Lác mắt và nhược thị là các tật về mắt ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về chứng lác mắt là gì, nhược thị là gì? Dấu hiệu nhận biết lác mắt và nhược thị, cách để điều trị lác mắt và nhược thị nặng. Mời ba mẹ cùng theo dõi!
Mẹ nên làm gì nếu trẻ có tật mắt lác?
Nếu đôi mắt của con nhìn chéo vào nhau hoặc bị lệch có thể trẻ đã mắc tật lác mắt (mắt lệch) hoặc nhược thị (mắt lười). Mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Có thể bác sĩ điều trị cho con sẽ giới thiệu mẹ tới một bác sĩ nhãn khoa. Nếu những tật này được phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm.
Lưu ý rằng khi mới sinh, mắt của trẻ có thể hơi lệch một chút cho đến khoảng 4 tháng tuổi. Miễn là mắt của con vẫn chuyển động cùng nhau thì không có gì cần lo ngại. Tuy nhiên nếu sau 4 tháng mắt của trẻ vẫn nhìn chéo nhau hoặc tình trạng mắt con không có tiến triển mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chứng lác mắt là gì?
Lắc mắt là sự thiếu phối hợp giữa hai mắt. Nếu đôi mắt của con dường như hướng về các hướng khác nhau hoặc không tập trung vào cùng một đối tượng, rất có thể trẻ đã mắc tật lác mắt.
Tật mắt lác là vấn đề về cách não điều khiển mắt, không phải do cơ mắt. (Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường không khuyên dùng các bài tập về mắt cho bệnh lác.)
Mời mẹ xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ - viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
Chứng lác mắt ở trẻ sơ sinh
Nếu con bạn bị lác và không được điều trị, não của bé có thể bắt đầu bỏ qua tín hiệu nhận được từ mắt con, cuối cùng khiến thị lực bị suy giảm. Tình trạng này được gọi là nhược thị hoặc "mắt lười" (xem bên dưới). Vấn đề nhận thức sâu hơn của con cũng có thể bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu nhận biết chứng mắt lác
Nếu con bị lác, hai mắt con sẽ cùng hướng vào trong hoặc cùng hướng ra ngoài. Khi mắt hướng vào trong được gọi là esotropia (lác trong) và khi mắt con hướng ra ngoài được gọi là exotropia (lác ngoài).
Lác mắt ở trẻ có thể duy trì vĩnh viễn hoặc chỉ diễn ra theo thời gian nhất định (nghĩa là cứ trong một khoảng thời gian nhất định con sẽ nhìn lác)
Trong một số trường hợp, mắt của một em bé có vẻ hơi lác (đặc biệt là khi con nhìn sang phải hoặc trái) nhưng thực tế mà con vẫn bình thường. Hiện tượng này được gọi là lác mắt giả giả.
Ví dụ phổ biến nhất của lác mắt giả là tình trạng mắt của một em bé dường như cùng hướng vào bên trong khi thực tế đó chỉ là một ảo ảnh quang học do nếp gấp mí mắt lớn hoặc sống mũi rộng. Bác sĩ của sẽ thực hiện một kiểm tra đơn giản để phân biệt lác mắt giả với bệnh lác thực sự.
Điều trị lác mắt
Lác mắt là kết quả của viễn thị thường có thể được điều chỉnh bằng kính, đặc biệt là nếu trẻ được chẩn đoán từ sớm. Nếu đeo kính không cải thiện được tình trạng lác mắt, có thể con phải phẫu thuật chỉnh sửa.
Mặc dù lác mắt là do thiếu sự phối hợp giữa các trung khu thần kinh phụ trách thị giác trong não, nhưng hiện chưa thể can thiệp vào não. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ tác động lên cơ mắt, điều này có thể thực hiện được.
Phẫu thuật bù đắp chứ không can thiệp vào vấn đề. Nghĩa là nếu não cứ ra tín hiệu để mắt quá hướng vào trong thì phẫu thuật sẽ giúp kéo mắt lệch ra bên ngoài để khi nhận được tín hiệu của não mắt trẻ sẽ kéo được về vị trí bình thường.
Nguyên nhân gây lác mắt
Đôi khi tật lác mắt xuất hiện ngay khi em bé chào đời. Tình trạng này dường như do di truyền trong gia đình.
Ở những trẻ em không có tiền sử gia đình lác mắt thì đây rất có thể là một vấn đề thị giác nghiêm trọng hơn. Các rối loạn như Bại não, Hội chứng Down...khiến trẻ có nguy cơ lác mắt cao hơn.
Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân cũng có nguy cơ cao hơn. Trẻ em bị viễn thị chắc chắn có nguy cơ cao lác mắt cao hơn.
Chứng nhược thị là gì?
Chứng nhược thị (còn gọi là mắt lười) phát triển khi não ngừng nhận tín hiệu hoặc ức chế thị lực ở một mắt. Điều này có thể xảy ra nếu mắt của con bị lệch hoặc nếu bé không thể nhìn rõ bằng một mắt vì cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc một thứ gì đó cản trở tầm nhìn rõ ràng trong mắt đó, như đục thủy tinh thể hoặc mí mắt.
Khoảng 3 đến 6 phần trăm trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị. Độ tuổi điều trị tốt nhất là trước 5 hoặc 6 tuổi.
Mặc dù vậy, nghiên cứu gần đây cho thấy ngay cả trẻ lớn hơn cũng có thể phục hồi thị lực. Tuy nhiên, sự phục hồi ít được đảm bảo hơn ở trẻ lớn hơn. Nếu không được điều trị, nhược thị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhược thị ở trẻ
Việc xác định nhược thị không dễ dàng vì trẻ em có thể hoạt động bình thường chỉ với một mắt nhìn rõ. Mắt ít được sử dụng có thể trông hoàn toàn bình thường, mặc dù con không sử dụng nó để nhìn.
Trẻ sơ sinh bị nhược thị
Bác sĩ nên thường xuyên kiểm tra chứng nhược thị (cũng như lác mắt) bằng cách kiểm tra hoạt động độc lập của từng mắt và sự kết hợp của hai mắt. Nhưng theo các chuyên gia, ba mẹ sẽ là người nhận ra sự bất thường của con cái tốt nhất.
Thỉnh thoảng ba mẹ nên tự kiểm tra thị lực cho con tại nhà.
Kiểm tra nhược thị ở nhà
Dưới đây là một cách đơn giản để ba mẹ nhận ra liệu mắt của con có đang thực hiện tốt chức năng của mình không.
Che một mắt của con bạn (mẹ sẽ cần một người hỗ trợ cho việc này). Đặt một vật trước mặt con. Chẳng hạn như một con gấu bông nhỏ với trẻ nhỏ hoặc một bức tranh hoặc một bức thư với trẻ lớn hơn.
Mẹ đưa đồ theo các hướng trên, dưới, trái, phải và chú ý mắt con có theo dõi đối tượng bằng một mắt (không bị che) đó không. Với trẻ lớn hơn mẹ có thể hỏi con xem bức thư mẹ cho con xem nói về chủ đề gì hoặc các chi tiết trong bức tranh mẹ dùng. Lặp lại với mắt còn lại của con.
Kiểm tra cho một em bé khá khó vì con dễ bị phân tâm và không hứng thú trước khi bài kiểm tra kết thúc. Nhưng nếu mẹ nhận thấy một mắt của con có vẻ yếu hơn hãy thử kiểm tra lại lần nữa vào hôm khác. Nhớ ưu tiên bên mắt mẹ thấy yếu hơn.
Nếu con dường như luôn nhìn rõ hơn bằng một mắt, mẹ hãy lên lịch hẹn với bác sĩ để trẻ được kiểm tra thị lực hoặc nghe lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán và điều trị vấn đề của con dứt điểm.
Điều trị nhược thị ở trẻ
Bước đầu tiên để điều trị nhược thị là giải quyết các vấn đề thị lực tiềm ẩn của con. Điều trị loạn thị hoặc cận thị bằng kính hoặc phẫu thuật loại bỏ đục thủy tinh thể. Một điều cần lưu ý là mục tiêu của việc điều trị là khuyến khích não của con kết nối với mắt bị nhược thị nhiều hơn, cuối cùng là cải thiện khả năng nhìn.
Nếu con bị nhược thị do cần đeo kính, kính sẽ hoạt động như một ống kính máy ảnh và giúp đưa hình ảnh các vật thể tập trung vào phía sau mắt. Kính giúp cung cấp cho não hình ảnh rõ ràng hơn giúp cải thiện kết nối mắt - não. Nhưng nếu mắt của con có thể tập trung ánh sáng chuẩn một cách tự nhiên thì kính sẽ không giúp cải thiện thị lực.
Thay vì dùng kính bác sĩ có thể khuyên mẹ nên che mắt nhìn rõ hơn bằng miếng dán hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi ngày một lần để làm mờ tầm nhìn.
Cách này giúp buộc não phải sử dụng mắt yếu hơn. Quá trình này có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm mới có hiệu quả.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo