CIO Cry it out – Mẹ có nên để trẻ khóc tự ngủ?

đăng bởi Thanh Thanh

 

Cry it out (CIO) là một trong những phương pháp luyện tự ngủ hẳn mẹ nào cũng đã từng nghe nhắc tên và chỉ nghe thôi đã thấy chan chứa nước mắt nhỉ? Nước mắt không chỉ của con mà có khi của mẹ còn nhiều hơn nữa! Vậy phương pháp luyện ngủ cry it out là gì vậy? Cách thực hiện như thế nào? Mẹ cần lưu ý gì khi hướng dẫn tự ngủ cio cho con? “Quyết liệt” như thế thì có nên áp dụng hay không? Mẹ cùng POH tìm hiểu ngay nhé!

Phương pháp cry it out là gì?

“Cry it out” (CIO) là một thuật ngữ dùng để mô tả phương pháp hướng dẫn tự ngủ dựa trên việc đặt trẻ vào cũi khi hoàn toàn tỉnh táo rồi để trẻ khóc đến khi mệt và tự ngủ. Với CIO, trẻ dần học được cách tự trấn an bản thân. Mẹ có thể tham khảo một số phương pháp chi tiết như sau:

  • Phương pháp Weissbluth

Khi con được 5-6 tuần tuổi, mẹ dựa trên các dấu hiệu buồn ngủ thường gặp của con, đưa con vào môi trường ngủ và để con khóc từ 10 đến 20 phút. Sau đó, khi bé được 4 tháng tuổi, Weissbluth khuyên mẹ nên để bé khóc cho đến khi tự ngừng hoặc ngủ thiếp đi mà không cần sự tương tác của mẹ.

  • Phương pháp Murkoff

Heidi Murkoff giải thích rằng khi được 4 tháng tuổi, trẻ không cần bú đêm nữa và có thể ngủ suốt đêm. Ông khuyến khích cha mẹ đánh thức trẻ dậy để ăn theo lịch trình cụ thể. Sau 6 tháng, mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn tự ngủ bằng phương pháp CIO.

Cry it out – Mẹ có nên để trẻ khóc tự ngủ?

Phương pháp cry it out

  • Phương pháp Bucknam và Ezzo

Robert và Ezzo cho rằng việc dạy con cách tự xoa dịu bản thân thực sự là một món quà cho sự phát triển của trẻ về lâu dài. Trẻ sơ sinh từ 7 đến 9 tuần tuổi có khả năng ngủ tới 8 tiếng và đến 12 tuần tuổi là 11 tiếng mỗi đêm. Phương pháp này cũng quy định lịch sinh hoạt cụ thể vào ban ngày. Khi trẻ đã đáp ứng lịch trình này, mẹ có thể bắt đầu CIO bằng cách cho con khóc từ 15 đến 20 phút trước khi ngủ.

  • Phương pháp của Hogg và Blau

Theo Tracy Hogg và Melinda Blau, khi bé đạt cân nặng từ 4.5kg sẽ sẵn sàng ngủ suốt đêm. Trẻ sơ sinh sẽ khóc ba lần “cao trào” trước khi ngủ. Mẹ có xu hướng nhượng bộ trong lần cao điểm thứ hai đó. Trong phương pháp này, mẹ có thể vào trấn an bé nhưng được khuyến khích rời đi ngay sau khi bé bình tĩnh trở lại.

  • Phương pháp Ferber

Đây được xem là phương pháp cry it out được biết đến nhiều nhất. Mẹ có thể bắt đầu từ khi bé được 6 tháng tuổi và được khuyến khích cho bé đi ngủ khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức.

Sau đó, mẹ phải để bé khóc trong 5 phút trước khi phản ứng lần đầu tiên. Dần dần mẹ có thể kéo dài thời gian giữa các lần trấn an, vỗ về bé quay trở lại giấc ngủ.

Các phương pháp nhìn chung chỉ khác nhau ở mức độ chờ bé khóc và độ tuổi hoặc cân nặng làm căn cứ để bắt đầu áp dụng. Mẹ có thể hiểu đơn giản phương pháp luyện ngủ CIO gồm CIO không kiểm soát (nghĩa là để bé khóc hoàn toàn) và CIO có kiểm soát – Cry it out with check (nghĩa là mẹ có can thiệp để xoa dịu khi bé khóc). 

Cách thực hiện phương pháp luyện ngủ CIO như thế nào?

Về cơ bản, các bước luyện tự ngủ theo phương pháp cry it out được thực hiện như sau:

Dễ thấy điểm chung giữa các chuyên gia theo đuổi phương pháp luyện ngủ CIO là trước khi áp dụng CIO, mẹ nên học cách đọc các dấu hiệu buồn ngủ để có thể cho bé đi ngủ vào đúng thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ cần giúp bé hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ, bằng cách tạo ra môi trường đặc trưng cho giờ ngủ như giảm ánh sáng, bật tiếng ồn trắng, hoặc các hoạt động quen thuộc với trình tự cố định như đi tắm rồi massage.

  • Đặt bé vào nôi/cũi: Mẹ đặt bé vào nôi/cũi sao bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Trước khi rời đi, mẹ hãy chú ý kiểm tra lại các tiêu chí đảm bảo an toàn ngủ.
  • Quan sát và chờ đợi: Thông thường khi mẹ rời đi, bé sẽ bắt đầu khóc ngay. Mẹ kiên nhẫn quan sát và theo dõi xem bé đang làm gì. 
  • Xoa dịu, nhưng đừng nán lại: Lúc này, cách mẹ phản hồi chính là điểm khác biệt giữa các phương pháp CIO.

- Nếu áp dụng CIO không kiểm soát, mẹ không can thiệp nhưng vẫn theo dõi cẩn thận để đảm bảo bé vẫn an toàn.

- Nếu áp dụng CIO có kiểm soát – Phương pháp CIO with check, mẹ hãy để bé khóc 1-3 phút rồi mới vào xoa dịu con lần đầu tiên. Chú ý không nói chuyện và không giao tiếp bằng mắt với bé. Khi bé bình tĩnh và thả lỏng cơ thể trở lại, mẹ cần rời đi ngay. Những lần can thiệp tiếp theo, thời gian chờ tăng dần (lần thứ 2: 5 phút, lần thứ 3: 7 phút…). Những đêm tiếp theo, mẹ tiếp tục tăng dần thời gian chờ giữa các lần trấn an con.

Mẹ vào trấn an giúp bé bình tĩnh

Những lưu ý dành cho mẹ khi áp dụng phương pháp luyện ngủ cio

  • Chú ý các tình huống khách quan khiến bé khóc

Tiếng khóc có thể là tín hiệu “cầu cứu” sự giúp đỡ của bé. Mẹ không nên áp dụng thời gian chờ một cách cứng nhắc. Thay vào đó mẹ hãy chú ý quan sát, lắng nghe để đoán biết nhu cầu của con. Có những lúc con khóc bởi con thực sự cần mẹ. Bởi vậy mẹ có thể tự đặt những câu hỏi cho mình như sau để kịp thời khắc phục:

- Con có bị ốm sốt hay có chiếc răng sữa nào vừa mới nhú?

- Nhiệt độ phòng có bị quá nóng hay quá lạnh?

- Con có cần thay bỉm ngay không?

- Con có cần phải ăn thêm không?

  • Hãy nhất quán

Khi vật lộn với CIO hết đêm này qua đêm khác, con khóc nhiều khiến cả nhà xót ruột, mẹ có thể cảm thấy rất nản lòng. Những lúc như thế này, mẹ đừng quên rằng mục tiêu của phương pháp là để con nhận biết quy luật, trao cho con cơ hội biết tự trấn an bản thân. Mẹ nôn nóng can thiệp với thời gian chờ không theo quy tắc có thể khiến con bối rối.

  • Khi áp dụng CIO mà không được cả nhà ủng hộ?

Dù mẹ cố gắng kiên trì với thời gian chờ đến đâu nhưng thật khó khăn khi mà bố hoặc ông bà phản đối do xót con hay bị ảnh hưởng đến giấc ngủ quá nhiều. Vì vậy, trước khi áp dụng CIO, ngoài chuẩn bị thói quen sinh hoạt cho con, tâm lý cho mẹ, mẹ còn cần nói chuyện với các thành viên trong gia đình để mọi người đều hiểu rõ nguyên tắc cũng như cách áp dụng. Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu và thử lựa chọn các phương pháp giúp bé tự ngủ khác phù hợp với điều kiện gia đình hơn như Phương pháp Put Up Put Down (Phương pháp luyện ngủ PUPD), Phương pháp luyện tự ngủ EASY

>> Tất tần tật về 5 phương pháp “luyện tự ngủ” cho trẻ sơ sinh

Có nên để trẻ khóc tự ngủ hay không?

Cry it out được kiểm chứng là giúp bé tự ngủ rất nhanh và hiệu quả. Các nhà khoa học vẫn tranh cãi và có nhiều ý kiến trái chiều đối với CIO. 

Những người phản đối thực hiện nghiên cứu cho thấy các tương tác tích cực vào ban đêm góp phần không nhỏ vào sợi dây gắn bó giữa trẻ sơ sinh và bố mẹ. Sự gắn bó này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển trí não và tâm sinh lý của trẻ. Ngoài ra, dỗ dành vỗ về cũng là nhu cầu thiết yếu của trẻ sơ sinh. Tiếng khóc là cách con thể hiện nhu cầu cá nhân này. Khi trẻ khóc mà không được đáp ứng, quá trình phát triển ngôn ngữ giai đoạn đầu có thể bị tác động tiêu cực.

Trong khi đó, những người ủng hộ đã thực hiện các nghiên cứu nhằm phản biện lại. Một trong số đó là nghiên cứu năm 2016 đánh giá tác động của việc để trẻ khóc tự ngủ. Theo đó các nhà khoa học đã đo mức độ cortisol (hormone căng thẳng) của trẻ sơ sinh có trong nước bọt. 1 năm sau đó, các em bé được đánh giá về những vấn đề liên quan tới cảm xúc, hành vi và sự gắn bó. Kết luận không có sự khác biệt đáng kể trong các lĩnh vực này giữa những em bé trong nhóm có hoặc không áp dụng CIO. 

Có nên để trẻ khóc tự ngủ?

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nghiên cứu dựa trên việc chọn mẫu với số lượng nhất định. Trong khi các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi, hẳn các mẹ đều đồng ý rằng chẳng có phương pháp nào hoàn toàn đúng đối với mọi em bé trên đời. Cách luyện ngủ cho trẻ sơ sinh chắc chắn không phải là một công thức chính xác để có thể máy móc áp dụng. 

Ở POH, thường không áp dụng CIO cho bé dưới 6 tháng. CIO chỉ là 1 trong rất nhiều lựa chọn. Mẹ có thể tìm thấy những cách kết hợp khoa học, linh hoạt trong vận dụng, nhẹ nhàng hơn, đỡ “phiền toái” hơn cho các thành viên khác trong gia đình và ít nước mắt hơn cho cả mẹ cùng con. Mẹ không phải đắn đo lựa chọn thời gian hay nước mắt khi rèn tự ngủ cho bé. 

Ví dụ như nếu mẹ không muốn con khóc, hãy tham gia POH EASY từ khi bé được 0-4 tuần. Ở giai đoạn này nếu làm đúng hướng dẫn của POH thì con sẽ hoàn toàn không cần sử dụng nút chờ mà vẫn tự ngủ thành công.

Nếu con đã qua giai đoạn 4 tuần thì 4-12 tuần vẫn là giai đoạn vàng để hướng dẫn tự ngủ với thời gian khóc rất ít.

Đặc biệt hơn, với tính năng xây dựng bài học cá nhân hóa theo ngày tuổi của con cùng những phiên tư vấn 1:1 với chuyên gia, mẹ dễ dàng lựa chọn cách hướng dẫn tự ngủ phù hợp với bé nhà mình nhất. Đúng là sai đâu sửa đó nhưng điều quan trọng là phát hiện ra lỗi sai ở đâu và giải pháp khắc phục như thế nào cơ mẹ nhỉ?  

Với bé 12 tuần tham gia POH Easy, POH cam kết hướng dẫn tự ngủ thành công cho bé.

Cùng POH Easy giúp con ĂN NO, NGỦ ĐỦ tạo nền tảng cho sự PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ngay hôm nay!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo