‘Hết chịu nổi’ vì bé sơ sinh quấy khóc cả ngày? Dưới đây là giải pháp của mẹ

đăng bởi Minh Tâm

Mặc dù khóc là cách giao tiếp duy nhất để em bé sơ sinh bày tỏ mong muốn của mình với mẹ, nhưng trẻ sơ sinh khóc cả ngày lẫn đêm, thậm chí trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân… khiến mẹ loay hoay chưa biết làm gì khi trẻ quấy khóc? Vậy thì đã đến lúc mẹ cần đọc bài viết này để hiểu bé hơn rồi đó.

 

 

Trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục do không được ăn no

Ăn no và ngủ đủ là những nhu cầu tối thiểu em bé sơ sinh cần được đáp ứng. Bởi vậy, khi bé sơ sinh quấy khóc cả ngày, việc đầu tiên mẹ có thể nghĩ đến là bé chưa được ăn no. Ăn no có nghĩa là đủ nhu cầu và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. 

Bé bú không đủ nhu cầu

Mẹ có thể thấy những trường hợp bé không được ăn no như bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn nhưng mẹ vừa dùng thuốc hoặc tâm lý căng thẳng khiến nguồn sữa sụt giảm đột ngột.

Một nguyên nhân thường gặp nữa là bé bú không đúng khớp ngậm khiến bé bú rất lâu mà không có sữa. Tình trạng này kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo và tiết sữa mẹ, khiến nguồn sữa của mẹ sụt giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, cũng có những mẹ cho bé ăn sữa bằng bình nhưng quan niệm sợ con ăn nhiều bị “giãn dạ dày” nên đong đếm, hạn chế lượng sữa cho bé ăn mỗi bữa. 

Bé cần được ăn đúng nhu cầu

Bé bị cho ăn quá nhiều

Bên cạnh việc hạn chế cho ăn thì có những trường hợp bé bị ép ăn sữa quá nhiều. Mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng, bởi vậy nên sẽ có những em bé ăn ít hơn so với lượng trung bình của nhiều bé khác.

Người lớn bị ảnh hưởng tâm lý con ăn ít sẽ thấp bé, nhẹ cân dẫn đến việc đút thìa hay vất vả làm mọi cách để bé ăn thêm. Hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển, tình trạng luôn phải làm việc quá tải sẽ gây áp lực và ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa của bé. Bởi ăn no là điều cần thiết nhưng ăn quá no thì không mẹ nhé!

 

 

Bé bú vặt

Có thể trong vài tuần đầu khi mới sinh mẹ và bé cần nghỉ ngơi thì mẹ có thể ôm bé và cho bú bất cứ lúc nào bé muốn. Bé có thể ti vặt, ti lắt nhắt, ti rồi ngủ nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và xa hơn là thói quen ăn uống lành mạnh của bé.

Bé ăn rải rác nên sẽ không học được cách nhận biết cảm giác no hay đói. Từ đó, bé có thể thường xuyên khóc đòi ăn nhưng khi mẹ cho ăn thì chỉ ăn rất ít. Đây có thể trở thành vòng luẩn quẩn khiến mẹ và bé rất căng thẳng và mệt mỏi.

Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc

Từ khi mới sinh, nếu không gặp vấn đề về sức khỏe khiến không thể cho bé bú thì mẹ đừng nôn nóng cho bé ăn bình. Ngoài việc được tiếp nhận nguồn sữa non quý giá thì việc bé tập ti mẹ sẽ giúp gọi sữa mẹ về hiệu quả và tạo sự gắn kết giữa mẹ với bé.

Khớp ngậm khi bé bú mẹ và bú bình khác hẳn nhau nên nếu bé được làm quen với ti bình hay ti giả quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ hiệu quả của bé.

Ngay cả khi mẹ sinh mổ, cho dù sữa mẹ chưa về kịp thì mẹ hãy yên tâm rằng với nguồn năng lượng tích lũy trong cả quá trình thai nghén trong bụng mẹ, bé vẫn đủ dùng trong một vài ngày đầu tiên mà không cần ăn thêm.

Tập cho bé khớp ngậm đúng là việc rất quan trọng

Để biết bé có ăn đủ hay không thì có rất nhiều tín hiệu để mẹ dễ dàng nhận biết. Mẹ chỉ cần quan sát bé để có điều chỉnh phù hợp:

Với bé bú mẹ trực tiếp: Khi đã tập được khớp ngậm đúng cho bé, mẹ cần chú ý thời gian bé bú mẹ có đủ hay không, thông thường 30-40 phút

Với bé bú bình: Mẹ theo dõi số lần bỉm ướt của bé có phù hợp với tháng tuổi hay không. Mẹ tuyệt đối không đo đếm số ml sữa để ép bé ăn cho đủ số lượng ấn định.

Nếu bé đang ăn thì ngủ gật, mẹ cần đánh thức bé dậy để ăn thành bữa, tránh tạo thói quen ăn vặt cho bé. Mẹ có thể dùng khăn mát áp vào má bé hoặc mẹ có thể vắt bớt sữa đầu chứa thành phần dễ gây buồn ngủ cho bé.

Trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục vì không được ngủ đủ

Môi trường ngủ không bảo đảm

Mẹ có thể thấy nhiều gia đình người lớn có thói quen đi ngủ muộn và cho bé ngủ muộn theo. Giấc ngủ đêm của bé có thể bắt đầu một cách tự nhiên từ 6-7h tối nhưng đây là khoảng thời gian mọi người đi làm về và tất bật với những công việc nhà. Tiếng bát đũa lanh canh, tiếng người lớn í ới, tiếng tivi ồn ào, tiếng anh chị lớn của bé chơi đùa… Tất cả đều là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc khó chịu. 

Bé không được ngủ đủ do môi trường ngủ không bảo đảm

Bị gọi dậy ăn đêm hoặc thay bỉm

Nhiều mẹ sợ con đói vì mải ngủ suốt mười mấy tiếng buổi đêm lại lo lắng đánh thức bé dậy để ăn thêm bình sữa. Và với em bé sơ sinh thì ăn xong tất nhiên sẽ phải poo với pee. Thế là mẹ lại lục đục bật đèn thay bỉm. Bé bị gián đoạn giấc ngủ, nhiều khi không ngủ lại được và dẫn đến thiếu ngủ.

Ăn và ngủ có mối liên hệ mật thiết. Khi bé ăn vặt hoặc ăn rồi ngủ, bé sẽ ăn không đủ no để có thể ngủ ngon giấc. Giấc ngủ của bé bị gián đoạn do cơn đói bất chợt làm phiền.

Đặc biệt, nếu ban ngày bé ăn không hiệu quả và xu hướng dịch chuyển lượng ăn tập trung về ban đêm, lúc này mẹ sẽ rất căng thẳng vì trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày lẫn đêm để đòi ăn. Ăn không được vì buồn ngủ, ngủ cũng không xong vì bị đói. Và thế là ăn và ngủ như một vòng lặp luẩn quẩn khiến mẹ không sao giải quyết.

Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh cứ thức la khóc. Các mẹ thường gọi là gắt ngủ, do ngủ không đủ, ngủ thiếu giấc.

Cách giải quyết

Bé sơ sinh đang quen với môi trường trong bụng mẹ: tối, được ôm ấp chặt chẽ bởi tử cung và bao bọc bởi những âm thanh đều đều quen thuộc bên trong cơ thể mẹ. Bé cần có thời gian để làm quen với môi trường chói chang, nhiều âm thanh hỗn loạn và đột ngột của thế giới xung quanh.

Ngoài ra, phản xạ moro trong ít nhất tháng đầu tiên cũng khiến bé giật mình choàng tỉnh. Đó có thể là lý do khiến trẻ sơ sinh cứ thức là khóc hoặc trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ. 

Mẹ có thể mô phỏng các yếu tố trong bụng mẹ để thiết lập môi trường ngủ giúp bé an tâm ngủ sâu giấc như chuẩn bị phòng tối tách biệt với hoạt động của các thành viên khác trong gia đình, quấn bé khi ngủ, bật tiếng ồn trắng…

Mẹ cần chú ý tạo môi trường ngủ thích hợp cho bé

Bé sơ sinh đạt từ 6kg trở lên có khả năng tích lũy năng lượng để có thể ngủ xuyên đêm. Bởi vậy, nếu bé đủ điều kiện và không có nhu cầu dậy để ăn, mẹ hãy yên tâm để bé tiếp tục ngủ nhé. Nếu cần phải thay bỉm, mẹ cần chú ý thay bỉm nhanh gọn trong yên lặng và ánh sáng đủ dùng để giúp bé ngủ lại dễ dàng.

Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày lẫn đêm do bị đầy hơi

Bé sơ sinh có thể dễ dàng nuốt rất nhiều khí từ quá trình bú và khóc. Thử tưởng tượng khi bị chướng bụng, đầy hơi người lớn chúng ta khó chịu như thế nào. Còn trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn hoặc trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người là một trong những cách để thông báo sự khó chịu của mình đến ba mẹ. 

Bé có thể không tiêu hóa được các loại protein trong sữa do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

 

 

Cách giải quyết

Mẹ cần có thói quen vỗ ợ cho bé sau mỗi lần ăn để bé luôn dễ chịu. Việc này còn giảm thiểu những hậu quả nguy hiểm từ việc bé bị nôn trớ trong khi ngủ. Sau khi cho bé ăn xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi và vỗ ợ hơi cho bé, tránh tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khó chịu do đầy hơi nhé!

Ngoài ra mẹ nên massage vùng bụng và tập thể dục nhẹ nhàng giúp bé dễ tiêu hóa. Mẹ có thể dùng tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Hãy dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của bé nhé! Một lưu ý quan trọng cho mẹ là không nên massage ngày khi bé vừa ăn xong.

Nếu đã vỗ ợ đúng cách mà vẫn không “thoát” khỏi tình trạng trẻ sơ sinh khóc cả ngày lẫn đêm, khóc liên tục không thể trấn an thì mẹ cần xem thêm chất phân của bé. Tiêu chảy hay táo bón có thể là dấu hiệu bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. 

Mẹ chú ý vỗ ợ cho bé sau khi ăn

Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày do lịch sinh hoạt không ổn định

Bé chưa bày tỏ được nhu cầu cá nhân của mình cho mẹ hiểu và thậm chí chính bé cũng chưa thể định nghĩa được nhu cầu của mình. Lịch sinh hoạt không ổn định khiến bé càng hoang mang không biết chuyện gì sắp xảy ra với mình.

Trong khi bé muốn ngủ thì mẹ lại cứ dỗ bé ăn. Một hệ quả của lịch không phù hợp hoặc không có lịch nào cả là ban ngày bé bị thiếu ngủ do thức quá nhiều so với tuần tuổi dẫn đến ban đêm bé quá mệt không thể vào giấc. Đó là lý do mà trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày lẫn đêm.

Cách giải quyết

Nếp sinh hoạt ổn định và phù hợp với bé là cách hiệu quả giúp bé dần nhận biết được quy luật, tự xây dựng cảm giác an tâm. Cũng nhờ đó, khi trẻ quấy khóc bất thường thì mẹ sẽ dần đoán biết được nhu cầu của con. Có nhiều lịch sinh hoạt dành cho bé sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo như EASY 3, EASY 4, EASY 5-6 và các lịch biến thể khác để phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng như cá nhân mỗi bé. 

Tuy nhiên không phải thích lịch nào là có thể áp dụng lịch đó. Mà ứng với từng giai đoạn phát triển của bé mà mẹ cần quan sát các dấu hiệu của con để áp dụng lịch linh hoạt phù hợp giúp bé luôn được ăn no ngủ đủ chơi ngoan. Khi đó, đôi khi hàng xóm lại hỏi mẹ những câu như: Sao nhà có trẻ con mà nhà chẳng mấy khi có tiếng khóc? 

Giải đáp thắc mắc: Có nên để trẻ sơ sinh khóc tự nín?

Câu trả lời hoàn toàn là không mẹ nhé! Trẻ sơ sinh là trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi. Cho trẻ sơ sinh tự khóc tự nín là một hiểu lầm vô cùng tai hại của nhiều mẹ muốn hướng dẫn con tự ngủ giai đoạn này.

Giai đoạn 0-3 tuổi, phương pháp hướng dẫn tự ngủ đơn giản nhất là 4s, 5s với nút chờ bé khóc sau mỗi 3 phút - 5 phút - 7 phút mẹ sẽ hỗ trợ để bé đi vào giấc ngủ. Chứ hoàn toàn không phải tự khóc tự nín như các mẹ lầm tưởng nhé! 

Để giúp bé Easy - tự ngủ thành công dễ dàng, ít nước mắt sau 7 ngày, mẹ tham khảo POH Easy One (0-19 tuần) nhé!

Với những bé 0-12 tuần tham gia POH Easy One, con được hướng dẫn đưa vào sinh hoạt EASY khoa học, được hướng dẫn tự ngủ thành công dễ dàng, ít nước mắt. 

Hơn 10.000 bé đã tham gia ngay từ 0-12 tuần và thành công nhanh chóng. Bé ăn no, ngủ đủ, vui tươi cả ngày mà chẳng mấy khi quấy khóc. Đồng thời mẹ được ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Để tham gia POH Easy, mẹ đăng ký POH Easy One cho bé 0-12 tuần nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo