Bệnh trào ngược bàng quang - niệu quản của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Trào ngược bàng quang - niệu quản là bệnh ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết về bệnh trào ngược bàng quang - niệu quản, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng trào ngược này. Mời ba mẹ cùng theo dõi!

Thế nào là trào ngược bàng quang - niệu quản?

Trẻ sơ sinh rất ít khi gặp các vấn đề bất thường ở thận, trong đó thường gặp nhất là chứng trào ngược thận. Tên y tế của hội chứng trào ngược thận là trào ngược bàng quang-niệu quản (VUR). Theo thống kê chỉ có khoảng 1/100 em bé bị trào ngược bàng quang-niệu quản và đa số các trường hợp đều nhẹ.

Nước tiểu chảy từ thận xuống đến bàng quang của con thông qua một cặp ống gọi là niệu quản. Có một van tại điểm nối giữa niệu quản với bàng quang. Những van này ngăn nước tiểu rò rỉ ngược từ bàng quang trở lại niệu quản và thận của con.

Tuy nhiên, nếu những van này hoạt động không tốt làm nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên niệu quản con sẽ bị trào ngược bàng quang - niệu quản.

Trào ngược thận có thể ảnh hưởng đến một niệu quản (một bên) hoặc cả hai niệu quản (hai bên). Có nhiều loại trào ngược bàng quang - niệu quản khác nhau, tùy thuộc vào lượng nước tiểu bị rò rỉ ngược trở lại từ bàng quang.

Trào ngược bàng quang-niệu quản cấp độ 1 rất nhẹ và cấp độ 5 là nặng nhất. Với cấp độ 1, nước tiểu chảy ngược lên đến niệu quản nhưng không lên đến thận. Với cấp độ 5, một lượng lớn nước tiểu chảy ngược trở lại thận khiến cho thận bị sưng lên.

Trào ngược bàng quang - niệu quản ở trẻ được chia thành nhiều cấp độ

Trào ngược bàng quang - niệu quản ở trẻ được chia thành nhiều cấp độ

Em bé bị trào ngược bàng quang-niệu quản làm một lượng nhỏ nước tiểu luôn còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Với em bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thì có khoảng 1/3 là bị trào ngược bàng quang-niệu quản.

Nguyên nhân gây ra trào ngược bàng quang-niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản thường chỉ là một giai đoạn phát triển thể chất của nhiều em bé. Các ống giữa thận và bàng quang (niệu quản) không đủ dài, do đó van hoạt động không đúng cách. Tình trạng này thường được cải thiện khi con lớn lên.

Ở một số bé, niệu quản đi vào bàng quang ở vị trí cao hơn bình thường ngăn cản các van hoạt động bình thường. Điều này khó có thể tự cải thiện được.

Trào ngược bàng quang-niệu quản phổ biến ở những em bé da trắng gốc châu Âu hơn là những em bé đến từ các chủng tộc khác. 

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược bàng quang niệu quản

Trong suốt quá trình mẹ mang thai, siêu âm có thể phát hiện ra vấn đề ở thận của trẻ. Trẻ có thể bị sưng một hoặc cả hai bên thận.

Mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa trong ba tháng đầu nếu:

  • Khi mẹ mang thai, siêu âm đã phát hiện ra thận của con gặp chút vấn đề.
  • Con bị huyết áp cao.
  • Anh/chị của em bé đã từng bị trào ngược bàng quang-niệu quản hoặc các vấn đề về thận. Trào ngược bàng quang-niệu quản có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu mẹ bị trào ngược bàng quang - niệu quản thì khoảng 1/3 anh chị em của mẹ cũng có khả năng mắc bệnh này, và cũng có thể là mẹ sẽ di truyền bệnh này cho hai hoặc ba em bé của mẹ.

Một dấu hiệu khác của trào ngược bàng quang - niệu quản là con thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Con có thể sẽ cảm thấy khó chịu và thiếu hụt năng lượng thường ngày nếu con bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng đường tiết niệu là có máu trong nước tiểu của con và nước tiểu có mùi khó chịu. Con cũng có thể bị sốt và ốm.

Tuy nhiên, đa số trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu mà không bị trào ngược bàng quang-niệu đạo. Bác sĩ có thể loại trừ bất cứ điều gì nghiêm trọng hoặc giới thiệu con đến gặp bác sĩ nhi nếu con cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Tại bệnh viện, bác sĩ nhi khoa sẽ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng trào ngược bàng quang-niệu quản của con. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ tổn thương của thận vì trào ngược bàng quang-niệu quản lặp đi lặp lại có thể gây ra sẹo ở thận của con. Bước đầu tiên thường là siêu âm thận.

Tùy thuộc vào độ tuổi của con và tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu trẻ làm thêm các xét nghiệm, bao gồm:

  • Một loại tia X được gọi là cystourethrogram-MCUG (chụp X-quang bàng quang-niệu đạo). Bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào bàng quang của con thông qua một ống mềm, mịn. Các dòng thuốc nhuộm được sử dụng sẽ cho biết con bị trào ngược bàng quang niệu quản độ mấy. MCUG là xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán trào ngược bàng quang niệu đạo.
  • Quét axit dimercaptosuccinic-DMSA (xạ hình thận bằng DMSA). Bác sĩ sẽ tiêm DMSA phóng xạ cho con, chất phóng xạ này sẽ chảy đến thận của con. Thiết bị hình ảnh đặc biệt được sử dụng để chụp lại hình dạng thận của con và hiển thị bất kỳ tổn thương nào ở thận. Đây là xét nghiệm tốt nhất để tìm xem thận của con có bị sẹo sau khi nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Cả hai xét nghiệm này đều rất an toàn. Các chất được sử dụng để tạo ra hình ảnh chất lượng tốt về thận của con được thải ra khỏi cơ thể con một cách vô hại.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ về một số biến chứng có thể xảy ra khi chụp X-quang bàng quang niệu đạo chẳng hạn như nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kê cho con một đợt kháng sinh kéo dài ba ngày, bắt đầu từ ngày trước khi con chụp X-quang. Kháng sinh sẽ giúp con phòng ngừa các loại nhiễm trùng đường tiết niệu khác.

Mẹ có thể xem thêm các bệnh thường gặp ở trẻ như:

Phương pháp điều trị bệnh trào ngược bàng quang-niệu quản

Nếu con bị trào ngược bàng quang - niệu quản ở mức độ nhẹ, bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi con thông qua kiểm tra định kỳ tại bệnh viện. Tình trạng trào ngược bàng quang-niệu đạo sẽ được cải thiện khi con lớn lên. Con có thể tự khỏe mạnh hơn mà không cần phải thực hiện bất kỳ điều trị nào.

Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn cho con dùng kháng sinh hàng ngày trên cơ sở liều lượng thấp dùng trong thời gian dài. Quá trình điều trị này có thể kéo dài cho đến khi con được ít nhất một tuổi hoặc tùy thuộc vào việc con có còn các triệu chứng trào ngược bàng quang niệu quản hay không.

Kháng sinh có thể ngăn chặn con khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại giúp bảo vệ thận của con. Bé trai có khả năng phục hồi tốt hơn bé gái sau một năm kể từ khi bị trào ngược bàng quang niệu quản.

Một số chuyên gia đã đặt ra câu hỏi về lợi ích của việc sử dụng kháng sinh lâu dài để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, trong trường hợp điều này giúp cho kháng sinh chống lại nhiễm nhiễm trùng đường tiết niệu có thể phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, sự cân nhắc vẫn thiên về việc bảo vệ trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong khi chúng đang phát triển.

Mẹ có thể giúp con phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách:

  • Không để trẻ bị táo bón. Táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang của con và làm con đi tiểu không đúng cách. Mẹ hãy cho con uống nhiều nước và kiểm tra xem nước tiểu của con có nhạt màu hay không. Nước tiểu nhạt màu là một dấu hiệu cho thấy con đủ nước do đó con sẽ ít bị táo bón.
  • Nếu mẹ đang cho con bú thì hãy tiếp tục cho con bú mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch của con và bảo vệ con khỏi táo bón.
  • Khi mẹ thay tã cho con, mẹ hãy cẩn thận lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang.

Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho con ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.

Nếu con bị trào ngược bàng quang - niệu quản nặng hoặc nhiễm trùng liên tục, con cần được chữa trị bằng các phương pháp điều trị tại bệnh viện.

Các bác sĩ chuyên khoa đã điều trị thành công rất nhiều ca trào ngược bàng quang - niệu quản nặng. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào phù hợp với tất cả các em bé và trường hợp của con sẽ được đánh giá riêng.

Phương pháp điều trị mà bác sĩ phẫu thuật khuyên dùng nhất là tiêm một loại thuốc an toàn có chứa đường vào bàng quang của con. Loại thuốc này giúp các mô xung quanh van giữa bàng quang và niệu quản dày hơn và vững chắc hơn.

Phương pháp này có tác động tốt, đặc biệt là nếu con được điều trị trong năm đầu tiên. Phương pháp này có thể bảo vệ con chống lại trào ngược bàng quang - niệu quản lặp lại khi còn bé và sự nhập viện để điều trị khi con lớn lên.

Có một phương pháp khác liên quan đến việc cấy lại niệu quản vào thành bàng quang để giúp bàng quang hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ gây biến chứng cao hơn và thường không được sử dụng như một phương pháp điều trị phổ thông cho chứng trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo