Nhận biết nhanh dấu hiệu trẻ cần đi khám ngay

đăng bởi Tiên Tiên

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên con dễ có các vấn đề về sức khỏe. Với một số triệu chứng nhẹ, mẹ có thể điều trị cho trẻ tại nhà. Nhưng với các triệu chứng như sốt cao không hạ, ho, mất nước, hóc dị vật, khó thở, chảy máu, sốt co giật... mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám hoặc gọi cứu thương.

Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh như nghẹt mũi, chảy mũi, phát ban hoặc đau bụng... Hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên con dễ mắc các bệnh nhẹ hơn người lớn.

Sẽ khó khăn để mẹ đánh giá con có ốm nặng hay không vì con không thể nói cho mẹ nghe mình cảm thấy như thế nào.

Tuy nhiên, nếu trẻ gặp các tình trạng dưới đây, mẹ phải đưa con đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trẻ dưới 3 tháng sốt từ 38 độ trở lên
  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng và sốt từ 39 độ trở lên
  • Trẻ bị mất nước. Mẹ hãy để ý các dấu hiệu như thóp mềm trên đầu của trẻ lõm vào, môi và miệng khô, nước tiểu vàng sẫm và con có ít tã ướt hơn.
  • Trẻ bị tiêu chảy sáu lần trở lên trong vòng 24h hoặc bị tiêu chảy liên tiếp sau 5-7 ngày.
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội. Trong trường hợp này con sẽ cong lưng và co chân lên. Bụng trẻ cũng bị trướng lên rất to.
  • Trẻ bị ốm liên tục, nôn ra máu hoặc mật xanh
  • Trẻ dưới 28 ngày tuổi mắt đỏ, ra nhiều nhỉ nhèm. Rất có thể con đã bị viêm kết mạc sơ sinh.
  • Trẻ bị chảy máu trong quá trình rốn đang lành lại.

Nếu mẹ không thể gọi cho bác sĩ quen khám cho bé, hãy gọi cho ý tá hoặc các phòng khám gần đó. Nhân viên sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên cho mẹ, thậm chí điều xe cứu thương tới nếu cần.

Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sức khỏe bất thường

Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sức khỏe bất thường

Khi nào nên đưa bé đến khoa tai nạn & cấp cứu

Nếu con cần điều trị ngay lập tức với một căn bệnh hoặc chấn thương không nguy hiểm đến tính mạng, mẹ hãy đưa trẻ tới khoa tai nạn và cấp cứu. Ví dụ như trong các trường hợp:

  • Trẻ sốt liên tục, sử dụng paracetamol và ibuprofen cho trẻ em cũng không có tác dụng. Đặc biệt nếu trẻ lả đi và không tỉnh táo mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
  • Trẻ khó chịu sau khi nuốt phải các vật độc hại, chẳng hạn như thuốc của người lớn. Mẹ nên mang theo mẫu vật mà trẻ đã nuốt để đội ngũ y tế chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn.
  • Mũi hoặc tai của trẻ có vật mắc kẹt bên trong. Mẹ đừng cố gắng tự lấy những vật lạ đó ra vì mẹ có thể vô tình đẩy nó vào sâu hơn.

Khi nào cần gọi xe cứu thương cho trẻ

Nếu trẻ ốm nặng đến mức cần được điều trị y tế khẩn cấp, mẹ hãy gọi cấp cứu 115. Mẹ sẽ được hỏi về tình trạng của trẻ và một chiếc xe cứu thương sẽ được điều động ngay.

Mẹ hãy gọi cấp cứu ngay trong các trường hợp:

  • Trẻ khó thở. Con thở hổn hển, khò khè hoặc có tiếng thở lạ. Hoặc phần bụng dưới lồng ngực của con bị hút vào mỗi lần con hít thở.
  • Trẻ có dấu hiệu viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Các dấu hiệu bao gồm: Trẻ sốt và tay chân chân lạnh, phần thóp trên đầu bị sưng. Con khóc lóc hoặc rên rỉ bất thường, buồn ngủ, người mềm nhũn, không thích ánh sáng, thở hổn hển hoặc thở nhanh. Da nhợt nhạt hoặc xuất hiện phát ban đỏ tím không biến mất khi mẹ ấn vào. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về bệnh: viêm màng não.
  • Trẻ bị nhiễm trùng và có dấu hiệu nhiễm trùng huyết như da lạnh và ướt hoặc xuất hiện vết lốm đốm, khó thở, không tỉnh táo hoặc mất ý thức .
  • Con không thức dậy, hoặc không thể tỉnh táo sau khi mẹ gọi dậy.
  • Trẻ bị rách da chảy máu không ngừng cần được khâu. Cho đến khi xe cấp cứu tới mẹ phải ấn vào vết thương bằng một miếng vải sạch để cầm máu. Nâng phần bị thương cao hơn tim để giảm lưu lượng máu chảy đến vết thương.
  • Trẻ lần đầu tiên bị sốt co giật, hoặc đã từng bị sốt co giật nhưng lần này kéo dài hơn năm phút. Mắt con trợn ngược, không có phản ứng và tay chân co giật. Những cơn co giật, động kinh thường do trẻ bị sốt.
  • Trẻ bị bỏng cỡ lớn hơn bàn tay. Nguyên nhân gây bỏng có thể là nhiệt, điện hoặc hóa chất, bỏng do hơi nước hoặc nước rất nóng. Nếu vết bỏng sạm đen hoặc trông trắng ợt thì đó là vết bỏng sâu cần được điều trị tại bệnh viện, kể cả đó là một vết bỏng nhỏ.
  • Trẻ nuốt phải pin. Những loại pin này khi đi vào cơ thể có thể tiết ra các chất hóa học độc hại làm mòn da. Chất này sẽ khiến dạ dày hoặc ruột bị thủng. Trong trường hợp này mẹ hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và mang theo đồ chơi có chứa pin hoặc cục pin loại đó để bác sĩ xem xét.

Trường hợp nào mẹ có thể đợi lịch hẹn với bác sĩ?

Hầu hết các bệnh mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải đều có vai trò trong sự phát triển của con. Chỉ cần được mẹ chăm sóc và hỗ trợ điều trị em bé sẽ phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên nếu trẻ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn bình thường mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Chẳng hạn như khi con mắc các bệnh như thủy đậu, tay chân miệng lâu ngày không khỏi.

Trong khi chăm sóc trẻ tại nhà, mẹ có thể xin lời khuyên từ bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về các căn bệnh nhẹ của trẻ như khóc dạ đề, mọc răng và các vấn đề giấc ngủ cũng như các loại thuốc không cần kê đơn. Việc liên lạc với bác sĩ thường xuyên cũng sẽ giúp mẹ biết khi nào nên đưa trẻ đi khám.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo