Thị giác rất quan trọng với trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời. Để biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt trẻ đúng cách ba mẹ nên kiểm tra mắt cho bé cẩn thận ở những địa chỉ uy tín. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu về việc kiểm tra mắt và quy trình kiểm tra mắt cho trẻ sơ sinh cũng như cách để giữ cho đôi mắt của con luôn khỏe mạnh!
Kiểm tra mắt cho trẻ
Bác sĩ sẽ là người kiểm tra mắt mỗi lần khám sức khỏe cho bé.Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của con xem có vấn đề gì không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lưng, tai, hơi thở và tim của con để chắc chắn rằng tất cả đều ổn.
Nếu bác sĩ phát hiện ra mắt của con có vấn đề bất thường, chẳng hạn như bị nhiễm trùng nhẹ, bé sẽ cần được điều trị.
Kiểm tra mắt cho trẻ sơ sinh
Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, hoặc nếu con có những bất thường ở mắt và trong gia đình đã có tiền sử mắc bệnh về mắt bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến một chuyên gia về thị lực hoặc bác sĩ nhãn khoa.
Mời mẹ xem thêm: Tật về mắt: lác và nhược thị ở trẻ
Quá trình kiểm tra mắt của bé diễn ra như thế nào?
Mỗi lần khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ nên kiểm tra các dấu hiệu của những dị tật mắt bẩm sinh và các vấn đề khác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt bé và khả năng di chuyển mắt chính xác. Một bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng sẽ thực hiện đủ các bước sau đây:
- Bác sĩ sẽ hỏi mẹ về tiền sử các bệnh về mắt trong gia đình (hoặc gia đình ruột nếu con được nhận nuôi)
- Bác sĩ sử dụng đèn chiếu kiểm tra bên ngoài mắt, bao gồm cả mí mắt và nhãn cầu để xác định dịch tiết ra và các dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng hoặc tắc tuyến lệ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem kích thước con người của trẻ có bằng nhau không, con ngươi của trẻ có tròn và phản ứng tốt với ánh sáng không. Mí mắt của trẻ cũng được xem xét kỹ lưỡng để xem có bị rủ xuống không. Các vị trí của mắt, mí mắt và lông mi đều được kiểm tra.
- Bác sĩ kiểm tra chuyển động mắt của bé bằng cách xem xét khả năng nhìn chăm chú một đồ vật và theo dõi khi vật chuyển động. Bác sĩ sẽ lần lượt kiểm tra từng mắt và cả hai mắt. Trẻ 2 đến 3 tháng tuổi đã có khả năng theo dõi những chuyển động này.
- Để kiểm tra thị lực của bé, bác sĩ sẽ cho bé sẽ quan sát một vật di chuyển lần lượt từng mắt. Nếu em bé có thể theo dõi đối tượng bằng một mắt nhưng không thể theo dõi nó bằng mắt còn lại, đó là dấu hiệu cho thấy thị lực một bên mắt của trẻ kém hơn.
- Mặc dù hầu hết các bác sĩ được đào tạo để sàng lọc trẻ em về các vấn đề về sức khỏe, một số bác sĩ sẽ có chuyên môn cao hơn về một lĩnh vực nhất định. Bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu mẹ tới một chuyên gia nhãn khoa nếu nghi ngờ trẻ có những vấn đề nằm ngoài chuyên môn.
Có nên đưa trẻ tới khám bác sĩ nhãn khoa không?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Hầu hết các bác sĩ đa khoa cho rằng nếu quá trình kiểm tra sàng lọc các vấn đề về mắt được diễn ra chất lượng thì mẹ không cần đưa trẻ tới khám thêm với bác sĩ nhãn khoa.
Theo các bác sĩ đa khoa, đưa con bạn đến bác sĩ nhãn khoa để sàng lọc riêng biệt rất tốn thời gian và tốn kém. Ngoài ra, một số phòng khám nhãn khoa vừa khám mắt vừa bán kính nên sẽ xảy ra xung đột về lợi ích (có xu hướng tư vấn đề trẻ sử dụng kính).
Nhưng bác sĩ nhãn khoa (và Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ) cho rằng các bác sĩ đa khoa không có đủ chuyên môn và thời gian để kiểm tra mắt toàn diện vì vậy nhiều trẻ không được kiểm tra một cách cẩn thận.
Tuy nhiên cả bác sĩ đa khoa và các chuyên gia về nhãn khoa đều công nhận một điều quan trọng là cần kiểm tra mắt cho bé sớm.
Thị lực tốt giúp con thể hiện bản thân tốt nhất trong mọi việc, từ đi học đến thể thao. Và phát hiện các vấn đề về mắt sớm, chẳng hạn như nhược thị , giúp điều trị có khả năng thành công cao hơn.
Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ đều khuyến cáo rằng mắt của con bạn cần được kiểm tra các vấn đề khi mới chào đời, 6 tháng tuổi, từ 3 đến 4 tuổi, 5 tuổi và mỗi năm một lần sau đó. Lịch trình được đề xuất bởi Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ là tương tự.
Ngoài ra, nếu con có nguy cơ mắc bệnh về mắt cao, các bác sĩ nhãn khoa sẽ đề nghị con kiểm tra mắt thường xuyên hơn.
Các yếu tố có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc các tật về mắt cao hơn bao gồm sinh non, chậm phát triển, tiền sử gia đình mắc bệnh mắt, trước đó đã có chấn thương mắt nghiêm trọng hoặc bệnh về mắt, sử dụng một số loại thuốc và có tình trạng sức khỏe mãn tính như bệnh tiểu đường.
Theo dõi và chăm sóc thị lực đúng cách
Điều đầu tiên mẹ cần đảm bảo là mắt của bé được kiểm tra kỹ lưỡng khi đi khám sức khỏe định kỳ như được mô tả ở trên.
Nếu mẹ cảm thấy con chưa được kiểm tra một cách kỹ càng mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ. Và nếu mẹ vẫn không hài lòng với mức độ chăm sóc, mẹ có thể đưa trẻ đi khám trực tiếp tại khoa nhãn bệnh viện hoặc khám với các chuyên gia nhãn khoa.
Giữa các lần kiểm tra định kỳ, mẹ hãy quan sát tầm nhìn đang phát triển của bé tại nhà và nếu mẹ nhận thấy có điều gì đó không ổn, hãy đưa bé đi kiểm tra.
Phân biệt bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ nhãn khoa nhi, chuyên gia nhãn khoa và bác sĩ nhãn khoa là gì?
Bác sĩ nhãn khoa là các bác sĩ y khoa đã tốt nghiệp trường y và hoàn thành tối thiểu ba năm thực tập. Ngoài việc khám mắt và kê toa kính mắt và kính áp tròng, các bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt, kê đơn thuốc và thực hiện phẫu thuật.
Bác sĩ nhãn khoa nhi đã hoàn thành thực tập tối thiểu ở khoa nhãn và khóa nghiên cứu sinh kéo dài một năm về chuyên môn phẫu thuật và điều trị y tế về bệnh mắt ở trẻ em.
Bác sĩ đo thị lực không phải là bác sĩ y khoa mà chỉ là bác sĩ đo thị lực. Các bác sĩ này được đào tạo và cấp phép để kiểm tra mắt và chẩn đoán và điều trị các vấn đề về thị lực bằng kính, kính áp tròng và trị liệu. Bác sĩ đo thị lực cũng có thể kê toa một số loại thuốc.
Bác sĩ làm ở các cửa hàng kính mắt sản xuất và phân phối kính và các vật dụng quang học khác. Họ được đào tạo để cung cấp các sản phẩm do bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa nhi kê đơn. Các có vai trò như dược sĩ bán thuốc.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo