Tình trạng trẻ chậm phát triển là gì?
Trẻ sơ sinh chậm phát triển là tình trạng cân nặng của trẻ sơ sinh tăng chậm hơn so với dự kiến về độ tuổi và giới tính của trẻ.
Cân nặng và chiều cao của bé sẽ được ghi lại trên biểu đồ tăng trưởng trong một quyển sổ được gọi là hồ sơ sức khoẻ cá nhân của bé (PCHR) trong 5 năm đầu tiên.
Việc tăng trọng lượng, chiều dài và chu vi đầu của bé được theo dõi từng cen-ti-mét, đánh dấu tốc độ tăng trưởng trung bình của bé. Chậm phát triển có nghĩa là em bé đã giảm hai hoặc nhiều bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng.
Trẻ thường được đánh giá sự phát triển trên biểu đồ bách phân vị
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy có lỗi khi phát hiện con bị chậm phát triển. Các cha mẹ cũng cảm thấy rất buồn vì con không phát triển tốt cho dù cha mẹ có nỗ lực nuôi dưỡng và chăm sóc con đến nhường nào.
Tuy nhiên việc tăng, giảm cân ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến. Trong năm đầu tiên, bé sẽ tăng giảm cân khoảng 6 lần. Sự tăng trưởng của bé sẽ không theo đường thẳng như trong biểu đồ tăng trưởng.
Nếu mẹ thấy bé có biểu hiện chậm phát triển thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và đưa bé trở về đúng với quỹ đạo phát triển. Việc cải thiện chậm phát triển ở trẻ không quá phức tạp.
Dấu hiệu nhận biết em bé chậm phát triển
Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của bé theo lịch trình khám sức khỏe của bé trong 5 năm đầu đời. Khi đó mẹ sẽ biết được bé phát triển như thế nào bằng cách nhìn vào biểu đồ trong sổ theo dõi sức khỏe của bé. Bác sĩ có thể giải thích các thông tin trong biểu đồ tăng trưởng cho mẹ nếu mẹ không rõ.
Mẹ nên đưa bé đi kiểm tra tại cùng một bệnh viện, một phòng khám hoặc một trung tâm, trên cùng một bộ cân để có được hình ảnh nhất quán về sự phát triển của bé.
Việc trẻ sơ sinh giảm cân trong 2 tuần đầu khi mới sinh là điều bình thường. Do em bé được ngâm trong nước ối đến chín tháng, vì vậy khi sinh ra cơ thể bé sẽ bị mất nước.
Nhân viên y tế sẽ đo cân nặng của bé vào cuối của hai tuần đầu sau khi sinh để đảm bảo rằng bé sẽ tăng cân trở lại. Bốn trên năm trẻ sẽ về lại cân nặng lúc sinh hoặc tăng cân sau hai tuần.
Bé tăng cân nhiều nhất trong 6-9 tháng đầu. Bé có thể sẽ bị một vài bệnh trong năm đầu tiên bởi hệ thống miễn dịch của bé vẫn còn non nớt. Việc tăng cân có khả năng sẽ chậm lại trong thời gian bé bị ốm. Tuy nhiên bé sẽ trở lại bình thường sau khoảng 2 đến 3 tuần.
Một vài gia đình thì thấp bé hơn do gen di truyền. Biểu đồ tăng trưởng chỉ đưa ra hướng dẫn chung, quan trọng là kích cỡ đầu, cân nặng và chiều cao của bé đều được đo để đưa ra một biểu đồ tăng trưởng của riêng bé hoàn chỉnh nhất có thể.
Nếu em bé sinh non, các chuyên gia y tế sẽ cân nhắc xem bé có thể phát triển theo kịp các em bé bình thường khác không. Các chuyên gia sẽ sử dụng tuổi đã được chỉnh sửa của bé (tuổi tính từ ngày mẹ dự kiến sinh bé) tính toán ngày sinh sớm của bé và đánh dấu lên biểu đồ tăng trưởng.
Tuổi được điều chỉnh sẽ được sử dụng để kiểm tra cân nặng, sự tăng trưởng và phát triển của bé cho đến khi:
- Bé một tuổi nếu bé được sinh ra trong khoảng từ 32-36 tuần.
- Bé hai tuổi nếu bé được sinh ra trước 32 tuần.
Nguyên nhân bé bị chậm phát triển
Thông thường, bé bị giảm sút cân nặng cho thấy bé cần được ăn uống nhiều hơn tuỳ thuộc vào độ tuổi của bé
Trẻ bị chậm phát triển có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Vấn đề trong việc cho bé ăn: Nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ thì nên để bé được bú đủ lâu. Còn nếu mẹ đang cho con ăn sữa bột thì nên tăng lượng sữa bột nhiều hơn. Nếu bé đã được hơn 6 tháng tuổi thì có thể do bé gặp khó khăn khi cai sữa.
- Ốm vặt: Cũng giống như người lớn, bé thường mất cảm giác thèm ăn khi bé không khỏe
- Trào ngược ở trẻ: gây nôn mửa, khiến bé phải ngừng ăn. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị trào ngược bàng quan - niệu quản.
- Nhiệt miệng hoặc viêm họng sẽ làm bé bị đau khi bú
- Nôn mửa, tiêu chảy do dị ứng sữa bò hoặc dị ứng thực phẩm
- Các bữa ăn không đủ dinh dưỡng
Một số bé dễ bị chậm phát triển hơn do điều kiện thể chất của bé. Ví dụ, nếu bé bị sứt môi hay vòm miệng, việc cho bé ăn cũng sẽ khó khăn hơn so với các bé khác.
Trong một số trường hợp, các vấn đề trong gia đình cũng ảnh hưởng đến thói quen cho bé ăn. Chẳng hạn như, các bữa ăn diễn ra không thường xuyên hay mẹ phải lo lắng về vấn đề liệu có đủ tiền để mua thực phẩm và sữa cho bé hay không.
Mẹ hãy nhờ nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ nếu mẹ lo lắng về thói quen ăn uống, hay chế độ ăn tốt nhất cho bé hoặc liệu mẹ có thể mua những thực phẩm lành mạnh hay không. Nhân viên y tế sẽ giúp mẹ tìm hiểu thêm.
Đôi khi có một mối liên hệ giữa trầm cảm sau sinh (PND) ở các bà mẹ và sự chậm phát triển của trẻ nhỏ.
Trầm cảm sau sinh (PND) có thể khiến người mẹ gặp khó khăn trong việc kết nối cảm xúc với em bé, nghĩa là khó phát hiện ra những dấu hiệu khi bé đang đói. Nếu mẹ đang gặp tình trạng này, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Mặc dù rất hiếm nhưng đôi khi chậm phát triển ở bé là dấu hiệu cho thấy em bé mắc bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng. Đó là lý do đội ngũ y tế cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị chậm phát triển.
Phương pháp điều trị chậm phát triển ở trẻ
Trước khi tư vấn cách điều trị, bác sĩ cần phải tìm ra nguyên nhân bé bị chậm phát triển. Các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sẽ cùng đánh giá tình trạng của trẻ.
Các bác sĩ sẽ yêu cầu xem mẹ cho con bú như nào để xem liệu vấn đề có thể giải quyết một cách dễ dàng hay không. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ là do em bé không uống đủ sữa.
Mời mẹ tham khảo bài viết: Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ?
Sau đó các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ ghi chép vào một cuốn nhật ký cho con bú trong 3 ngày. Các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ ghi lại những thông tin sau:
- Mẹ thường cho con ăn bằng sữa mẹ hay sữa bột?
- Nếu bú bằng sữa bột thì mẹ cho bé bú một lượng là bao nhiêu?
- Nếu bé đủ lớn để ăn dặm thì mẹ cho bé ăn dặm như thế nào, ăn một lượng là bao nhiêu và số lần ăn trong một ngày.
- Bé phản ứng thế nào khi mẹ cho bé ăn. Chẳng hạn, bé cáu kỉnh hay không tỏ thái độ gì.
Phương pháp điều trị cho trẻ bú sữa mẹ
Việc điều trị có thể chỉ đơn giản là giải quyết vấn đề cho con bú. Mẹ cần cho con bú đúng khớp ngậm để bé được ăn hiệu quả, nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết sau mỗi lần bú. Mẹ có thể cần phải được hỗ trợ chỉnh khớp ngậm trong việc cho con bú.
Mẹ mời tham khảo khóa học POH Tuti (0-12 tuần) để được Bác sĩ Minh Hạnh hướng dẫn cho con bú hiệu quả và tất cả các vấn đề về sữa mẹ, giải pháp cho viêm, tắc, kích sữa hiệu quả...
Mẹ cũng có thể thử vắt sữa để đảm bảo giữ được nguồn sữa dồi dào.
Bác sĩ sẽ giúp mẹ liên lạc với chuyên gia tư vấn cho con bú. Các chuyên gia được đào tạo đặc biệt về nuôi con bằng sữa mẹ, giúp mẹ và em bé học cách cho con bú một cách thoải mái và hiệu quả.
Phương pháp điều trị cho trẻ bú sữa bột
Tương tự với trường hợp bé ăn sữa bột, mẹ cũng cần giúp con ăn hiệu quả bằng cách chỉnh sửa khớp ngậm đúng.
Khi con ngủ gật khi bú, mẹ nên nhẹ nhàng kích thích bé bằng cách vuốt ve má hoặc gõ nhẹ vào chân bé để giữ cho bé được tỉnh táo để bé hoàn thành phần ăn của mình.
Nếu những mẹo này với loại sữa công thức bình thường không đem lại hiệu quả cho bé, mẹ phải cung cấp cho bé một loại sữa công thức đặc biệt với lượng năng lượng cao. Hãy nhờ bác sĩ giới thiệu cho mẹ một chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Phương pháp điều trị cho trẻ ăn dặm
Bác sĩ sẽ giúp đỡ mẹ rất nhiều nếu mẹ đang không chắc chắn tại sao bé không tăng cân như bình thường, bác sĩ sẽ gợi ý nhiều cách khác nhau để làm cho bữa ăn trở nên dễ dàng và thoải mái hơn cho cả mẹ và bé. Ví dụ:
- Tạo lập thói quen ăn uống: hãy để bé được ăn vào những giờ quy định, như vậy bé sẽ quen với các bữa ăn gia đình
- Đặt bé lên một chiếc ghế cao khi cho ăn để bé dễ dàng nhận thức ăn ở trước mặt.
- Tắt hết tất cả TV, điện thoại và các thiết bị kỹ thuật số khi đăng cho bé ăn.
- Nhận biết các dấu hiệu khi bé đói
- Thực tế việc cai sữa sẽ rất khó khăn cho bé, vậy nên mẹ hãy tìm cách để bé chơi đùa với thức ăn nhiều hơn là ăn nó. Khám phá thức ăn cũng là một cách để bé làm quen với kết cấu và các loại thức ăn mới.
- Hãy chọn các thực phẩm lành mạnh có lượng calo cao. Ví dụ thịt nạc tươi, phô mai và bơ có lượng calo cao và tốt cho bé.
Đôi khi, chậm phát triển ở trẻ cũng có thể do bé bị dị ứng thực phẩm hoặc không thể hấp thụ năng lượng từ thức ăn.
Bác sĩ có thể kiểm tra xem em bé có đang bị dị ứng hay không bằng cách hỏi mẹ về những triệu chứng của em bé. Cũng như bị chậm phát triển, bé cũng có thể bị phát ban, chàm và đau bụng do tiêu chảy hoặc táo bón. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu nhỏ từ bé và xét nghiệm để chẩn đoán bé bị dị ứng do sữa hay do thực phẩm.
Trong những trường hợp rất hiếm, chậm phát triển có thể được gây ra bởi những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, bệnh Coeliac (Bệnh không dung nạp Gluten) là một căn bệnh gây ra do các phản ứng xấu với gluten và tình trạng xơ nang do di truyền cũng gây ra việc tăng trưởng chậm ở trẻ.
Chậm phát triển có ảnh hưởng lâu dài đến bé hay không?
Khả năng em bé bị ảnh hưởng lâu dài bởi một giai đoạn chậm phát triển là rất ít. Miễn là bé được chăm sóc đúng cách thì sự phát triển và sức khỏe thể chất của bé sẽ không bị cản trở.
Mẹ hãy cố gắng áp dụng những kiến thức trên để giúp bé thoải mái hơn khi cho bé ăn. Có thể hiểu được nếu việc cho bé ăn làm bạn cảm thấy mệt mỏi vì bạn đang cố gắng đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, mẹ quá lo lắng có thể khiến việc giúp bé trở lại đúng quỹ đạo phát triển trở nên khó khăn hơn. Nếu việc cho bé ăn trở nên khó khăn, bé cũng có thể cảm nhận và xuất hiện những cảm xúc tiêu cực mỗi khi mẹ cho bé ăn. Nếu mẹ cần sự giúp đỡ hãy gọi bác sĩ để được tư vấn.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo