Khi nào ba mẹ nên đưa trẻ đi khám?
Trong những năm đầu đời của trẻ, ba mẹ sẽ thấy con rất hay ốm. Ví dụ như sốt, cảm cúm, sổ mũi… Đây là tiền đề để hệ miễn dịch của bé phát triển. Một số bệnh nhẹ bé có thể tự khỏi tại nhà nhưng trong một số trường hợp bé lại cần đi khám ngay.
Vậy ba mẹ đã biết trẻ bị sốt khi nào cần đưa đi khám chưa? Khi nào cần cấp cứu? Cùng tìm hiểu để kịp thời đối phó với những trường hợp bất thường nhé!
Trong trường hợp lo lắng về sức khỏe của con hoặc không thể tự chăm sóc con tại nhà, ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây trong vòng 24 giờ hoặc hơn, ba mẹ cần nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp y tế:
- Nôn mửa, đặc biệt là khi trẻ không thể điều khiển được lượng chất lỏng trong người hoặc nôn trớ liên tục.
- Ngứa rát không rõ nguyên nhân.
- Sốt (nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C) kéo dài trên 5 ngày; không hạ sốt khi đã uống paracetamol hoặc ibuprofen.
- Tiêu chảy 6 lần hoặc hơn trong vòng 24 tiếng.
- Đau họng dữ dội, đau khi nuốt và nói chuyện.
- Đi tiểu đau, tiểu ít/nhiều hơn bình thường.
- Vết đứt, xước có mủ hoặc vùng da xung quanh nóng, đỏ, mềm và sưng.
- Ho khan và thở khò khè.
- Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn thị lực, một hoặc cả hai mắt đỏ dữ dội.
- Không chịu uống nước dẫn đến cơ thể bị mất nước.
- Tai, mắt, dương vật, âm đạo tiết dịch.
- Nôn ra máu.
- Da bị cháy nắng
Tiêu chảy rất dễ khiến bé bị mất nước
Cách xử lý nếu đêm hôm con ốm
Nếu tình trạng của con xảy ra vào ban đêm, mẹ có thể đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất như trạm xá, trạm y tế, bệnh viện gần nhất… vì tại đây lúc nào cũng có bác sĩ trực đêm có thể giúp mẹ.
Khi nào con cần nhập viện?
Nếu tình trạng sức khỏe hoặc vết thương của con cần điều trị gấp, ba mẹ hãy đưa con đi Cấp cứu. Dưới đây là những biểu hiện quan trọng mà ba mẹ cần chú ý và cho con nhập viện nhanh chóng:
- Sốt đi kèm với các biểu hiện khác như phát ban, khóc bất thường hoặc lờ đờ.
- Thở nhanh, thở gấp; bụng hóp và lỗ mũi phập phồng khi thở.
- Bị ngã mạnh, có nguy cơ bị chấn thương não, gãy xương hoặc bong gân.
- Đau bụng dữ dội.
- Phân có máu hoặc mủ.
- Ngộ độc thực phẩm.
- Có dị vật ở mũi, tai, miệng và âm đạo (ở bé gái). (mẹ lưu ý không tự ý lấy các dị vật đó ra).
- Bị cháy nắng hoặc bỏng.
- Chân hoặc cánh tay bị thương và khó cử động.
Trẻ bị viêm màng não có nguy hiểm không?
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm và rất khó chẩn đoán vì có những triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, ba mẹ hãy thật cẩn thận để phân biệt được những dấu hiệu bé bị viêm màng não.
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ
Nếu nghi trẻ bị viêm màng não, ba mẹ hãy đưa thẳng con đến khoa Tai nạn và Cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương nếu trẻ có một hoặc nhiều trong số các triệu chứng cho thấy trẻ có nguy cơ bị viêm màng não:
- Sốt trên 38 độ C và chân tay lạnh.
- Không chịu ăn uống.
- Buồn ngủ bất thường, hôn mê hoặc cáu kỉnh.
- Thở nhanh hoặc khó thở.
- Da nhợt nhạt, có đốm lấm tấm hoặc tái xanh.
- Phát ban hạt đỏ tím và không lặn khi áp sát bề mặt thủy tinh.
- Không thích tiếp xúc với ánh sáng trắng.
- Vẹo cổ
- Nôn mửa liên tục và mất kiểm soát, đặc biệt là kèm theo các triệu chứng đã kể trên.
Khi nào cần cấp cứu ngay lập tức?
Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì ba mẹ nên gọi xe cấp cứu:
- Ngưng thở.
- Bất tỉnh hoặc nửa tỉnh nửa mê.
- Gọi không tỉnh, hoặc nếu tỉnh thì cũng không tỉnh táo.
- Cơ thể nhợt nhạt.
- Khó thở hoặc thở nhanh bất thường kèm theo da, môi tái xanh do thiếu oxy.
- Xuất hiện chứng co giật kéo dài trên 5 phút. Mắt trợn ngược, không phản ứng và co rút chân tay.
- Vết đứt không ngừng chảy máu hoặc bị hở. Khi đó, mẹ có thể sơ cứu bằng cách quấn một miếng vải sạch quanh vết đứt để cầm máu.
- Bị tai nạn, cổ và xương sống bị thương. Ba mẹ hãy để nguyên tư thế của trẻ, tránh động đậy.
Về cách gọi xe cấp cứu, ba mẹ nên gọi số xe cấp cứu 115. Khi gọi xe cứu thương cần thông báo tình trạng của bé và địa chỉ chính xác để nhóm cấp cứu có thể đến nhanh nhất.
Nguồn: Babycenter
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo