Bé bám mẹ không rời - mẹ có cần lo lắng?

đăng bởi Minh Tâm

Đến giai đoạn trẻ bám mẹ, nhiều bậc phụ huynh khá loay hoay vì cả ngày bị con bám chặt không rời, không có thời gian làm các công việc khác. Trẻ bám mẹ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có đặc điểm tính cách và tâm lý.

Thấu hiểu được điều này, ba mẹ cần biết cách hỗ trợ để con dần độc lập và bớt phụ thuộc hơn vào người lớn. Bài viết này sẽ mang đến cho ba mẹ những thông tin hữu ích. Mời ba mẹ đón đọc!

 

 

Lý giải nguyên nhân tại sao trẻ bám mẹ

Ba mẹ luôn muốn trở thành chỗ dựa để mang đến cảm thấy thoải mái và an toàn nhất. Tuy nhiên, việc trẻ bám mẹ, bám bà không rời đôi khi gây ra khá nhiều phiền toái. Quan trọng hơn hết là tính độc lập của con không có cơ hội để phát triển. 

Trẻ mấy tháng biết bám mẹ? Giai đoạn bám mẹ và khủng hoảng xa cách diễn ra trầm trọng nhất trong giai đoạn 7-9 tháng.

Hành vi trẻ bám bố mẹ có thể phản ánh khá nhiều về đặc điểm tính cách của trẻ. Ở khu vui chơi, ba mẹ sẽ thấy rằng một số trẻ không hề sợ hãi mà trêu đùa với những chú bướm bay tung tăng. Ngược lại, cũng có không ít trẻ bịn rịn và bám bố mẹ không rời nửa bước.

Nguyên nhân dẫn đến việc con suốt ngày bám mẹ có thể đến từ tính cách hướng nội và không dễ hòa nhập với môi trường xung quanh. Nhưng cũng có thể đó chỉ là một giai đoạn lo sợ xa cách thông thường thôi. Ba mẹ không cần lo lắng quá.

Tuy nhiên, với những bé hướng nội bám mẹ, ba mẹ không quyết định được tính cách con, nhưng hoàn toàn có thể hỗ trợ con cải thiện lối hành xử trong quá trình phát triển.
 

 

Trẻ bám mẹ có tốt không? Trẻ bám mẹ phải làm sao? 

Được nhìn con, ở bên con thường xuyên là điều mà ba mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, có không ít bé khác “bơ đẹp” ba mẹ, thích tự chơi một mình, thậm chí trẻ bám bà hơn mẹ đến nỗi mà mẹ không biết làm thế nào để con quấn mẹ.

Thế mà, ba mẹ lại ngồi tự hỏi khi nào trẻ hết bám mẹ, khi nào mình mới được có được chút thời gian tự do đây. Suy cho cùng cũng hơi oái oăm mẹ nhỉ! 

Trên thực tế, nếu bé chỉ muốn ở cạnh ba mẹ, con suốt ngày bám mẹ, không dám rời khỏi vòng an toàn để khám phá và học tập thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của con. Vì vậy, ba mẹ cần có cách xử trí linh hoạt trong giai đoạn trẻ bám mẹ. 7 bí quyết dưới đây có thể giúp được ba mẹ đó!

Bé bám mẹ cả khi mẹ bận rộn với công việc 

7 cách trị trẻ bám mẹ 

Mẹ đang bất lực vì không biết làm gì khi trẻ bám mẹ? Con bíu chân, bíu tay, theo sát mẹ từng bước cả ngày? 

Mẹ không cô đơn đâu vì nhiều ba mẹ khác cũng đang có chung tâm trạng này. Để trẻ không bám mẹ nữa, ba mẹ phải trang bị cho mình những “chiến lược” khéo léo, vừa giúp con độc lập hơn, vừa tạo cho mình thêm những khoảng thời gian tự do mà không lo con khóc, con đòi. Nào, ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Cho trẻ quyền tự quyết định

Nếu nhận thấy dấu hiệu trẻ bám mẹ, người lớn nên khuyến khích sự tự tin ở con để con dần hình thành tính tự chủ của bản thân.

Khi ở nhà, mẹ hãy cho con tự làm những công việc đơn giản như lấy đồ chơi, lựa chọn quần áo hay giúp ba mẹ việc nhà.

Đây là cách giúp trẻ khám phá và tự tin về năng lực của bản thân, từ đó sẽ mạnh dạn hơn ở những môi trường khác và không còn bám mẹ nhiều nữa. 

Khen ngợi khi trẻ cố gắng độc lập

Mẹ hãy biểu dương sự nỗ lực của con khi con có ý thức tự hoàn thành các nhiệm vụ. Thêm vào đó, hãy nhắc nhớ con rằng việc tự mình đi tất, dọn dẹp phòng ốc hay rửa tay sạch sẽ quan trọng như thế nào.

Những lời khen “Ôi, con đã tự dọn dẹp phòng của mình rồi ư? Cả đồ chơi cũng được sắp xếp gọn gàng rồi kìa. Con làm tốt lắm!” sẽ giúp con mừng vui như vừa lập chiến công vậy.

Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng mình cần chủ động làm những việc liên quan đến bản thân mà không cần mẹ nhắc nhở hay giám sát từng bước nữa. 

Bé sẽ tự lập hơn khi những nỗ lực của mình được ba mẹ công nhận

Xây dựng những thói quen cụ thể

Một thói quen cụ thể sẽ giúp trẻ biết được những hoạt động mình cần làm trong suốt một ngày dài. Sự mơ hồ không biết điều gì sẽ diễn ra càng khiến trẻ bám mẹ nhiều hơn để có điểm tựa.

Do đó, mẹ cần giúp trẻ hình thành và duy trì thói quen một cách nhất quán. Ba mẹ có thể sáng tạo tờ lịch với những hình ảnh ngộ nghĩnh biểu thị cho giờ ăn, giờ ngủ và giờ chơi để giúp bé nắm rõ các hoạt động tiếp theo. 

Lập nhóm chơi 1-1 cho con

Môi trường có nhiều người sẽ gây cảm giác hỗn loạn và bối rối cho những trẻ có tính cách hướng nội.

Từ đó, có thể trẻ sẽ sợ hãi và trẻ bám mẹ nhiều hơn. Do đó, ba mẹ hãy hạn chế cho con vui chơi chỗ đông người và thử cho con chơi nhóm 1-1 để xem con có cởi mở và tự tin hơn không. 

 

 

Khuyến khích con chơi theo hình thức song song

Chơi song song là hình thức vui chơi phù hợp với trẻ ở độ tuổi mới biết đi, đặc biệt với những trẻ đang trong giai đoạn bám mẹ. Các con sẽ ngồi bên cạnh nhau để chơi cùng một trò chơi nhưng không nhất thiết phải có sự tương tác qua lại. 

Con có thể chưa hòa nhập nhanh với các bạn, nhưng mẹ có thể thấy rõ rằng trẻ đang dần rời khỏi vòng tay mẹ và tự khám phá môi trường mới đầy thú vị.

Tuy nhiên, mẹ không lạm dụng hình thức này vì trẻ có thể thấy chán nản khi luôn phải chơi cạnh một người bạn khác.

Chơi cùng con

Mẹ cần thấu hiểu tâm lý trẻ khi xa mẹ: trẻ lo lắng và rất bất an. Vì vậy, thay vì cảm thấy vướng víu khi con suốt ngày bám mẹ, mẹ hãy thử ngồi xuống và chơi cùng với con.

Mẹ chính là người mang lại cảm giác thoải mái và giúp trẻ từng bước hòa nhập với trò chơi. Khi con đã hoàn toàn nhập tâm thì mẹ có thể dần rút lui và tạo không gian vui chơi riêng cho con. 

Lựa chọn chương trình giáo dục và chuẩn bị tâm lý cho con

Lựa chọn cho con một chương trình giáo dục phù hợp cũng là một cách trị trẻ bám mẹ. Nhiều chương trình được thiết kế với phần “nhập môn” nhằm giúp trẻ làm quen dần với môi trường mới, trong đó có sự hỗ trợ từ mẹ. 

Một chút quấn quýt mẹ là dấu hiệu cho thấy trẻ tin tưởng và cảm thấy an toàn khi ở cạnh mẹ. Trẻ cần một chỗ dựa an toàn để từ từ quan sát và tiếp cận một điều gì đó mới mẻ. Chỉ cần sự hỗ trợ, kiên nhẫn và các phương thức thúc đẩy sự tự tin, mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ bớt phụ thuộc và trở nên độc lập hơn.

Hoặc ba mẹ tham khảo ngay khóa giáo dục từ sớm POH Acti hoặc khóa Kỷ luật không nước mắt POH Poti nhé. Chương trình có sự tư vấn chuyên sâu 1-1 của giảng viên giúp ba mẹ xử lý đúng cách trẻ bám mẹ. Đồng thời giúp con xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất trong gia đình, giúp con phát huy tối ưu tiềm năng sẵn có!

Nguồn: Babysparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo