Dị ứng đậu phộng (lạc) đặc biệt là bơ đậu phộng không phải là bệnh phổ biến ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở các nước châu Âu. Cùng tìm hiểu dấu hiệu dị ứng đậu phộng, nguyên nhân gây dị ứng đậu phộng và cách kiểm soát dị ứng đậu phộng với bài viết sau đây nhé!
Dị ứng đậu phộng khá phổ biến ở các nước châu Âu, ở Anh cứ 50 trẻ thì có 1 trẻ bị dị ứng với đậu phộng. Với các nước châu Á, tỷ lệ trẻ dị ứng với đậu phộng thấp hơn hẳn.
Các phản ứng dị ứng từ phát ban ngứa nhẹ, đau bụng hoặc chảy nước mũi, đến phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Nếu em bé khó thở sau khi tiếp xúc với đậu phộng, mẹ hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên nhân gây dị ứng đậu phộng?
Hầu hết những người bị dị ứng đậu phộng xuất hiện tình trạng này từ khi nhỏ. Dị ứng đậu phộng thường kéo dài suốt đời Nhưng cũng có khoảng một phần năm trẻ không bị dị ứng nữa, thường là khi trẻ được 10 tuổi.
Các chuyên gia không chắc chắn về lý do tại sao một số người bị dị ứng đậu phộng. Các dấu hiệu dị ứng đậu phộng rất dễ nhận ra.
Nếu em bé bị dị ứng, lần đầu tiên tiếp xúc với đậu phộng, hệ thống miễn dịch của con sẽ tạo ra các kháng thể tồn tại trong cơ thể. Hiện tượng này còn được gọi là nhạy cảm. Lần tiếp theo bé tiếp xúc với đậu phộng, các kháng thể này phản ứng và gây ra các triệu chứng dị ứng.
Một số bé có phản ứng dị ứng khi lần đầu tiên ăn các món ăn từ đậu phộng. Những em bé này bị nhạy cảm khi tiếp xúc với đậu phộng theo một cách khác.
Hiện tượng trẻ bị dị ứng đậu phộng (lạc)
Nghiên cứu cho thấy rằng mẹ ăn đậu phộng trong thai kỳ, hoặc trong khi cho con bú thì con sẽ ít có khả năng nhạy cảm với đậu phộng.
Mẹ sẽ phát hiện ra em bé bị dị ứng với đậu phộng nếu mẹ thường để đậu phộng trong nhà. Em bé sẽ tiếp xúc với đậu phộng khi bị dính một ít bơ đậu phộng lên da hoặc hít những vụn đậu phộng nhỏ từ bụi trong nhà.
Dị ứng đậu phộng thường đi kèm với các dị ứng khác như dị ứng chó mèo hoặc dị ứng thực phẩm. Nếu em bé bị bệnh chàm hoặc dị ứng trứng, bé cũng có khả năng bị dị ứng đậu phộng cao hơn.
Các triệu chứng dị ứng đậu phộng
Hầu hết các phản ứng dị ứng đậu phộng đều nhẹ, nhưng một số bé có thể có phản ứng nặng, gọi là sốc phản vệ. Không có cách nào để biết liệu em bé sẽ có phản ứng nghiêm trọng hay không. Mẹ hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:
- Con khó thở (thở khò khè, khó nuốt, ho liên tục, tiếng khóc khàn khàn)
- Da hoặc môi bé chuyển sang màu xanh
- Da bé sần sùi
- Sưng quanh mặt và cổ họng
- Con bất tỉnh nhân sự
- Con không có ý thức.
Nếu con bị dị ứng đậu phộng nhẹ, có thể bé sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng vài phút sau khi ăn bất cứ thứ gì có chứa đậu phộng. Con có thể phát triển các triệu chứng khi bé tiếp xúc với đậu phộng theo những cách khác, ví dụ như bằng cách chạm vào đậu phộng, hoặc hít phải bụi đậu phộng trong không khí.
Các triệu chứng dị ứng nhẹ thường xuất hiện và phát triển chậm, có thể trong một vài giờ. Các triệu chứng phổ biến của dị ứng đậu phộng bao gồm:
- Nổi mẩn ngứa, nổi mề đay
- Sưng môi, mắt hoặc mặt
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi hoặc đỏ, chảy nước mắt
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
Nếu mẹ nghĩ rằng em bé bị dị ứng đậu phộng, hãy đưa bé đến bác sĩ đa khoa. Bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm dị ứng hoặc giới thiệu bé đến bác sĩ nhi khoa.
Mẹ có thể kiểm soát tình trạng dị ứng đậu phộng của con như thế nào?
Nếu con được chẩn đoán dị ứng đậu phộng, mẹ đừng quá lo lắng. Các bác sĩ và chuyên gia dị ứng sẽ cung cấp cho mẹ tất cả các thông tin và lời khuyên mẹ cần để kiểm soát dị ứng đậu phộng.
Mẹ sẽ được tư vấn cụ thể về việc hiểu thông tin trên nhãn thực phẩm và cảnh báo "có thể chứa các loại hạt", cũng như việc nhận biết và điều trị các phản ứng dị ứng.
Mẹ nên được cung cấp một kế hoạch bằng văn bản với các loại thuốc khẩn cấp phù hợp cho em bé, có thể bao gồm một dụng cụ tiêm tự động adrenaline, như Epipen, Jext hoặc Emerade.
Mẹ có thể cảm thấy lo lắng khi con bị dị ứng, đặc biệt là nếu con đã có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong quá khứ. Nhưng rất nhiều bị dị ứng vẫn có cuộc sống bình thường.
Mẹ hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa như kiểm tra nhãn thực phẩm và coi đó là bản năng thứ hai của một người mẹ. Và nếu con có nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng, việc nhanh chóng tiêm thuốc chống dị ứng cho bé sẽ giúp mẹ bình tĩnh hơn.
Bác sĩ và các chuyên gia dị ứng sẽ sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của mẹ, đồng thời cũng sẽ giúp tư vấn thông tin chuyên khoa mà mẹ cần để giữ cho con khỏe mạnh và an toàn.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo