Luyện tự ngủ cho bé 2 tháng tuổi giúp con ăn ngon ngủ kỹ

đăng bởi Thanh Thanh

Nuôi con nhỏ đúng là không có gì khiến bố mẹ vui sướng bằng con ăn no, ngủ kỹ. Thế nhưng với trẻ 2 tháng tuổi thì việc này có thể sẽ tương đối khó khăn. Vì trong giai đoạn này thì con vừa trải qua wonder week 5 đầu đời, lại đang trong giai đoạn đỉnh điểm quấy khóc 6-8 tuần tuổi và rục rịch bước vào wonder week 8.

Vì thế nên bí quyết để bé ở giai đoạn này có thể ăn ngon ngủ kỹ chính là luyện tự ngủ cho bé 2 tháng tuổi. Bởi vì chỉ khi tự ngủ thì con mới có thể ngủ những giấc ngủ dài. Lúc này dù có tỉnh giấc thì con cũng có khả năng tự biết ngủ lại mà không tỉnh giấc giữa chừng hoặc khóc đòi bố mẹ.

Còn làm thế nào để giúp trẻ 2 tháng tuổi tự ngủ thì mời mẹ theo dõi bài viết của POH để biết cách áp dụng cho con nhé!

Luyện tự ngủ cho bé 2 tháng tuổi bắt đầu từ lịch EASY

Cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ hay cách cho bé tự ngủ EASY đều có một điểm chung: Con cần được sinh hoạt theo lịch EASY phù hợp với độ tuổi. 

Cách cho bé 4 tháng ngủ xuyên đêm hay bé 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm cũng bắt đầu bằng cách sinh hoạt theo lịch EASY và tập tự ngủ cho con. 

Lý do là vì chỉ khi sinh hoạt theo lịch EASY thì con mới có thời gian thức - ngủ phù hợp với lứa tuổi để ngủ ngon. Các bé có thể đáp ứng lịch EASY thì cũng có nghĩa là con đã biết cách ăn no, ăn hiệu quả - điều kiện cần thiết để bé tự ngủ thành công.

Nếu bé sinh hoạt lộn xộn, không nề nếp nào cả, thì mẹ thực sự rất khó để hiểu con muốn gì. Mẹ không biết lúc nào con đòi ăn? Lúc nào con muốn ngủ? Nhiều mẹ đọc tín hiệu đoán chương trình sai khiến con càng ngày càng quấy. Vì con đang muốn A nhưng thứ mẹ đáp ứng là B. Bảo sao mà con không cáu!

Một khi con đã tự ngủ thì mẹ chẳng phải lo bế ru đến đau cả lưng, gãy cả tay, rã cả miệng mà con vừa không chịu ngủ, vừa tăng nguy cơ bị hội chứng rung lắc, ảnh hưởng đến trí não. Hay chờ đợi trong bất lực khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Vì lúc này đặt xuống là con đã ngủ luôn rồi. 

Lịch sinh hoạt bé 2 tháng tuổi có thể là lịch biến thể EASY 3,5 với các chu kỳ sinh hoạt dài 3,5 tiếng (gồm 2 tiếng ngủ + 1,5 tiếng thức). Mẹ có thể tham khảo thời gian sinh hoạt cho bé theo EASY 3,5 cho bé 2 tháng tuổi như lịch mẫu sau:

.Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng hay thời gian ngủ trong ngày của trẻ 2 tháng tuổi là bao nhiêu thì đều phụ thuộc vào lịch EASY trong ngày của bé. Mẹ cộng tất cả thời gian ngủ của con là ra.

 

 

Luyện tự ngủ cho bé 2 tháng tuổi bằng phương pháp 4S/5S

Muốn luyện tự ngủ cho bé 3 tháng tuổi thì mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp 4S/5S này. Nhưng khác với bé 2 tháng tuổi thì bé 3 tháng tuổi sẽ cần đáp ứng được lịch sinh hoạt EASY 4 chứ không còn là EASY 3,5 nữa.

Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì bé cần ngủ nhiều hơn nên chưa thể áp dụng lịch EASY với giờ giấc cố định được. Nhưng con cũng hoàn toàn có thể tự ngủ nếu được bố mẹ hỗ trợ ăn hiệu quả, vỗ ợ tốt, sinh hoạt theo TRÌNH TỰ SINH HOẠT (chứ không phải lịch sinh hoạt mẹ nha) và kết hợp với phương pháp 4S/5S này.

Mẹ hãy cùng tìm hiểu về các bước thực hành phương pháp 4S/5S giúp luyện tự ngủ cho bé 2 tháng tuổi cùng POH nhé:

Bước 1: Xác định thời gian thức

Bước đầu tiên mà bố mẹ muốn con tự ngủ là cần xác định đúng thời gian thức phù hợp để cho con đi ngủ đúng ngưỡng buồn ngủ. Với những bé sinh hoạt theo lịch EASY thì thời gian thức và ngưỡng buồn ngủ có thể xác định dễ dàng.

Khi bé đến ngưỡng buồn ngủ thì mẹ nên dừng mọi hoạt động và đưa con và thực hiện trình tự ngủ nhất quán cho bé.

Bước 2: Quấn bé

Quấn là cách siêu tốt giúp tái tạo môi trường trong bào thai. Từ đó giúp con cảm thấy được quen thuộc, an toàn nên dễ đi vào giấc ngủ hơn. Lý do là vì khi được ôm chặt bởi quấn thì con sẽ có cảm giác quen thuộc giống như khi còn được ôm chặt bởi tử cung và nước ối của mẹ vậy.

Nhiều bé không sử dụng quấn thì đang ngủ ngon thì giật mình, chân tay khua khoắng vào mặt khiến gián đoạn giấc ngủ của bé. Vì thế quấn chặt cũng là cách giúp bé không bị tỉnh giấc vì phản xạ moro (giật mình).

Thực hiện quấn trước tất cả các giấc ngủ sẽ giúp bé hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ và con sẽ hợp tác tự ngủ tốt hơn.

Bước 3: Wind down - bế vác trấn an bé

Nếu mẹ tưởng tập tự ngủ là không được bế bé lên một tí nào thì nhầm to rồi nhé! Thực chất trong phương pháp tự ngủ 4S/5S vẫn có bước bế vác bé - wind down.

Ở bước này thì bé sẽ được mẹ bế vác trên vai, mẹ có thể tạo tiếng shuu hoặc bật tiếng ồn trắng để trấn an con. Bước wind down là cách tạo cho con sự chuyển giao giữa giờ thức và giờ ngủ.

Thời gian wind down với bé mới làm quen thì có thể sẽ kéo dài 10-20 phút. Khi bé đã quen rồi thì có thể chỉ cần vài phút là xong. Dấu hiệu để mẹ biết đã hết thời gian wind down là thấy con thả lỏng, mềm người nhưng chưa ngủ. Lúc này mẹ sẽ đặt bé xuống cũi để con tự chìm vào giấc ngủ.

Bước 4: Áp dụng nút chờ

Sau khi mẹ đã hoàn thành các bước trên, đặt con và đi ra ngoài mà bé khóc không thể vào giấc thì hãy áp dụng nút chờ. Nút chờ chính là lúc mà mẹ lắng nghe, theo dõi tiếng khóc của con để con có thể học cách tự chuyển giấc.

Thời gian nút chờ nhanh hay chậm phụ thuộc vào tuần tuổi của bé và khả năng chịu đựng tiếng khóc của bố mẹ. Hết nút chờ thì mẹ có thể vào vỗ về và hỗ trợ con tùy theo nhu cầu của bé.

Mẹo giúp áp dụng nút chờ thuận lợi hơn: Bố mẹ hãy đảm bảo con không có bất kì sự khó chịu gì, đảm bảo rằng bé không bị đói, không bị đầy hơi, không quá nóng/quá lạnh… Lúc này thì mẹ sẽ hiểu rằng tiếng khóc của con chỉ đơn giản là vì con đang học cách tự ngủ mà thôi.

Bước 5: Cho bé nằm nghiêng và vỗ shuu

Khi hết nút chờ mà con vẫn khóc (tiếng khóc do con không thể tự ngủ chứ không phải vì bé khó chịu) thì bố mẹ có thể vào vỗ về con bằng cách: Đặt bé nằm nghiêng (con vẫn được quấn, nằm trong cũi và bố mẹ KHÔNG BẾ BÉ LÊN).

Sau đó, mẹ đặt nhẹ bàn tay lên vai và đè nhẹ cả cánh tay dọc theo thân người của bé để con có thể cảm nhận được cái ôm của mẹ. Tiếp theo mẹ hãy vỗ nhẹ nhàng, đều đều vào vai bé, đồng thời mẹ tạo ra tiếng shuu để trấn an con. Hành động vừa vỗ vừa shuu thế này sẽ giúp bé cảm thấy được trấn an rất tốt.

Nếu mẹ làm thế này mà con vẫn khóc thì có thể giới thiệu ti giả cho bé. Ti giả là công cụ trấn an con rất tuyệt vời đó!

Bố mẹ có thể tham khảo kỹ hơn về phương pháp 4S/5S giúp con tự ngủ tại bài viết Trình tự ngủ 4S/5S giúp trấn an bé yêu của POH nhé!

 

 

Luyện tự ngủ cho bé 2 tháng tuổi cùng POH EASY

Tất cả những gì POH chia sẻ với mẹ trên đây đều chỉ là lý thuyết. Để áp dụng thành công, chuẩn chỉnh ngay từ lần đầu tiên giúp con tự ngủ dễ dàng, mời mẹ tham gia POH EASY để được giảng viên của chúng mình tư vấn 1-1 nhé!

Vì POH biết rằng mỗi em bé đều có đặc điểm, tính cách khác nhau, hoàn cảnh mỗi gia đình cũng không giống nhau, nên việc áp dụng EASY và phương pháp tự ngủ sẽ cần có sự điều chỉnh phù hợp. 

Các giảng viên của POH EASY sẽ dựa vào từng giai đoạn, từng đặc điểm tính cách của con và mong muốn của gia đình để tư vấn chuyên sâu 1:1 cho hai mẹ con trong suốt quá trình tham gia khóa học để đảm bảo con học được cách tự ngủ nhanh nhất.

Thật tự hào vì hơn 5 năm qua, POH Easy đã giúp gần 20.000 bé sơ sinh ăn no, ngủ đủ thành công. Mẹ tham khảo ngay POH EASY nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo