Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh. Vậy vi khuẩn gây ra viêm phổi là gì? Viêm phổi có nguy hiểm với trẻ không? Viêm phổi gây ra những biến chứng gì? Diễn biến bệnh viêm phổi như thế nào? Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh là gì? Và mẹ cần làm gì để phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một loại nhiễm trùng vùng ngực hoặc phổi ảnh hưởng đến một hoặc cả hai phổi. Phổi bị viêm và chứa đầy đờm, gây ra ho và khó thở.

Viêm phổi có thể phát triển sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Viêm phổi thường do một số loại vi rút và vi khuẩn. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi do virus.

 Virus RSV là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi

Virus RSV là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi

Viêm phổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên,viêm phổi phổ biến và nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ .

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Viêm phổi có thể phát triển nhanh chóng trong vòng một hoặc hai ngày, hoặc chậm hơn. Rất khó để phân biệt trẻ bị viêm phổi hay trẻ bị cảm lạnh nặng. Ho thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên, nếu trẻ có các biểu hiện sau mẹ hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Con bị ho dữ dội và ho ra đờm đặc màu vàng, xanh lá cây, màu nâu hoặc có lẫn máu 
  • Trẻ trông rất mệt mỏi
  • Con mất cảm giác thèm ăn
  • Bé bị sốt, đổ mồ hôi và rùng mình

Một số trẻ sơ sinh bị viêm phổi nghiêm trọng hơn cần được điều trị tại bệnh viện. Đưa em bé đi cấp cứu ngay nếu:

  • Con đang thở gấp. Phần da giữa xương sườn, trên xương đòn hoặc dưới khung xương sườn của con bị hút vào sau mỗi nhịp thở.
  • Con uống ít hơn một nửa lượng chất lỏng bình thường trong 24 giờ 
  • Con thở khò khè (một âm thanh thô ráp, nghe như huýt sáo khi con thở)
  • Môi và móng tay trẻ tái xanh

Chẩn đoán viêm phổi

Bác sĩ sẽ nghe phổi của bé bằng ống nghe để kiểm tra lượng đờm và bất kỳ âm thanh nào. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhịp tim và nhịp thở của bé và hỏi mẹ về các triệu chứng khác. 

Bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ chụp X-quang phổi trong bệnh viện nếu bé quá yếu. Chụp X-quang giúp mẹ nhìn thấy phổi của con bị ảnh hưởng như thế nào.

Trẻ cũng có thể cần xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm đờm để xem tình trạng viêm phổi là do vi rút hay vi khuẩn.

Điều trị viêm phổi như thế nào?

Nếu bác sĩ cho rằng em bé chỉ bị viêm phổi nhẹ, trẻ có thể điều trị tại nhà. Nếu viêm phổi do vi khuẩn, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu viêm phổi do vi rút, bệnh sẽ tự khỏi khi hệ thống miễn dịch của bé tạo ra các kháng thể chống lại vi rút.

Vì có thể khó biết được viêm phổi của bé là do nhiễm vi khuẩn hay do vi rút, đặc biệt là nếu bé không đến bệnh viện để xét nghiệm nên bác sĩ có thể kê cho bé một đợt kháng sinh để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên mẹ cần thận trọng khi cho trẻ uống kháng sinh.

Mẹ cũng có thể thử các phương pháp điều trị khác để giúp giảm bớt sự khó chịu của bé như:

  • Để bé được nghỉ ngơi nhiều
  • Cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để hạ sốt. Mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol từ hai tháng hoặc uống ibuprofen nếu trẻ được ba tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg (11Ib). Kiểm tra thông tin liều lượng trên bao bì, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ nếu mẹ không chắc chắn về liều lượng dùng cho con.
  • Bé có thể dễ bị mất nước nếu đường thở bị tắc nghẽn và ho khiến bé không muốn uống nước. Khuyến khích trẻ bú mẹ nhiều hơn. Nếu trẻ đang bú bình hoặc ăn dặm, hãy dỗ dành con uống nhiều nước.

Không cho trẻ sơ sinh uống bất kỳ loại thuốc ho và cảm lạnh không được bác sĩ kê đơn. Thậm chí là không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng các loại thuốc không kê đơn vì nguy cơ gặp tác dụng phụ cao.

Mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu:

  • Các triệu chứng của trẻ không đỡ sau 48 giờ kể từ khi sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Trẻ sốt cao hơn
  • Con có vẻ kích động hoặc cực kỳ đau đớn

Nếu bé khó thở hoặc mẹ không thể đưa bé đến bác sĩ quen mẹ hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

Nếu trẻ phải nhập viện các bác sĩ sẽ cho bé truyền nước trong trường hợp trẻ mất nước nghiêm trọng. Nếu lượng oxy trong máu của trẻ thấp con cũng được thở oxy qua mặt nạ. Trẻ cũng có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền nhỏ giọt vào cơ thể.

Thời gian trẻ nằm viện phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi. Đối với những trường hợp nhẹ, con chỉ cần nằm viện một hoặc hai ngày. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn trẻ có thể phải nằm viện 5 ngày hoặc 6 ngày .

Nếu em bé của bạn đang hồi phục tốt sau khi xuất viện, trẻ sẽ không cần điều trị tiếp. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm phổi nặng hoặc các triệu chứng không suy giảm con cần chụp X-quang một lần nữa để điều trị.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh

Để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ bị viêm phổi của con mẹ nên:

  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Vắc-xin phế cầu khuẩn (PCV) bảo vệ trẻ khỏi một số vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Tiêm phòng đầy đủ các vắc xin Hib, bạch hầu và ho gà cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa cách bệnh có thể dẫn tới viêm phổi.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân. Tạo thói quen che miệng và mũi khi ho, thường xuyên rửa tay cho cả mẹ và bé để ngăn vi khuẩn lây lan.
  • Đảm bảo trong nhà không có khói thuốc. Nếu bố hoặc mẹ hút thuốc hãy cố gắng cai thuốc để bảo vệ con. Trẻ sống trong môi trường nhiều khói thuốc sẽ dễ bị ốm và mắc các bệnh như viêm phổi, cảm lạnh, hen suyễnnhiễm trùng tai hơn. Đây là lý do nhà nước đã có luật cấm hút thuốc nơi công cộng.

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo