Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi và mẹ có thể dạy gì cho bé về giấc ngủ?

đăng bởi Minh Tâm

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh thường ngủ lơ mơ cả ngày lẫn đêm. Vậy sang tháng tiếp theo, giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi sẽ như thế nào?

Hiểu biết về thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi sẽ hỗ trợ đắc lực cho mẹ trong việc thiết lập nếp sinh hoạt khoa học giúp bé phát triển tốt nhất.

Không chỉ vậy em bé còn có thể học được rất nhiều điều về giấc ngủ nữa đó! Mẹ đọc tiếp nhé!

 

 

Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được tạo thành từ nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 40 phút, bao gồm giai đoạn ngủ REM và NREM luân phiên.

Hiểu về giấc ngủ sẽ giúp mẹ có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Trong giai đoạn NREM, bé chìm vào trạng thái ngủ sâu khó đánh thức. Những nguy cơ về đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra vào giai đoạn ngủ này. 

May mắn là giấc ngủ REM của bé chiếm tới 50% một chu kỳ ngủ, lúc này bé ngủ mơ, hay càu nhàu rên rỉ và dễ tỉnh giấc nếu có tác động từ bên ngoài.

Đây cũng là lúc bộ não đang phát triển mạnh mẽ. Vì thế khi bé càu nhàu trong khi ngủ, mẹ hãy bình tĩnh đợi một chút để tránh việc đánh thức thay vì dỗ bé nhé! 

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bé cần ngủ tổng cộng 16 đến 18 giờ mỗi ngày, trong đó giấc ngủ đêm chiếm 11-12 tiếng.

Nhu cầu ăn của trẻ 2 tháng tuổi vẫn cần đến 1-2 lần ăn đêm, đồng thời bé có thể ngủ liên tục 6-8 tiếng trong đêm.

Ban ngày bé có khả năng thức lâu hơn, từ 1.5-2 tiếng liên tục với 3-4 giấc ngủ ngắn. Với nhu cầu ngủ này, mẹ có thể tham khảo EASY 3.5 khi thiết lập lịch sinh hoạt bé 2-3 tháng tuổi.

Thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi mẹ có thể xem tham khảo tại bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh nhé!

Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi dần đi vào ổn định

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều trong tháng củ mật khi mới ra đời. Vậy nếu trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều thì sao?

Hormone tăng trưởng chỉ có thể tiết ra đầy đủ nhất vào khoảng 9-11h tối và khi cơ thể đang ở giai đoạn ngủ sâu NREM.

Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng bước sóng não trở nên ngày càng mạnh mẽ kể từ chu kỳ thứ thứ 5 trở đi.

Đó là lý do vì sao giấc ngủ dài vào buổi đêm rất có ý nghĩa đối với sự phát triển cả về thể chất và trí não của trẻ sơ sinh.

Vì thế trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều vào ban đêm thì đặc biệt có lợi.

Còn nếu trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày, con sẽ bị mệt mỏi thái quá. Con cần ngủ đủ để cơ thể sẵn sàng ngủ một giấc đêm thật sâu, thật dài.

 

 

Mẹ có thể đọc thấy ở đâu đó rằng ngủ ít là dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tháng tuổi thông minh. Trẻ thông minh có thể ngủ ít do có xu hướng tò mò khám phá thế giới xung quanh.

Tuy vậy, trí thông minh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và cần có một quá trình để phát triển.

Trong khi đó, Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít sẽ bỏ lờ khoảng thời gian quý giá để phát triển thể chất và trí não tối ưu.

Để dạy trẻ 2 tháng thông minh, mẹ có thể tham khảo chương trình giáo dục từ sớm POH Acti nhé!

Mẹ có thể dạy bé 2 tháng tuổi những gì về giấc ngủ?

Có thể ai đó cho rằng bé 2 tháng tuổi biết làm gì mà dạy với dỗ! Thế nhưng bé sơ sinh ra đời có biết bao điều lạ lẫm cần học hỏi, ngủ cũng vậy!

Mẹ chính là người thầy đầu tiên, gần gũi yêu thương dạy bé những điều đầu tiên về thế giới này.

Dạy bé phân biệt ngày và đêm

2 tháng tuổi chính là thời điểm cơ thể con bắt đầu hình thành nhịp sinh học, thông qua cơ chế giải phóng các hormone nhất định vào những thời điểm xác định.

Nhờ đó, con có khả năng phân biệt các khái niệm ngày và đêm, sáng và tối. Rất nhiều mẹ vật lộn với tình trạng ngủ ngày cày đêm chỉ vì không khắc phục được việc bé bị lẫn lộn ngày đêm.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm và phát hiện ra rằng nhịp sinh học hình thành nhanh chóng hơn khi con trẻ được tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên.

Bởi vậy, mẹ hãy tạo điều kiện cho con được ra ngoài trời đi dạo, ngăm nhìn và hít thở không khí trong lành nhiều nhất có thể nhé!

Môi trường ngủ ban đêm và ban ngày cũng là dấu hiệu giúp bé phân biệt ngày đêm. Mẹ có thể quy ước phòng ngủ ban đêm phải thật yên tĩnh và tối.

Những hoạt động diễn ra trong đêm như cho bé ăn đem, thay bỉm, thay quần áo cần diễn ra nhanh chóng và yên lặng nhất có thể.

Còn ban ngày, căn phòng ngủ nên có ánh sáng êm dịu và vẫn vọng lại những âm thanh của cuộc sống thường ngày.

Ngoài ra, mẹ tích cực chơi cùng con trong những khoảng thời gian bé thức vào ban ngày, để con hiểu rằng ban ngày là để hoạt động, còn ban đêm là để cơ thể ngủ thật sâu.

Mẹ dành thời gian chất lượng cùng bé yêu

Dạy bé đi ngủ sớm

Nếu mẹ vẫn chưa quen với việc một em bé có thể đi ngủ sớm từ 6h chiều thì mẹ có thể bắt đầu thói quen đi ngủ sớm từng bước một.

Khoảng 30 phút trước khi bé có xu hướng buồn ngủ, hãy bắt đầu chuẩn bị cho bé đi ngủ.

Chẳng hạn, nếu bé thường đi ngủ lúc 20h, mẹ hãy đưa bé vào môi trường ngủ từ khoảng 19h30 và mỗi ngày lại đẩy sớm dần lên từng chút một.

Mẹ cũng cần lưu ý trong cách bế trẻ 2 tháng tuổi, mẹ nên bế rồi đặt bé nằm xuống trước khi bé chìm vào giấc ngủ để cho bé làm quen với việc tự ngủ.

Dạy bé tạo lập thói quen trước khi đi ngủ

Mẹ hãy tạo một trình tự bao gồm một chuỗi các hành động nối tiếp nhau trước giờ đi ngủ để tạo dấu hiệu nhận biết cho bé: “À, đã đến giờ đi ngủ đêm!”.

Đó có thể là đi tắm, massage nhẹ nhàng, đọc sách rồi trò chuyện với mẹ. Tiếp theo, để trình tự này trở thành thói quen, mẹ phải kiên nhẫn lặp lại mỗi ngày một cách nhất quán. 

Những giấc ngủ ngày cũng cần một ký hiệu nho nhỏ để đánh dấu. Mẹ hãy thực hiện một phiên bản ngắn hơn của trình tự ngủ đêm, chẳng hạn chỉ đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu trước mỗi giấc ngủ ngày.

Tất cả những thói quen này đều là để bé tập làm quen với việc tự ngủ, nhằm đạt được giấc ngủ chất lượng và khoa học nhất.

Và để giúp bé tự ngủ hiệu quả, nhanh và ít nước mắt nhất, mẹ có thể tham gia chương trình POH Easy nhé!

Thay vì tự đọc tài liệu, tự áp dụng rồi hoang mang không biết sai ở đâu thì POH Easy sẽ tư vấn chuyên sâu 1-1 riêng cho từng bé.

POH giúp mẹ tìm ra nguyên nhân vấn đề và sửa sai kịp thời, đúng lúc giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm!

Đó là lý do gần 4 năm qua POH đã giúp hàng nghìn bé tự ngủ thành công, hàng nghìn gia đình có hàng triệu giấc ngủ ngon mỗi đêm. 

Để làm được điều này, mời ba mẹ tham khảo POH Easy nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo