Nổi mề đay ngứa khắp người là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị nổi mề đay? Trẻ dị ứng nổi mề đay kèm sốt, nôn mửa, sưng mặt phải làm sao? Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết sau để hiểu về bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mề đay là gì?
Mề đay hay còn được gọi là phát ban do dị ứng là tình trạng da trẻ bị sưng lên và gây ngứa. Các nốt phát ban xuất hiện với hình dạng và kích cỡ khác nhau nhưng có đặc điểm chung là khu vực giữa nốt phan ban nhợt nhạt, xung quanh là một đường viền màu đỏ.
Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay
Nổi mề đay là tình trạng rất phổ biến. Các nốt mề đay thường tồn tại trong một vài giờ đến vài ngày, hoặc thậm chí trong nhiều tháng.
Mề đay không lây nhiễm cho người khác, nhưng có thể lây lan đến các vùng da khác trên cơ thể. Các nốt phát ban sẽ lặn đi ở vùng da này nhưng xuất hiện trên vùng da khác của cơ thể.
Những nguyên nhân gây ra nổi mề đay
Nổi mề đay xảy ra khi cơ thể giải phóng một chất gọi là histamine. Có rất nhiều lý do dẫn đến nổi mề đay vậy nên mẹ khó mà xác định được nguyên nhân cụ thể ở từng bé.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà mẹ cần biết:
Bị côn trùng cắn và đốt. Ví dụ, nếu con bị dị ứng với ong hoặc kiến lửa, bé có thể bị nổi mề đay do phản ứng khi bị cắn hoặc đốt.
Thức ăn. Bé có thể bị nổi mề đay vì phản ứng với đồ ăn. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt (như hạnh nhân, óc chó hoặc quả hồ đào), đậu nành, lúa mì, cá và động vật có vỏ.
Một số chất phụ gia trong thực phẩm và chất bảo quản cũng là nguyên nhân gây nổi phát ban ở bé. Trẻ cũng có thể nổi mề đay do dị ứng với protein trong thức ăn hoặc do cơ thể phản ứng với một chất hóa học trong thức ăn và giải phóng histamine.
Một số trẻ thậm chí bị phát ban đơn giản chỉ vì tiếp xúc chớp nhoáng với một số loại thực phẩm, ví dụ như bơ đậu phộng dính trên da.
Dị ứng. Khi cơ địa trẻ dị ứng với một chất hoặc vật nào đó, con sẽ lên phát bạn. Ví dụ nếu con bị dị ứng với lông mèo, bé sẽ bị nổi mề đay khi tiếp xúc với mèo. Trẻ thậm chí cũng có thể nổi mề đay khi phản ứng với chất gây dị ứng trong không khí như bụi hoặc phấn hoa.
Bị ốm. Trẻ cũng có thể bị nổi mề đay khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus. Phát ban sẽ kéo dài trong một hoặc hai tuần trước khi biến mất hoàn toàn. Trẻ cũng có thể bị nổi mề đay do nhiễm khuẩn nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn.
Nhiệt độ. Trời lạnh và nhiệt độ thấp đôi khi cũng khiến trẻ bị nổi mề đay. Thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như khi da trẻ ấm lên sau khi bị lạnh cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
Thuốc. Thuốc kháng sinh và một loại thuốc khác có thể khiến trẻ bị nổi mề đay nếu con dị ứng với các thành phần của thuốc.
Phương pháp điều trị khi bé bị nổi mề đay
Nếu mẹ nghĩ rằng con bị nổi mề đay vì dị ứng với thú cưng hoặc phấn hoa, hãy tắm cho bé để có thể rửa sạch các chất gây dị ứng. Tắm bằng nước lạnh hoặc chườm lạnh cũng là một cách để xử lý tình trạng nổi mề đay.
Mẹ cũng có thể thoa kem chống ngứa như calamine lên các nốt ban. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh mặc cho con những loại quần áo quá bó sát ở khu vực có nốt phát ban.
Nếu nổi mề đay làm con khó chịu mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem thể cho bé uống thuốc kháng histamine thích hợp để giảm ngứa và sưng hay không.
Mẹ nên gọi cấp cứu trong trường hợp nào?
Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu con bị nổi mề đay đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Các triệu chứng về hô hấp, như thở khò khè hoặc khó thở
- Sưng mặt hoặc lưỡi
- Bất tỉnh
- Khó nuốt nước và thức ăn
- Không tỉnh táo
Cùng với nổi mề đay, những triệu chứng này báo hiệu bé có khả năng bị sốc phản vệ - một phản ứng khi bị dị ứng có khả năng gây tử vong. Nếu con vẫn còn nhỏ, mẹ cần hết sức chú ý vì hệ hô hấp của bé vẫn chưa phát triển nên chỉ cần sưng nhẹ cũng đã khiến bé khó thở.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu trẻ dưới 2 tuổi có các nốt mề đay lan rộng (nhiều hơn một vùng da). Ngoài ra mẹ hãy gọi bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu sau:
- Bé bị nổi mề đay lan rộng sau khi tiêm hoặc có phản ứng với các loại thuốc, thực phẩm nhất định
- Bé bị nổi mề đay và có những dấu hiệu ốm sốt (sốt cao, không tỉnh táo, buồn nôn, nôn kéo dài hoặc đau bụng co rút)
- Bị sưng tay, chân hoặc khớp
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo