Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển thể chất

đăng bởi Tiên Tiên

Những năm đầu đời trẻ dành gần như toàn bộ thời gian để phát triển mạnh mẽ. Con phát triển qua các mốc trong mọi lĩnh vực, trong đó phát triển thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Để đảm bảo trẻ đang phát triển bình thường mẹ phải nắm rõ bất cứ dấu hiệu bất thường nào của trẻ để nhanh chóng có phương pháp điều chỉnh. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu về những dấu hiệu phổ biến dưới đây!

Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết tuân theo các mốc phát triển chung (các mốc phát triển của em bé sinh non có thể chậm hơn vài tuần hoặc vài tháng).

Nếu em bé dường như không đạt được các mốc phát triển quan trọng trong vòng vài tuần so với tốc độ trung bình, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và đưa trẻ đi đánh giá sự phát triển thể chất.

Không đạt được các mốc phát triển không có nghĩa là em bé có vấn đề, nhưng nếu em bé phát triển chậm hơn so với bình thường, các nguy cơ cần sớm được chẩn đoán và điều trị.

Mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển thể chất

Mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển thể chất

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm phát triển thể chất, từ di truyền tới môi trường sống của trẻ. Để điều trị chậm phát triển, trẻ cần được giúp đỡ bởi các chuyên gia vật lý trị liệu kết hợp với người chăm sóc trẻ.

Một nguyên tắc chung mẹ cần là hãy tin vào bản năng của mình. Nếu thấy điều bất thường về cách bé di chuyển, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về điều đó. Dù sao thì mẹ vẫn là người hiểu em bé nhất. Sau đây là những dấu hiệu có thể xảy ra.

Mời ba mẹ tham khảo:

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ mới sinh đến 2 tháng tuổi

  • Sau 2 tháng tuổi, bé không ngẩng đầu lên khi mẹ bế em bé lên khỏi chỗ bé đang nằm
  • Sau 2 tháng tuổi, vẫn cảm thấy trẻ rất cứng nhắc hoặc yếu ớt
  • sau 2 tháng tuổi, lưng và cổ của em bé căng quá mức (như thể em bé đang cố đẩy mẹ ra xa) khi được bế trong vòng tay của mẹ
  • Sau 2 hoặc 3 tháng tuổi, em bé bị cứng cơ và bắt chéo chân khi mẹ ôm lấy bé ở phần thân

 

 

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 3 đến 6 tháng tuổi

  • 3 đến 4 tháng tuổi, em bé không cầm nắm hoặc với lấy đồ chơi 
  • 3 đến 4 tháng tuổi, khả năng điều khiển đầu của em bé kém
  • 4 tháng tuổi, em bé không đưa đồ vật vào miệng
  • 4 tháng tuổi, em bé không đẩy chân xuống khi chân chạm trên một bề mặt chắc chắn
  • Sau 4 tháng tuổi, em bé vẫn có phản xạ Moro (bé giật mình đột ngột, mở rộng cánh tay và chân ra khỏi cơ thể, rướn cổ, rồi nhanh chóng hạ tay xuống và bắt đầu quấy khóc)
  • Sau 5 hoặc 6 tháng tuổi, em bé vẫn có phản xạ tonic cổ không đối xứng (khi đầu em bé quay sang một bên, cánh tay của em bé sẽ duỗi thẳng, tay còn lại cong lên như thể em bé đang cầm một thanh kiếm)
  • 6 tháng tuổi, em bé không thể ngồi dù có sự hỗ trợ
  • Sau 6 tháng tuổi, em bé chỉ một tay dang ra và tay còn lại vẫn nắm chặt
  • Em bé không lẫy theo một trong hai hướng (sau ra trước hoặc trước ra sau) khi được 5 hoặc 6 tháng tuổi.

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 7 đến 9 tháng tuổi 

  • Khi 7 tháng tuổi, khả năng điều khiển đầu của em bé kém khi ngồi
  • 7 tháng tuổi, em bé không thể đưa đồ vật vào miệng
  • 7 tháng tuổi, em bé không với tới đồ vật
  • 7 tháng tuổi, em bé không thể dồn trọng lượng lên 2 chân
  • 9 tháng tuổi, em bé không thể tự ngồi

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 9 đến 12 tháng tuổi 

  • Sau 10 tháng tuổi, em bé bò một cách chậm chạp, chống bằng một tay và chân xuống đồng thời kéo lê tay và chân còn lại
  • 12 tháng tuổi, em bé không bò
  • 12 tháng tuổi, em bé không thể đứng dù có sự giúp đỡ

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 13 đến 24 tháng 

  • 18 tháng tuổi, em bé không thể đi 
  • Sau vài tháng tập đi, em bé không tự đi hay không đi đều đặn
  • Sau sinh nhật thứ hai của em bé, em bé cao dưới 5cm mỗi năm (tốc độ tăng trưởng bình thường sẽ tăng nhiều hơn)

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 36 tháng tuổi

  • Em bé ngã thường xuyên hoặc không thể sử dụng cầu thang
  • Em bé chảy nước dãi
  • Em bé không thể điều khiển các vật nhỏ

Mời ba mẹ tham khảo: Giúp bé phát triển thể chất

Nguồn: Babycenter 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo