Mục lục
Phương pháp CIO With Checks là gì?
Khi nào mẹ có thể áp dụng phương pháp Cry It Out With Checks?
Các bước thực hiện CIO With Checks
Những thắc mắc thường gặp khi áp dụng Cry It Out With Checks
Có thể mẹ rất hào hứng với phương pháp tự ngủ Cry it out nhưng không thể chịu được cảm giác “tội lỗi” khi để con khóc ngằn ngặt hết nước mắt. Với Cry It Out With Checks , mẹ vừa có thể rèn bé tự ngủ theo phương pháp Cry It Out vừa chẳng phải đóng vai phù thủy tàn nhẫn! Tiện cả đôi đường nhỉ? Nào giờ thì mẹ hãy đọc ngay bài viết này để bắt tay vào áp dụng luôn thôi!
Phương pháp CIO With Checks là gì?
Đúng như tên gọi, Cry It Out With Checks hay viết tắt là CIO with checks là phương pháp hướng dẫn tự ngủ trong đó mẹ để bé khóc cho đến khi tự ngủ – nhưng có thể vào trấn an bé sau một khoảng thời gian chờ đợi nhất định và có quy luật. Khoảng thời gian này bắt đầu chỉ với vài phút, sau đó sẽ tăng dần cho đến khi bé học được cách tự ngủ.
Thực nghiệm cho thấy, thông thường chỉ sau vài đêm, Cry It Out With Checks giúp trẻ đi vào giấc ngủ thành công. Các nghiên cứu khoa học cũng kết luận rằng phương pháp này không gây tổn hại tâm lý lâu dài hoặc bị ảnh hưởng đến sự gắn bó giữa mẹ và bé.
Tương tự như Cry It Out không kiểm soát, điểm cốt lõi của Cry It Out With Checks nằm ở việc trẻ học được cách tự xoa dịu và tự đi vào giấc ngủ mà không cần đến sự giúp đỡ của mẹ. Tuy nhiên, khác với CIO không kiểm soát, việc mẹ xuất hiện vỗ về cho bé thấy mẹ không hề bỏ rơi bé. Đồng thời, bé dần hiểu được rằng mình cũng là một cá thể độc lập và có khả năng giải quyết vấn đề.
Bé có thể tự ngủ trong vài ngày với Cry It Out With Checks
Khi nào mẹ có thể áp dụng phương pháp Cry It Out With Checks?
Giống như tất cả các phương pháp luyện ngủ, tốt nhất mẹ nên bắt đầu Cry It Out With Checks khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, bé đã cứng cáp hơn, bắt đầu có chu kỳ ngủ - thức đều đặn và có khả năng ngủ suốt đêm mà không cần bú. Ngay cả khi tỉnh giấc giữa đêm, bé cũng có thể tự dỗ mình ngủ trở lại mà không cần mẹ trợ giúp.
Nhiều bé chỉ cần 3-4 ngày đã có thể tự ngủ bằng phương pháp này, tuy nhiên một số bé cần thêm một chút thời gian nữa, đòi hỏi mẹ cần kiên trì hơn.
Các bước thực hiện CIO With Checks
Bước 1
Trước hết mẹ cần thiết lập thói quen ngủ đêm cho bé. Đó là một chuỗi các hoạt động được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngay khác, chẳng hạn:
- Cho bé tắm
- Thay tã
- Mặc quần áo
- Cho bé bú lần cuối trong ngày
- Đọc sách
- Hát hoặc rủ rỉ trò chuyện
Bước 2
Khi bé có những dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, dụi tai…, mẹ đặt bé lên giường hoặc cũi trong tình trạng buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Mẹ rời khỏi phòng ngay lập tức, ngay cả khi con bắt đầu khóc.
Bước 3
Lúc này bé vẫn tiếp tục khóc, mẹ hãy chờ khoảng 2-3 phút rồi trở lại phòng. Lúc này mẹ chú ý giảm thiểu tương tác, chỉ vỗ về và hạn chế bế ẵm nhất có thể.
Bước 4
Mẹ sẽ tăng dần thời gian giữa các lần vào trấn an bé nhưng tối đa là 30 phút. Mẹ tiếp tục trở vào phòng theo những khoảng thời gian nhất định cho đến khi bé đi vào giấc ngủ. Nguyên tắc này được áp dụng cả khi bắt đầu vào giấc và khi bé thức dậy giữa chừng.
Mẹ vỗ về giúp bé bình tĩnh quay trở lại giấc ngủ
Bước 5
Mẹ tiếp tục duy trì các bước 1-4 trong vài đêm tiếp theo. Mục tiêu là tăng khoảng thời gian giữa các lần trấn an cho đến khi con có thể tự ngủ mà không khóc hoặc cần có mẹ dỗ dành.
Sau đây là gợi ý về khoảng thời gian giữa các lần mẹ xuất hiện để trấn an bé:
|
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
Lần 4 |
Ngày 1 |
2 phút |
5 phút |
10 phút |
10 phút |
Ngày 2 |
5 phút |
10 phút |
12 phút |
12 phút |
Ngày 3 |
10 phút |
12 phút |
15 phút |
15 phút |
Ngày 4 |
12 phút |
15 phút |
17 phút |
17 phút |
Ngày 5 |
15 phút |
17 phút |
20 phút |
20 phút |
Ngày 6 |
17 phút |
20 phút |
25 phút |
25 phút |
Ngày 7 |
20 phút |
25 phút |
30 phút |
30 phút |
Như vậy, vào đêm đầu tiên nếu con khóc, mẹ sẽ vào sau 2 phút, sau đó 5 phút, và cứ sau 10 phút cho đến khi bé ngủ. Nếu bé tỉnh giấc, mẹ sẽ bắt đầu lại sau 2 phút và tăng khoảng thời gian từ đó.
Bảng tham khảo này chỉ là một gợi ý. Khả năng quan sát, cảm nhận và sự linh hoạt khi điều chỉnh của mẹ là những yếu tố rất quan trọng quyết định có thành công hay không.
Những thắc mắc thường gặp khi áp dụng Cry It Out With Checks
Lựa chọn thời điểm nào để bắt đầu?
Điểm bắt đầu bao giờ cũng thật gian nan. Vậy mẹ nên tránh những thời điểm gây căng thẳng hoặc quá bận rộn, chẳng hạn tuần mẹ đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản. Hoặc nếu một tuần mẹ đi làm từ thứ hai đến thứ sáu, mẹ có thể bắt đầu công cuộc “luyện ngủ” vào cuối tuần. Bằng cách đó, những ngày đầu tiên con khó ngủ, mẹ phải thức chờ và bị mất giấc, thiếu ngủ thì mẹ vẫn có thời gian để nghỉ ngơi, ngủ bù vào ngày thứ bảy, chủ nhật.
Không cho con ngủ riêng phòng có áp dụng Cry It Out With Checks được không?
Con yêu của mẹ vẫn còn rất bé bỏng, mẹ chẳng yên tâm khi để con khóc lóc vật vã một mình hoặc nhà mình chưa thể sắp xếp được không gian riêng cho con. Mẹ vẫn có thể áp dụng Cry It Out With Checks được nhé! Chỉ đơn giản là bé không ngủ chung giường với mẹ, không thấy mẹ để mà mè nheo cầu cứu, hoặc mẹ có thể trốn luôn xuống đất để ngủ. Bởi điều quan trọng nhất là khi bé ọ ẹ, mẹ cần cho bé thời gian và không gian để học cách tự xử lý một mình.
Mẹ làm sao để đối phó với khoảng thời gian chờ thật mệt mỏi này?
Câu trả lời chỉ là tranh thủ sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình. Mẹ có thể quá căng thẳng khi nghe tiếng con khóc dù chỉ trong vài phút. Và việc thiết lập nếp sinh hoạt ban ngày có thể đã rất mệt mỏi, đặc biệt là khi bé chẳng dễ ngủ chút nào. Mẹ hãy chủ động nhờ bố hoặc thành viên gia đình giúp đỡ. Nếu con khóc quá nhiều, mẹ hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút ở phòng khác trong khi “đồng minh” của mẹ chịu trách nhiệm “tiếp quản” một lúc.
Làm sao để giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn?
- Thiết lập và duy trì nếp sinh hoạt ổn định cho bé. Việc được ăn - ngủ - chơi đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
- Thiết lập giờ đi ngủ cố định cho bé. Hành trình tự ngủ sẽ bớt gian nan hơn rất nhiều nếu mẹ chọn đúng thời điểm mà bé có dấu hiệu buồn ngủ một cách tự nhiên, chẳng hạn như dụi mắt, ngáp và quấy khóc.
- Duy trì cùng một thói quen trước khi đi ngủ mỗi đêm. Bé chủ động đoán biết được sắp đến giờ đi ngủ, vì thế con sẽ hợp tác hơn, dễ dàng chấp nhận giờ ngủ hơn.
- Đảm bảo môi trường ngủ an toàn và êm dịu. Mẹ nên đặt bé nằm ngửa trên nôi hoặc cũi khi đi ngủ. Bé có thể ngủ cùng phòng với mẹ, nhưng không ngủ chung giường. Để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), hãy đặt bé nằm thẳng, không sử dụng tấm chắn cũi, chăn gối hoặc đồ chơi. Mẹ chú ý điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong phòng phù hợp vơi bé nhà mình và cũng có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng.
Mẹ cần lưu ý điều gì?
Đừng căng thằng đếm từng tiếng khóc. Trẻ sơ sinh ngủ rất “ồn ào”. Bởi vậy không phải tiếng càu nhàu hay thút thít nhỏ nào cũng được tính là khóc. Mẹ hãy cố gắng cho bé nhiều cơ hội để học cách tự xoa dịu trước khi phản ứng.
Hãy nhất quán. Mẹ hãy cố gắng tuân thủ cùng một thói quen trước khi đi ngủ và các quy tắc cơ bản của phương pháp. Chìa khóa của các phương pháp luyện ngủ là tuân theo cùng một thói quen, đêm này qua đêm khác.
Biết khi nào nên “bỏ cuộc”
Nếu bé vẫn khóc nhiều sau 1-2 tuần, hoặc nếu phương pháp này không phù hợp, khiến mẹ và bé quá căng thẳng thì hãy dừng lại và thử lại sau. Mẹ cũng có thể cân nhắc các phương pháp luyện ngủ khác như Phương pháp Put Up Put Down (Phương pháp luyện ngủ PUPD), Phương pháp luyện tự ngủ EASY…
>> Tất tần tật về 5 phương pháp “luyện tự ngủ” cho trẻ sơ sinh
Ngoài ra, để “rèn bé” tự ngủ hiệu quả, nhanh chóng và ít nước mắt nhất, mẹ có thể tham khảo chương trình POH Easy nhé.
Thay vì tự đọc tài liệu, tự áp dụng rồi hoang mang không biết sai ở đâu, tại sao mình áp dụng đúng hướng dẫn mà con vẫn quấy mãi thế, khóc nhiều thế... thì POH Easy sẽ tư vấn chuyên sâu 1-1 riêng cho bé nhà mình. POH giúp mẹ tìm ra nguyên nhân vấn đề để sửa sai kịp thời và đúng lúc.
Đó là lý do hơn 3 năm qua POH đã giúp hàng nghìn bé tự ngủ thành công mà không cần mẹ phải bế ru.
Mẹ tham gia khóa học POH Easy ngay hôm nay nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo