Trẻ sơ sinh rất dễ ốm vào mùa đông vì vậy mẹ cần có những lưu ý để chăm sóc trẻ mùa lạnh. Dựa trên những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ một số cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ như tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, mặc ấm, giữ vệ sinh, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để chăm con mùa đông không ốm, mời ba mẹ theo dõi bài viết sau!
Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus, bao gồm cảm lạnh và cúm cao điểm vào mùa đông. Vì vậy trẻ rất dễ ốm trong những tháng trời lạnh. Mẹ hãy giúp con phòng chống lại virus gây bệnh để bảo vệ sức khỏe với những biện pháp được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Trẻ có dễ bị cảm lạnh, cảm cúm vào mùa đông không?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh do virus đường hô hấp gây ra như cảm lạnh, cảm cúm… vào mùa đông. Lý do là vì đây là các bệnh phổ biến ở người lớn vào khoảng thời gian này. Và khi trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh con có khả năng bị lây bệnh rất cao.
Paul Offit là giáo sư Nhi khoa tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện Nhi PHiladelphia nói: “Có nhiều loại virus có thể tồn tại trong các giọt mà người nhiễm bệnh ho, hắt hơi ra không khí. Nếu trẻ đứng cách người bệnh từ 1,2m - 2m trẻ sẽ dễ dàng tiếp xúc với những virus này.
Hơn nữa, những người mang bệnh thường lây bệnh cho người khác trước khi xuất hiện các triệu chứng. Vì vậy dù mẹ có cho trẻ tránh xa những người bị hắt hơi, sổ mũi cũng không đủ để đảm bảo sức khỏe cho con.
Làm sao để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa đông?
Để bảo vệ sức khỏe của bé suốt cả mùa đông mẹ hãy thử các biện pháp phòng ngừa virus sau:
Rửa tay: Rửa tay thường xuyên là cách đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ virus gây cảm lạnh và cúm. Rửa tay kỹ trong vòng 20 giây bằng xà phòng và nước thường xuyên.
Ví dụ như khi mới ra ngoài về, sau khi lau mũi cho trẻ và trước khi chuẩn bị thức ăn đều cần phải rửa tay sạch sẽ. Mẹ hãy yêu cầu bất cứ ai chăm sóc con, bao gồm cả người giữ trẻ và các thành viên trong gia đình chú ý đến việc rửa tay.
Rửa tay thường xuyên là cách phòng bệnh hiệu quả
Tạo thói quen rửa tay cho bé và dạy trẻ lớn hơn tự rửa tay. Thường xuyên rửa tay cho em bé hoặc trẻ nhỏ, đặc biệt là trước khi ăn (với các bé đã bắt đầu ăn dặm) và khi bé đi học hoặc đi chơi về. Trẻ em từ hai tuổi có thể bắt đầu học cách tự rửa tay dưới sự giúp đỡ của cha mẹ.
Lưu ý: Mẹ không cần tốn quá nhiều tiền mua các loại xà phòng kháng khuẩn, gel rửa tay kháng khuẩn. FDA đã khuyến nghị chỉ nên sử dụng nước và xà phòng rửa tay thông dụng và xả với nước sạch. Chưa có bằng chứng cho thấy nước rửa tay kháng khuẩn có ích hơn, trong khi đó lại có những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến sức khỏe con người.
Mang theo nước rửa tay. Khi đến những nơi không có xà phòng và nước, mẹ hãy sử dụng gel rửa tay khử trùng tay ít nhất là 60% cồn. Sau đó rửa sạch tay hai mẹ con ngay khi có thể.
Dạy trẻ không chạm vào mắt hoặc mũi: Nếu không rửa tay sạch, lúc nào trên tay chúng ta cũng ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn. Một khi đưa tay lên mắt, mũi những mầm bệnh này sẽ trực tiếp tiến vào màng nhầy và nhanh chóng được hấp thụ vào máu. mẹ cần nhắc nhở con không chạm vào mắt hay dụi mũi. Hãy dạy bé sử dụng khăn giấy hoặc ít nhất là dùng tay áo sạch để lau.
Dạy trẻ sử dụng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Mẹ cũng nên dạy con cách "bắt" ho và hắt hơi bằng cách dùng tay che miệng. Điều này sẽ không ngăn trẻ bị nhiễm virus, nhưng giúp con tránh lây lan virus ra môi trường và những người xung quanh.
Rửa núm vú giả và đồ chơi của trẻ. Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đưa mọi thứ vào miệng là hoàn toàn bình thường, vì vậy mẹ hãy thường xuyên vệ sinh núm vú giả và đồ chơi, đặc biệt là nếu những em bé khác chơi chung đồ chơi với con.
Kiểm tra chính sách của nhà trường khi trẻ bị ốm. Nếu con bạn đang đi nhà trẻ, mẹ cần nắm được liệu nhà trẻ có tiến hành tách các bé đang ốm với những em bé đang khỏe mạnh hay không. Nhiều cơ sở, trường học yêu cầu trẻ bị bị sốt, cảm cúm, nôn mửa, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng mắt phải ở nhà.
Nếu mẹ nhận thấy có em bé bị ốm ở nhà trẻ, hãy nói chuyện với các cô giáo về việc thực hiện tách em bé đó ra khỏi môi trường của các bạn khỏe mạnh. (Tất nhiên những em bé mang mầm bệnh dễ lây lan virus trước khi xuất hiện các triệu chứng, nhưng chắc hẳn các mẹ cũng không muốn các bé hắt hơi hoặc ho xung quanh con mình)
Cho trẻ đi tiêm phòng. Mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số vi-rút và vi khuẩn bằng cách đảm bảo rằng con được tiêm chủng đầy đủ kể từ khi con được 6 tháng tuổi.
Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ
Cũng giống như với người lớn, chế độ ăn, ngủ và tập thể dục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chống lại bệnh tật của con. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ mang lại lợi ích to lớn về mặt sức khỏe cho con. Dưới đây là một số biện pháp giúp hệ miễn dịch của con khỏe mạnh một cách tự nhiên:
- Cho con bú sữa mẹ nếu có thể. Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ em bé khỏi bệnh tật.
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Khi con bắt đầu ăn dặm mẹ hãy cho bé ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng .
- Ngủ. Đảm bảo rằng con được ngủ nhiều và sâu giấc
- Tập thể dục. Tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động thể chất, khuyến khích sự phát triển của con.
Tác hại của khói thuốc với khả năng miễn dịch của trẻ
Tránh xa khói thuốc lá sẽ giúp trẻ giảm các nguy cơ mắc vấn đề về hô hấp, bao gồm cảm lạnh, ho và viêm phổi, nhiễm trùng tai, hen suyễn nghiêm trọng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Mẹ hãy luôn lưu ý để con tránh xa môi trường có khói thuốc và những người hút thuốc lá.
Phải làm gì khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh
Trung bình, trẻ sẽ bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm. Chắc chắn trẻ sẽ vẫn tiếp xúc với vi khuẩn cho dù mẹ cố gắng như thế nào đi nữa. Nếu trẻ đã nhiễm virus gây ra các bệnh thông thường, mẹ có thể:
- Điều trị tại nhà để giúp con thoải mái nhất có thể cho đến khi hệ miễn dịch đào thải virus ra khỏi cơ thể con.
- Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi con có các triệu chứng liên quan như khóc hoặc nổi nóng bất thường. Hoặc đơn giản là mẹ cảm thấy có điều gì đó bất thường ở trẻ.
Khi mẹ cảm thấy kiệt sức vì phải chăm sóc một em bé ốm và quấy khóc hãy tự an ủi rằng các bệnh thông thường trẻ hay gặp phải vào mùa đông hầu như sẽ nhanh chóng qua đi. Những đợt ốm này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của con.
Theo thời gian, trẻ sẽ ngày càng ít bị ốm hơn vì cơ thể con đã sản sinh ra nhiều loại kháng thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong suốt quá trình hệ miễn dịch của con phát triển, mẹ và bé hãy tích cực rửa tay nhé!
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo