Nếu mắt trẻ bị đỏ, sưng, nhiều ghèn mắt kèm với sốt cao thì rất có thể trẻ đã bị đau mắt đỏ. Ba mẹ đã biết bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này là gì? Đau mắt đỏ bao lâu có thể khỏi? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!
Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì?
Bệnh đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc là tình trạng bệnh về mắt rất phổ biến và có thể điều trị. Tình trạng này xảy ra tại một màng trong suốt nằm bên trong mí mắt và lòng trắng của mắt. Khi bị viêm mắt các mạch máu trở nên rõ hơn làm cho mắt có màu hồng hoặc đỏ đặc trưng của tình trạng này.
Viêm kết mạc được gây ra bởi nhiễm trùng, dị ứng hoặc một số chất kích thích khác. Nhiễm trùng đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus rất dễ lây lan.
Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
- Phần lòng trắng mắt và viền mí dưới bị đỏ lên
- Chảy nước mắt
- Có ghèn mắt khô ở mí mắt và lông mi
Mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Điều quan trọng là phải điều trị kịp thời, tránh lây lan vi trùng và ngăn ngừa biến chứng hiếm gặp của nhiễm trùng mí mắt và các mô mềm xung quanh mắt.
Mắt đỏ nhẹ và sưng mí mắt ở trẻ sơ sinh có thể là một loại viêm kết mạc tồn tại trong thời gian ngắn phát triển do phản ứng với thuốc nhỏ mắt ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh:
Vi-rút: Nếu em bé của bạn bị viêm kết mạc cũng như các triệu chứng cảm lạnh, nhiễm trùng rất có thể là do vi-rút gây ra. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kết mạc.
Mời mẹ xem thêm: Mọc lẹo, chắp, viêm bở mi ở trẻ sơ sinh
Vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ đau mắt đỏ
Vi khuẩn: Nếu mắt của con tiết ra chất dịch màu vàng đặc làm cho mí mắt bị sưng hoặc dính vào nhau, rất có thể trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc bệnh Hemophilus.
Ngoài ra còn có một dạng viêm kết mạc nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra gọi là ophthalmia neonatorum xảy ra ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với vi khuẩn chlamydia hoặc lậu trong khi sinh.
Chất gây dị ứng: Phản ứng dị ứng rất hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng nếu mắt bé ngứa và sưng, chảy nước mắt kèm theo sổ mũi, bé có thể bị dị ứng với các chất kích thích như bụi, phấn hoa hoặc khói thuốc.
Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh: Thuốc nhỏ mắt có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn nhưng có thể gây kích ứng mắt của trẻ sơ sinh. Tình trạng này đôi khi được gọi là viêm kết mạc hóa học.
Tắc tuyến lệ: Ít nhất 20 phần trăm trẻ sơ sinh có một hoặc cả hai ống dẫn nước mắt bị tắc. Sự tắc nghẽn có thể dẫn đến các triệu chứng giống viêm kết mạc, chẳng hạn như tiết ra chất lỏng màu trắng hoặc màu vàng.
Các chất kích thích khác: Bất cứ nhân tố nào có thể gây kích ứng mắt và niêm mạc mí mắt, từ khói bụi đến clo trong bể bơi đều có thể gây viêm kết mạc.
Điều trị bệnh đau mắt đỏ
Nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi về các triệu chứng của bé. Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại viêm kết mắc mà trẻ mắc phải:
Viêm kết mạc do virus
Viêm kết mạc do virus gây ra thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.
Bác sĩ sẽ khuyên mẹ giữ cho phần mắt của trẻ luôn sạch sẽ bằng cách nhẹ nhàng rửa mắt cho bé bằng nước ấm và chà xát ghèn mắt khô. Nếu mắt của bé không đỡ hơn sau hai tuần, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ.
Chườm ấm có thể giúp trẻ thoải mái hơn. Mẹ chỉ cần ngâm một miếng vải sạch vào nước ấm và đặt nó lên mắt của bé khi con đang “dễ tính”, ví dụ như khi trẻ đang bú.
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm kết mạc, bác sĩ sẽ kê toa thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt để mẹ điều trị cho bé trong khoảng bảy ngày.
Sử dụng thuốc mỡ sẽ dễ hơn thuốc nhỏ mắt dạng nước. Mẹ chỉ cần rửa tay, sau đó nhẹ nhàng kéo mí mắt dưới của bé và bóp tuýp thuốc để thuốc rơi vào mí mắt con. Khi trẻ chớp mắt thuốc sẽ rơi vào mắt bé.
Nếu mẹ dùng thuốc nhỏ mắt hãy nhắm vào gốc mắt của con. Sẽ dễ hơn nếu mẹ nhỏ vào khi trẻ nhắm mắt, đến khi con mở mắt ra thuốc sẽ chảy vào trong.
Mẹ lưu ý rửa tay trước và sau khi bôi thuốc cho trẻ. Không sử dụng thuốc đã cũ. Các loại thuốc cũ có khả năng đã không còn vô trùng nữa và khiến mắt trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Kiên trì cho trẻ dùng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kể cả khi đã hết triệu chứng. nếu không con sẽ dễ bị nhiễm trùng trở lại.
Bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị mẹ nên rửa mắt cho bé bằng nước ấm và lau sạch ghèn mắt khô. Bởi sự tích tụ của dịch mắt sẽ khiến giảm hiệu quả của thuốc.
Chườm nóng cũng giúp trẻ thoải mái hơn. mẹ hãy ngâm một miếng vải sạch vào nước ấm và đặt lên mắt của bé khi con đang dễ chịu, ví dụ như khi bé bú mẹ.
Viêm kết mạc dị ứng
Bí quyết để điều trị viêm kết mạc dị ứng là xác định chất gây dị ứng và giữ em bé tránh xa chất đó.
Nếu viêm kết mạc dị ứng khiến bé khó chịu, mẹ hãy thử chườm lạnh để giảm vết sưng do dị ứng.
Viêm kết mạc hóa học
Đây là phản ứng của cơ thể trẻ sơ sinh với thuốc nhỏ mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Phản ứng này có thể kéo dài 24 đến 36 giờ.
Đối với tất cả các loại viêm kết mạc
Nhiều bác sĩ khuyên nên nhỏ một vài giọt sữa mẹ vắt ra (nếu đang cho con bú) vào mắt bị viêm nhiều lần mỗi ngày để giúp loại bỏ các chất dịch tiết ra và điều trị nhiễm trùng sớm hoặc thậm chí ngăn ngừa nhiễm trùng. Sữa mẹ là có những lợi ích kỳ diệu với cơ thể con, giúp trẻ bớt đau và cải thiện tình trạng nhiễm trùng
Sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ
Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus đều rất dễ lây lan.
Để tránh nhiễm trùng lây lan, mẹ hãy rửa sạch tay mỗi khi chăm sóc mắt cho bé. Dùng khăn, quần áo, khăn trải giường riêng cho bé và giặt thường xuyên.
Trẻ bị đau mắt đỏ có nên đi nhà trẻ không?
Mẹ sẽ phải kiểm tra lại chính sách của nhà trẻ để biết trẻ có cần đi học nếu có dấu hiệu đau mắt đỏ hay không. Theo Viện Hàn Lâm nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ đau mắt đỏ không nhất thiết không được đến nhà trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh lây lan, các nhà trẻ và trường mầm non sẽ có quy định riêng.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo