chuyện rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng chú ý và phản hồi nhiều nhất có thể. Việc mẹ chú ý lắng nghe con cũng góp phần dạy trẻ kỹ năng lắng nghe

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo