Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ chậm nói, chậm giao tiếp, không chịu nói là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Đây là một vấn đề thuộc về kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ. Để kịp thời can thiệp trong tình huống này ba mẹ cần nắm rất rõ các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Trẻ em học ngôn ngữ ở các tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết tuân theo các mốc phát triển chung. Nếu em bé dường như không đạt được các mốc giao tiếp trong vòng vài tuần so với mức trung bình, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu em bé đang chậm phát triển thì việc phát hiện và xử lý kịp thời là rất quan trọng để phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng nhận thức khác về lâu dài.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu chậm phát triển sẽ có lợi cho quá trình điều trị

Việc phát hiện sớm dấu hiệu chậm phát triển sẽ có lợi cho quá trình điều trị

Phát triển ngôn ngữ là quá trình dài, và em bé có thể gặp phải những rào cản nhỏ. Mẹ cũng nên nhớ rằng nếu mẹ sinh non, em bé có thể chậm một vài tuần hoặc vài tháng so với các mốc phát triển chung. Vì vậy mẹ hãy cứ bình tĩnh.

Mời mẹ tham khảo 3 mẹo giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tiền đọc viết

Khi nào cần đưa trẻ đi khám chậm phát triển ngôn ngữ?

Một nguyên tắc là mẹ hãy tin vào bản năng của mình. Nếu mẹ cảm thấy bất an về một vấn đề nào của trẻ mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Dẫu sao thì mẹ vẫn là người hiểu em bé nhất. 

Đặc biệt, mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu em bé có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Ở trẻ 4 tháng tuổi

  • Không biểu hiện cảm xúc vui hay buồn
  • Không khóc hoặc bập bẹ

Ở trẻ  6 tháng tuổi

  • Không cười hay kêu lên
  • Không kết hợp các nguyên âm để bập bẹ (a, e, o)

Ở trẻ  7 tháng tuổi

  • Không bắt chước âm thanh người khác tạo ra
  • Không sử dụng hành động để thu hút sự chú ý của mẹ

Có thể mẹ quan tâm: Soi gương có làm trẻ chậm nói?

Ở trẻ  8 tháng tuổi

  • Chưa bắt đầu bập bẹ các phụ âm

Ở trẻ 9 tháng tuổi

  • Không phản ứng khi được gọi tên
  • Không bập bẹ phụ âm và nguyên âm với nhau ("mama", "baba")
  • Không nhìn vào chỗ mẹ chỉ

Ở trẻ 12 tháng tuổi

  • Không nói "mama" hay "dada"
  • Không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, lắc đầu hoặc chỉ tay về phía đồ vật hay người.
  • Không sử dụng ít nhất một cặp phụ âm (ví dụ như p hoặc b)
  • Không hiểu và trả lời những từ như "không" và "tạm biệt"
  • Không chỉ ra những gì bé chú ý như chim hoặc máy bay trên không
  • Không thể nói dù là từ đơn

Từ 12 đến 15 tháng tuổi

  • Không bập bẹ như đang nói.

Nguồn: Babycenter 

Ngoài ra để giúp bé học nói hiệu quả từ sớm, ba mẹ có thể đăng ký ngay POH Acti (0-12 tháng): Phát triển giác quan, vận động và ngôn ngữ con yêu. 

81/104 gia đình thực hành các bài tập trong POH Acti (0-12 tháng) hàng ngày, và được kết quả như sau:

  • 20 - 30 ngày tuổi: Bé có thể phát âm oo, ah, ee...
  • 4 tháng: Bé có thể bắt chước âm nói
  • 5 tháng: Bé có thể bật âm đơn ma, ba...
  • 6.5 tháng: Bé có thể nói bập bẹ
  • 10.5 tháng: Bé có thể nói từ đơn có nghĩa

Giúp con bật âm và biết nói từ sớm, ba mẹ tham gia ngay POH Acti (0-12 tháng) nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo