Dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh

đăng bởi

 

Dị ứng thực phẩm ở trẻ em là gì?

Dị ứng thực phẩm là khi hệ thống miễn dịch của bé có phản ứng xấu (phản ứng ngược) đối với một loại protein thường vô hại trong thực phẩm, và cố gắng để chống lại nó bằng cách tạo ra các kháng thể.

Nếu con bạn bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, bé có khả năng sẽ xuất hiện các triệu chứng chỉ vài phút sau khi ăn.

Dị ứng thức ăn ở trẻ có phổ biến không?

Dị ứng thực phẩm khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ước tính khoảng tám phần trăm trẻ em dưới ba tuổi được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm.

Hình ảnh trẻ bị dị ứng thức ăn quấy khóc

Trẻ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm nếu bố mẹ có tiền sử gia đình về chúng, hoặc các tình trạng dị ứng khác như hen suyễn , sốt cỏ khô (còn gọi là dị ứng phấn hoa) hoặc bệnh chàm.

Trong đó, mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và bệnh chàm là mạnh nhất.

Trẻ dưới ba tháng tuổi bị chàm nghiêm trọng sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm. Nhìn chung, bệnh chàm sớm bắt đầu và càng nghiêm trọng thì con bạn càng dễ bị dị ứng thực phẩm.

Mặc dù số lượng trẻ bị dị ứng thực phẩm đã gia tăng trong một thời gian, nhưng con số hiện đang bắt đầu chững lại.

 

 

Thực phẩm gây dị ứng nhất?

Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sữa công thức, đạm sữa bò, trứng, đậu phộng và các loại hạt như quả phỉ, quả óc chó và hạnh nhân. Số liệu thống kê cụ thể như sau:

  • Sữa bò: từ 1,6-7% trẻ sơ sinh
  • Trứng: khoảng 2% trẻ em dưới ba tuổi
  • Đậu phộng: 2% trẻ em

Mời ba mẹ xem thêm: Dị ứng đậu phộng (lạc) ở trẻ sơ sinh

Trẻ dị ứng với thú cưng (dị ứng lông chó, lông mèo...) phải làm sao?

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn

Các mẹ có thể dễ dàng nhận biết tức thời nếu con bạn bị dị ứng với thực phẩm thông qua các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • nổi mề đay (mẩn ngứa) quanh miệng, mũi và mắt, có thể lan khắp cơ thể
  • sưng môi, mắt và mặt
  • chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt
  • ngứa miệng và rát cổ
  • buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy

Nếu phản ứng nghiêm trọng hơn, bé có thể sẽ bị khò khè, khó thở, sưng họng và lưỡi, tụt huyết áp đột ngột. Tình trạng này được gọi là sốc phản vệ (hay sốc mẫn cảm) và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ ăn dặm

Làm gì khi trẻ bị dị ứng?

May mắn là những phản ứng nghiêm trọng như vậy thường rất hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy con mình có dấu hiệu bị dị ứng nặng, thì cách xử lý khi trẻ bị dị ứng là hãy sử dụng bút tiêm tự động adrenaline nếu đã được kê đơn và gọi xe cứu thương ngay lập tức.

Ngoài ra bạn cũng không nên cố làm trẻ nôn ra đâu nhé.

Điều gì xảy ra nếu dị ứng thực phẩm ở trẻ không xuất hiện ngay lập tức?

Phản ứng dị ứng muộn thường khó phát hiện hơn, nhưng nó đang dần trở nên phổ biến. Cơ thể của con sẽ mất nhiều thời gian hơn để phản ứng, do các phần khác nhau trong hệ thống miễn dịch của bé bị ảnh hưởng.

Những trường hợp này được gọi là dị ứng khởi phát muộn hoặc dị ứng không qua trung gian IgE.

Các dấu hiệu và triệu chứng cần chú ý bao gồm:

  • Trào ngược
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân của bé.
  • Bệnh chàm từ mức độ vừa đến nặng, thường gặp ở trẻ bị dị ứng sữa.

Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều phổ biến ở trẻ nhỏ, và dị ứng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây nên thôi nhé.

Làm thế nào để chẩn đoán trẻ bị dị ứng thực phẩm?

Nếu các mẹ nghĩ rằng con mình bị dị ứng với thực phẩm, hãy gặp bác sĩ và yêu cầu được giới thiệu đến một phòng khám chuyên về dị ứng ở trẻ em, nơi bé có thể gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng nhi khoa.

Nếu không, bạn cũng có thể đưa bé đến khám với các bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng cho người lớn.

Sau khi xem xét đầy đủ về các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm chích da, điều này đặc biệt hữu ích khi chẩn đoán ở trẻ nhỏ.

Một xét nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST) cũng có thể được thực hiện để kết hợp cùng. Các mẹ không nên cố mua bộ dụng cụ để thử nghiệm riêng tại nhà, vì có rất ít bằng chứng cho thấy những thứ này thực sự hoạt động chuẩn xác.

Nên đưa con đi khám bác sĩ để tham khảo cách chữa trẻ bị dị ứng thức ăn

Nếu con bị phản ứng chậm với dị ứng thực phẩm, bác sĩ sẽ cố gắng theo dõi chất gây dị ứng bằng một quá trình loại bỏ.

Bạn sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng, người sẽ giải thích làm thế nào để cắt bỏ các loại thực phẩm khác nhau từ bữa ăn của bé.

Các thực phẩm đáng nghi ngờ có thể sẽ bị loại bỏ khỏi thực đơn của con trong khoảng từ hai đến sáu tuần.

Tuy nhiên các mẹ đừng nên cắt thực phẩm khỏi chế độ ăn của con mình mà không nói chuyện trước với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé.

Nếu bé bị dị ứng sữa và bạn đang cho con bú thì bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn về việc thay đổi chế độ ăn uống. Nếu đang nuôi con bằng sữa bột, bạn có thể được khuyên nên đổi sang một loại sữa khác không gây dị ứng cho trẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng sẽ xem xét các triệu chứng và từ từ đưa các chất bị nghi ngờ là thực phẩm gây dị ứng vào chế độ ăn của bé để xem các triệu chứng có quay trở lại hay không.

Họ cũng có thể làm một xét nghiệm chích da khác trước khi đưa thực phẩm vào lại trong thực đơn của trẻ.

Có thể ngăn ngừa trẻ khỏi bị dị ứng thực phẩm không?

Chúng ta vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những gì bạn ăn trong khi mang thai, hoặc trong khi đang cho con bú, sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ có bị dị ứng thực phẩm ngay từ đầu không.

Có thể do trẻ tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng, vì vậy cơ thể dựng nên một cơ chế đề kháng nhằm bảo vệ bé khỏi chúng, tuy vậy điều này cũng chưa được rõ ràng.

Nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất bốn đến sáu tháng được cho là có thể giúp giảm nguy cơ phát triển dị ứng của bé, mặc dù bằng chứng hiện tại vẫn còn một vài thiếu sót.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ

Bộ Y tế khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau sáu tháng, các mẹ có thể cho con ăn thử dần các loại thực phẩm gây dị ứng điển hình như sữa bò và trứng.

Bằng cách đó bạn sẽ có thể biết nếu một trong số chúng gây ra phản ứng cho bé.

Nếu bạn không bị dị ứng với đậu phộng thì việc ăn loại thực phẩm này khi mang thai và trong khi cho con bú đều an toàn nhé.

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng, hoặc nếu con bị bệnh chàm, hãy thận trọng trước khi cho bé ăn các sản phẩm từ đậu phộng sau khi ăn dặm.

Các mẹ có thể trì hoãn việc cho con ăn các loại thực phẩm như bơ đậu phộng đến khi bé được sáu tháng tuổi, sau đó hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe của mình về việc cai sữa cho trẻ.

Bên cạnh đó, thêm men vi sinh vào trong sữa bột hoặc để các bà mẹ cho con bú uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm bằng chứng để chắc chắn về điều này.

Dị ứng thực phẩm có thể được chữa khỏi không?

Hiện chưa có cách nào chữa trị dị ứng thực phẩm, mặc dù các bác sĩ vẫn đang nỗ lực nhằm hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị chúng.

Con bạn có thể khỏi dị ứng tùy thuộc vào loại thực phẩm khiến bé bị dị ứng. Có tới 90% trẻ em hết dị ứng sữa và trứng, trong khi đó chỉ có khoảng 10% đến 20% có thể hết bị dị ứng đậu phộng.

Con của bạn sẽ cần phải đi khám bác sĩ và kiểm tra lại thường xuyên để xem liệu con có hoàn toàn khỏi dị ứng hay chưa.

Ngay cả khi con bạn không còn bị loại dị ứng này thì trẻ vẫn có thể tiếp tục phát triển các tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như hen suyễn hoặc sốt cỏ khô, hay viêm da. Điều này được gọi là sự tiến triển của cơ địa dị ứng.

 

 

Không dung nạp thực phẩm là gì?

Hai khái niệm dị ứng muộn và không dung nạp thực phẩm thường dễ bị nhầm lẫn. Trẻ em đôi khi có thể không dung nạp được một số loại thực phẩm, điều này khác với dị ứng, vì nó không liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Em bé nhà bạn sẽ không thể dung nạp nếu bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số thực phẩm, với những biểu hiện như sau:

Thực phẩm không dung nạp được phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là sữa, hay còn gọi là Hội chứng không dung nạp lactose. Điều này thường xảy ra sau khi bé bị đau bụng, và có thể kéo dài trong một vài tuần.

Nếu các mẹ nghi ngờ con mình bị mắc hội chứng không dung nạp thực phẩm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Đừng bao giờ cố gắng tự chẩn đoán nó nhé, vì có những điều kiện khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như bệnh Celiac, khi ruột phản ứng với gluten có trong ngũ cốc.

Thực phẩm gây rắc rối cho em bé của bạn cũng sẽ được xác định theo cách tương tự như một chất gây dị ứng gây ra phản ứng muộn.

Bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng, ở đó họ sẽ đưa bé vào chế độ ăn kiêng loại trừ, thực phẩm đáng nghi được loại bỏ khỏi bữa ăn của bé, sau đó dần dần xuất hiện lại.

Điều này giúp xác định chính xác loại thực phẩm gây ra vấn đề.

Có thể tránh dị ứng thực phẩm bằng cách nào?

Sau khi con bạn đã được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tránh những thực phẩm gây bệnh.

Nếu trẻ chỉ bị dị ứng nhẹ, ví dụ như trứng, bé vẫn có thể ăn các thực phẩm có chứa trứng nướng. Trong khi đó nếu con bạn bị dị ứng nghiêm trọng, ví dụ như các loại hạt, con có thể sẽ cần tránh tất cả dấu vết của nó.

Lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho con là vô cùng quan trọng

Hãy cung cấp thức ăn và đồ uống phù hợp cho con bạn, đồng thời tư vấn cho người khác về những thông tin đó, điều này sẽ giúp bạn sớm biến nó trở thành bản năng và thói quen của mình.

Bạn sẽ cần lên kế hoạch cho những ngày lễ, việc mua sắm thực phẩm, những bữa tiệc sinh nhật hay những bữa ăn bên ngoài cẩn thận hơn đấy.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên mang theo thuốc của con bất cứ khi nào đi ra ngoài, có thể là thuốc kháng histamin, hoặc nếu con bạn có nguy cơ bị phản ứng nặng (sốc phản vệ) thì bút tiêm tự động adrenaline sẽ rất hữu ích đấy nhé.

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo