Kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh - Dấu hiệu trẻ sơ sinh có thị lực yếu

đăng bởi Tiên Tiên

Vấn đề về thị lực của trẻ sơ sinh rất đa dạng. Mẹ có thể tự kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh bằng cách theo dõi: Mắt trẻ sơ sinh bị đục, mắt có màng, không có phản xạ, mắt con quá nhạy cảm hay đảo mắt liên tục… Mắt trẻ cử động không bình thường hoặc có màu đỏ hoe hay một màu khác cũng có thể là dấu hiệu các vấn đề thị lực của trẻ. Để tìm hiểu kỹ hơn mời ba mẹ tham khảo bài viết!

Đôi mắt của bé cần một chút thời gian để thích nghi với thế giới, vì vậy đôi khi mắt con có thể không nhìn hoặc không hoạt động theo cách mẹ muốn.

Ví dụ, trong ba tháng đầu đời là đôi mắt của trẻ sơ sinh của bạn trông như bị lác là điều hoàn toàn bình thường. Có thể bé cũng không thể nhìn rõ mặt mẹ khi bạn ôm bé.

Tuy nhiên có một số dấu hiệu thể hiện các vấn đề về thị giác của trẻ mà mẹ cần lưu ý.

Cách kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh:

Nếu thấy những biểu hiện sau đây thì hãy đưa bé tới thăm khám ngay:

  • Mắt bé không cử động bình thường. Một mắt có thể di chuyển còn mắt kia thì lại không di chuyển. Hoặc hai mắt cử động không phối hợp với nhau.
  • Con đã hơn một tháng tuổi, nhưng đèn, điện thoại di động và những vật khác vẫn không khiến bé chú ý.
  • Một mắt của bé không bao giờ mở.
  • Em bé của bạn có một điểm bất thường luôn xuất hiện ở mắt trẻ trong những bức ảnh được chụp bằng đèn flash. Ví dụ mắt trẻ không có điểm đỏ như bình thường khi được chụp bằng flash mà mắt con có điểm màu trắng.
  • Bạn nhận thấy chất liệu màu trắng, xám trắng hoặc vàng trong con ngươi của mắt bé. (Mắt con có vẻ mờ)
  • Một (hoặc cả hai) mắt của bé đang lồi ra.
  • Một hoặc cả hai mí mắt của bé dường như bị rũ xuống.
  • Bé nheo mắt thường xuyên.
  • Em bé dụi mắt thường xuyên khi bé không buồn ngủ.
  • Mắt bé có vẻ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Một trong hai mắt của bé to hơn mắt kia hoặc con ngươi có kích cỡ khác nhau.
  • Mẹ nhận thấy bất kỳ thay đổi nào khác trong mắt của con.

Mời mẹ xem thêm: Những điều nên biết khi đưa trẻ đi khám mắt

Ngoài ra khi bé được 3 tháng tuổi, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mắt bé luôn nhìn vào trong hoặc hướng ra ngoài.
  • Mắt bé không nhìn theo một món đồ chơi di chuyển từ bên này sang bên kia trước mặt bé.
  • Mắt bé dường như đảo liên tục
  • Em bé dường như luôn nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.

Mẹ cũng sẽ muốn bác sĩ kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của các tình trạng như tắc tuyến lệ, nhiễm trùng mắt (chẳng hạn như đau mắt đỏ). Những dấu hiệu bao gồm chảy nước mắt quá nhiều, mắt đỏ kéo dài hơn một vài ngày, hoặc mắt con có mủ và ghèn mắt khô. 

 Kiểm tra thị lực rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh

Kiểm tra thị lực rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh

Bác sĩ của có thể giúp xác định tình trạng của bé và chỉ ra các vấn đề cần quan tâm. Bác sĩ có thể kiểm tra mắt của con, sàng lọc thị lực hoặc giới thiệu mẹ đến bác sĩ chuyên khoa mắt (bác sĩ nhãn khoa). Nếu gia đình có người đã có các vấn đề về thị lực, mẹ nhớ đề cập đến điều này với bác sĩ.

Trẻ em thường không biết rằng con đang có vấn đề về thị lực, vì vậy mẹ cần hết sức chú ý và cảnh giác với các dấu hiệu của mắt bé. Tham khảo ý kiến của các sĩ ngay nếu trẻ lớn hơn có các dấu hiệu như:

  • Nheo mắt hoặc chớp mắt thường xuyên.
  • Nghiêng đầu để nhìn rõ hơn (ví dụ như thường xuyên nghiêng đầu nhìn vào một bức tranh hoặc tivi).
  • Dụi mắt ngay cả khi con không buồn ngủ.
  • Nhắm một mắt để nhìn rõ hơn (ví dụ như nhìn vào một cuốn sách hoặc xem tivi).
  • Tránh các hoạt động cần tầm nhìn gần như vẽ nguệch ngoạc, tô màu, chơi trò chơi hoặc làm bài tập ở trường.
  • Tránh các hoạt động nhìn xa, như xem chim hoặc máy bay, chơi đuổi bắt… Trẻ gặp khó khăn khi nhìn các vật nhỏ ở xa hoặc đọc bảng đen trong trường.
  • Con khó theo dõi một đối tượng bằng mắt (theo dõi trực quan).
  • Đau đầu tái phát vào cuối ngày
  • Con thể hiện mắt mệt mỏi
  • Mắt con có vẻ quá nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mắt cùng nhìn vào phía trong hoặc phía ngoài. Hoặc đôi mắt của con dường như không hoạt động.
  • Đôi mắt con đảo nhanh từ bên này sang bên kia hoặc đảo lên xuống.
  • Mắt con đỏ hoe và không đỡ hơn sau vài ngày, đôi khi kèm theo đau hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trẻ có vẻ như nhìn một vật thành hai
  • Trẻ dường như đặc biệt vụng về.
  • Em bé của bạn có một điểm bất thường luôn xuất hiện ở mắt trong những bức ảnh được chụp bằng đèn flash. Ví dụ mắt trẻ không có điểm đỏ như bình thường khi được chụp bằng flash mà mắt con có điểm màu trắng.
  • Trẻ có một mí mắt không bao giờ mở hoàn toàn.
  • Có vệt màu trắng, xám trắng hoặc vàng trong con ngươi của mắt. (Đôi mắt của con có vẻ mờ)
  • Trẻ có mắt lồi.
  • Mắt có bất kỳ sự thay đổi nào
  • Trẻ khó nhìn vào ban đêm hoặc trong ánh sáng yếu.
  • Một mắt có vẻ lớn hơn mắt kia hoặc đồng tử có kích thước khác nhau.
  • Không thể phân biệt các màu nhất định (ví dụ màu đỏ với màu xanh lá cây).
  • Trẻ khó nhìn thấy các vật cản gây nguy hiểm, chẳng hạn như bậc thang, lề đường và tường.
  • Cầm sách rất gần khi đọc

Mẹ cũng nên đưa bé đi kiểm tra mắt nếu con có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng tắc tuyến lệ, chấn thương hoặc nhiễm trùng (chẳng hạn như đau mắt đỏ). Những dấu hiệu này bao gồm chảy nước mắt quá nhiều, mắt đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc có mủ và ghèn mắt khô.

Nếu trẻ quấy khóc vì mắt bị ngứa và khó chịu mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của dị ứng.

Bác sĩ sẽ xác định tình trạng của con có đáng ngại hay không bằng cách kiểm tra mắt, sàng lọc thị lực hoặc giới thiệu mẹ đến bác sĩ chuyên khoa mắt (bác sĩ nhãn khoa). Nếu gia đình có người có vấn đề về thị lực mẹ hãy đề cập với bác sĩ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo