Lắng nghe tích cực giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ

đăng bởi Minh Tâm

Khi trẻ bước đến các cột mốc phát triển mới, ngoài sức khỏe thể chất, ba mẹ còn tập trung hỗ trợ con rèn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ, cụ thể là về cách diễn đạt, từ vựng và phát âm. Đây đều là những yếu tố quan trọng, góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Tuy nhiên, ba mẹ đừng quên dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử nhé! Kỹ năng lắng nghe tích cực là yếu tố làm nên sự thành công trong giao tiếp. Một người giao tiếp giỏi là người biết dừng lại đúng lúc để lắng nghe ý kiến của đối phương.  

Ngay từ giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ cần được giáo dục về kỹ năng lắng nghe tích cực là gì và lợi ích của việc lắng nghe tích cực để vận dụng vào đời sống. Vây ba mẹ nên bắt đầu dạy con từ đâu và làm thế nào để rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực? Bài viết dưới đây có thể giải đáp phần nào thắc mắc của ba mẹ.

 

 

Lắng nghe tích cực là gì?

Lắng nghe tích cực không đơn thuần là nắm bắt nội dung lời nói của đối phương mà còn liên quan đến việc quan tâm, thấu hiểu và bày tỏ suy nghĩ của mình. Trẻ sẽ phải luyện tập rất nhiều mới có thể lắng nghe tích cực. Và đổi lại, kỹ năng lắng nghe tích cực cũng mang đến cho trẻ những lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, những lợi ích của việc lắng nghe tích cực đối với con sẽ không làm ba mẹ thất vọng. 

Lợi ích của việc lắng nghe tích cực đối với trẻ

Lắng nghe tích cực là kỹ năng trẻ cần có để học tập và giao tiếp. Cụ thể, trẻ sẽ đạt được những lợi ích và kỹ năng quan trọng dưới đây nếu được trang bị kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực:

  • Tập trung vào lời nói, cảm xúc và quan điểm của người nói.
  • Thể hiện sự quan tâm thông qua ngôn ngữ hình thể như duy trì giao tiếp bằng mắt và sử dụng các cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt phù hợp.
  • Nhận thức được ảnh hưởng của trải nghiệm, quan điểm và ý kiến của bản thân khi tiếp nhận lời nói của người khác. 
  • Biết kiểm soát hành vi ngắt lời người khác.

>> Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp

Lắng nghe tích cực là nền tảng của giao tiếp hiệu quả

7 kỹ năng lắng nghe tích cực

Kỹ năng lắng nghe tích cực bao gồm:

  • Làm theo hướng dẫn
  • Giao tiếp hiệu quả 
  • Xây dựng các mối quan hệ tốt hơn
  • Tư duy phản biện
  • Lãnh đạo đội nhóm
  • Thấu cảm 
  • Trí thông minh cảm xúc

 

 

Trẻ phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực như thế nào? 

Thông thường, các kỹ năng lắng nghe tích cực ở trẻ được phát triển theo các mốc dưới đây:

  • 25-27 tháng: lắng nghe tích cực được 3-6 phút.
  • 28-30 tháng: cải thiện các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi trong khi nói chuyện.
  • 31-33 tháng: lắng nghe tích cực được 6-10 phút.

Ba mẹ hãy căn cứ vào đây để xác định mốc phát triển của trẻ, từ đó dạy trẻ kỹ năng giao tiếp sao cho khoa học và hiệu quả nhất.

Kỹ năng lắng nghe tích cực tiến bộ qua các cột mốc phát triển

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực cho trẻ? 

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em là một quá trình dài và cần đến sự kiên trì. Ba mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để lựa chọn những phương pháp phù hợp với bé nhà mình. 

Hỗ trợ các kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận

Ngôn ngữ tiếp nhận giúp trẻ hiểu và phản hồi lại những thông tin mà mình nghe và nhìn thấy. Đây là một phần quan trọng trong quá trình lắng nghe tích cực của trẻ. Do vậy, ba mẹ hãy tương tác nhiều với con để con có cơ hội rèn luyện kỹ năng tiếp nhận thông tin, phản hồi thông tin nhé! 

Đọc sách

Khi nghe mẹ đọc sách, trẻ tiếp nhận thông tin qua âm thanh và hình ảnh, rồi phân tích để hiểu được nội dung. Trong quá trình đọc sách, mẹ hãy khuyến khích trẻ tương tác để thúc đẩy các kỹ năng nghe.

Rèn luyện kỹ năng tập trung

Kỹ năng tập trung cao độ rất cần thiết cho việc lắng nghe tích cực. Chỉ khi chú ý vào cuộc hội thoại hay quá trình tương tác thì trẻ mới có thể nắm bắt được hết nội dung, cảm xúc và quan điểm của người nói, từ đó có cách phản hồi phù hợp.
 

 

Làm mẫu kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, mẹ hãy dành một khoảng thời gian (thậm chí là vài phút) để lắng nghe chủ động những gì con muốn nói. Đây là quá trình tương tác hai chiều, trẻ cũng rèn luyện được kỹ năng lắng nghe tích cực đó mẹ. Khi con nói, mẹ hãy hoàn toàn tập trung, sau đó tóm tắt hoặc đặt câu hỏi để chứng tỏ sự quan tâm, chú ý của mình.

Hơn nữa, mẹ hãy đưa ra ví dụ về kỹ năng lắng nghe tích cực để con hiểu nhiều hơn. Mẹ nói với con: “Lúc con nói chuyện với mẹ, mẹ rất tập trung và lắng nghe hết những điều mà con đang nói đấy!” Đó chính là một ví dụ thực tế. 

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe đối với trẻ nhỏ, thậm chí là với cả người lớn chúng ta nữa. Vì vậy, ba mẹ càng hỗ trợ và đặt nền móng sớm thì con càng nhận được nhiều lợi ích. 

Trẻ sẽ cần rất nhiều thời gian để luyện tập và hoàn thiện kỹ năng quan trọng này. Không bao giờ là quá muộn để dạy con kỹ năng này nhưng 0-3 tuổi là giai đoạn lý tưởng nhất. Ba mẹ hãy kiên trì và hỗ trợ con nhiều nhất có thể nhé!

Để phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực, ba mẹ tham khảo khóa học giáo dục từ sớm POH Acti (0-1 tuổi)POH Acti (1-3 tuổi) nhé. 

POH Acti giúp ba mẹ xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất trong gia đình, giúp con phát huy tối ưu tiềm năng sẵn có.

Nguồn: Babysparks

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo