Mọc lẹo, chắp và viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Các vấn đề về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là lẹo mắt, chắp và viêm bờ mi. Vậy những vấn đề này cụ thể là gì? Lẹo mắt, chắp mắt và viêm bờ mi có kiêng gì không? Điều trị lẹo mắt, chắp mắt và viêm bờ mi như thế nào? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp!

Mọc lẹo mắt là gì ? 

Lẹo mắt là một vết sưng nhỏ, gây đau, thường có màu đỏ hoặc vàng trên hoặc trong mí mắt. Nhiễm trùng thường xảy ra do một gốc lông mi hoặc một tuyến trong mí mắt của bé bị nhiễm vi khuẩn .

Em bé thường chỉ bị lẹo một bên mắt nhưng cũng có trường hợp bé sẽ mọc nhiều hơn một cái lẹo. Mắt trẻ bị sưng và con cũng sẽ chảy rất nhiều nước mắt.

Trẻ sơ sinh bị lẹo ở mắt

Lẹo mắt ở trẻ nhỏ

Mặc dù lẹo khiến em bé khó chịu, đặc biệt là nếu bé chạm vào nhưng vết lẹo sẽ không gây ra bất kỳ tác hại nào lớn tới sức khỏe của trẻ. Thông thường, các vết lẹo sẽ biến mất sau một đến hai tuần.

Làm thế nào để điều trị lẹo cho trẻ

Mẹ có thể sử dụng một miếng gạc ấm áp đắp lên mắt của bé để làm giảm sưng và giúp vết lẹo mau lành. Nhúng một miếng vải sạch vào nước ấm. Chú ý nhiệt độ của nước ấm như nước mẹ hay tắm cho trẻ là được. Đặt miếng vải lên mắt bé khoảng 5-10 phút. Lặp lại 3 đến 4 lần một ngày.

Trẻ có thể khó chịu khi phải giữ miếng vải trên mắt lâu. Vì vậy, mẹ hãy đợi đến khi con thư giãn và vui vẻ rồi mới thử đặt tấm vải lên mắt con. Mẹ cứ giữ như vậy, miễn là con không thể hiện quá khó chịu. 

Mẹ tuyệt đối không cố gắng bóp hoặc chọc vào các vết lẹo cho chảy mủ. Như vậy chỉ khiến con đau nhức và khó chịu hơn.

Nếu vết lẹo khiến trẻ quá đau hoặc sưng lâu không đỡ sau vài tuần mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật:

  • Đốt vết lẹo bằng một ống kim vô trùng đặc biệt  mỏng (mẹ không tự thực hiện)
  • Loại bỏ lông mi gần nhất với vết lẹo, để giảm bớt áp lực và để cho mủ thoát ra một cách tự nhiên.

Hoặc bác sĩ sẽ giới thiệu em bé đến một chuyên gia về mắt để điều trị thêm.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể lan sang các khu vực khác của mắt, gây viêm kết mạc. Nếu toàn bộ mắt của bé có màu hồng mẹ hãy tìm hiểu về viêm kết mạc và theo dõi tình trạng của con chặt chẽ.

Chalazion (chắp) ở mắt là gì?

Nếu mí mắt của em bé trông như có một vết sưng bên dưới, có khả năng trẻ đã bị chalazion (chắp). Đây là một vết sưng hoặc u nang không đau có thể xuất hiện ở bề mặt bên trong phía trên hoặc dưới của mí mắt. Tình trạng này xảy ra khi các tuyến chạy dọc theo viền mí mắt của bé bị tắc nghẽn.

 Lẹo mắt ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh bị chắp ở mắt

Chalazion thường xuất hiện ở mí mắt trên. Các u nang ban đầu chỉ nhỏ như một hạt anh túc, sau đó phát triển lớn bằng kích thước của hạt đậu hoặc lớn hơn. Trẻ có thể bị nhiều chalazion cùng lúc, trong một số trường hợp, toàn bộ mí mắt của bé xuất hiện màu đỏ và sưng .

Chắp thường không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến thị lực của bé. Thông thường tình trạng này sẽ tự biến mất trong vòng một vài tháng .

Điều trị chalazion ở trẻ sơ sinh

Trong khi trẻ bị chalazion, mẹ hãy giữ mắt con sạch sẽ bằng cách rửa mắt bằng nước ấm ít nhất hai lần một ngày. Mẹ làm sạch mắt con bằng cách nhúng miếng vải vào nước ấm và đặt lên mắt con trong trong khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần.

Khi bỏ viếng vải ra, mẹ hãy sử dụng ngón tay sạch hoặc một chiếc tăm bông nhẹ nhàng xoa vết chắp theo hướng lông mi của con. Chườm vải ấm và massage nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích u nang thoát nước và mau lành.

Nếu vết chalazion của bé không đỡ hơn sau một tháng, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Có thể là vết chắp cần thêm một chút thời gian để khỏi hoàn toàn. Nếu mẹ nghi ngờ vết sưng trên mắt con không phải là vết chắp và con có vẻ đau đớn mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay.

Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi xảy ra khi các cạnh của mí mắt trở nên đỏ và sưng (viêm). Viêm bờ mi thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Viêm bờ mi thường xảy ra do các tình trạng da như viêm da hoặc do mí mắt bị nhiễm khuẩn.

Viêm bờ mi thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Mí mắt của trẻ sẽ đỏ và sưng. Mẹ cũng sẽ nhận thấy mí mắt của bé có vẻ như dính vào nhau. Có lẽ con sẽ bị ngứa, vì vậy mà em bé sẽ dụi mắt nhiều hơn bình thường. Những triệu chứng này xuất hiện và tự biến mất, nhưng thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng.

Triệu chứng trẻ bị viêm bờ mi

Triệu chứng trẻ bị viêm bờ mi

Viêm bờ mi có thể gây đau đớn cho con nên trẻ sẽ khóc nhiều hơn. Mẹ sẽ rất vất vả khi phải chăm sóc một em bé đang không khỏe. Nhưng mẹ cũng không nên lo lắng quá vì viêm bờ mi thường không nguy hiểm và không lây lan.

Điều trị viêm bờ mi

Nếu em bé bị viêm bờ mi, mẹ có thể tự điều trị cho con tại nhà. Nhưng nếu mẹ không chắc chắn con bị viêm bờ mi hay một tình trạng sức khỏe khác, hãy đưa trẻ đến thăm khám ở bệnh viện gần nhất.

Trẻ có thể bị viêm bờ mi nhiều lần nhưng việc điều trị cũng khá đơn giản.

Các chuyên gia khuyên mẹ nên duy trì một thói quen hàng ngày đơn giản để điều trị viêm bờ mi cho bé. Đó là làm sạch mí mắt của bé bằng một chiếc tăm bông nhúng vào dung dịch dầu gội của bé bé pha loãng (một phần dầu gội với 10 phần nước). 

Lau dọc theo mép của mí mắt để làm sạch các mảnh nhỉ nhèm và giảm đau nhức cho con. Lặp lại hai lần một ngày trong khi em bé của bạn có các triệu chứng viêm mí mắt và một lần một ngày ngay cả sau khi các triệu chứng của con đã hết. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị viêm bờ mi lặp lại.

Mẹ cũng có thể áp một miếng vải ngâm trong nước ấm và giữ trên mắt bé trong tối đa 10 phút. Nhẹ nhàng xoa bóp mí mắt của con theo chuyển động tròn.

Nếu tình trạng mắt bé không đỡ hơn kể cả khi mẹ đã vệ sinh thường xuyên mẹ hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc mỡ kháng khuẩn nếu trẻ có khả năng viêm bờ mi do vi khuẩn.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo