Sữa mẹ có vị gì là bình thường? Cách làm sữa mẹ thơm và đặc

đăng bởi Hoài Anh

Giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ có lẽ là lúc nhìn con bú mẹ no nê. Mẹ có từng tự hỏi là không biết sữa mẹ có vị gì mà làm con mê đến thế không? Hãy cùng tìm hiểu với POH nhé!

Sữa mẹ được tạo ra như thế nào?

Cấu tạo bầu ngực của mẹ được tạo hóa ‘thiết kế’ dành riêng cho việc sản sinh sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. Trong bầu ngực mẹ có tuyến vú với các bộ phận như ống dẫn sữa, nang sữa… đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tiết sữa của cơ thể mẹ.

Cụ thể thì các nang sữa trong ngực mẹ sẽ dùng dòng máu của mẹ làm nguyên liệu tạo ra sữa, hay nói cách khác thì sữa mẹ được tạo ra từ chính máu của mẹ. Tất cả những thành phần dinh dưỡng trong máu của mẹ như đường, protein, chất béo đều sẽ được các phế nang lấy để tạo ra sữa mẹ.

Khi sữa đã được tạo thành trong nang sữa thì sẽ được tiếp tục đẩy vào các ống dẫn sữa phân bổ theo hình nan hoa bao quanh bầu ngực mẹ. Ống dẫn sữa chính là con đường để đưa sữa từ nang sữa đến núm vú mẹ và sẵn sàng tiết ra khi bé bú.

Ở núm vú của mẹ sẽ có khoảng 5-10 ống dẫn sữa được mở ra ở mỗi bên. Khi bé bú, hoặc mẹ vắt sữa, hoặc dùng máy hút sữa đúng cách thì sẽ kích thích các dây thần kinh tại bộ phận này, truyền tín hiệu lên não bộ và giải phóng sữa mẹ ra khỏi bầu ngực.

Sữa mẹ có mùi vị gì là bình thường?

Như POH đã nhắc đến ở trên, sữa mẹ được tạo ra từ máu của mẹ và mang đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như kháng thể cần thiết cho sự phát triển của bé. Liệu thành phần với nhiều chất dinh dưỡng như thế thì sữa mẹ có khó uống không?

Thực tế thì mùi vị của sữa mẹ rất đa dạng, và có thể thay đổi tùy thuộc vào thức ăn mà mẹ ăn. Phần lớn thì sữa mẹ sẽ có vị thanh ngọt, mùi thơm thoang thoảng và có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng.

Tại sao sữa mẹ có vị ngọt, trong khi được lấy từ máu của mẹ mà máu thì có vị mặn? Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị ngọt trong sữa mẹ đến từ thành phần lactose có trong sữa. Không phải sữa cứ tạo thành từ máu là phải có vị mặn như máu, tuy nhiên cũng có trường hợp mùi vị của sữa mẹ có thể chuyển sang vị mặn.

Vậy tại sao sữa mẹ có vị mặn? Nguyên nhân khiến sữa mẹ thay đổi mùi vị và có vị mặn thường là do mẹ ăn quá nhiều đồ ăn có hàm lượng natri cao, ví dụ như các loại đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn.

Còn một nguyên nhân khác cũng có thể khiến sữa mẹ có vị mặn, đó là do mẹ bị viêm vú khiến mùi vị của sữa thay đổi. Với trường hợp này thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách cải thiện tình trạng viêm và cải thiện mùi vị của sữa cho con yêu.

Thế sữa mẹ có vị mặn có sao không, mẹ có nên cho bé bú nữa không? Câu trả lời là: Nếu bé vẫn chấp nhận mùi vị đó và bú bình thường thì mẹ không cần lo lắng, cứ tiếp tục cho con bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm và bé bú đủ no là được.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và cung cấp kháng thể tuyệt vời cho trẻ sơ sinh

Còn nếu con từ chối bú mẹ vì sữa mẹ có vị mặn thì mẹ có thể dùng sữa trữ đông được bảo quản đúng cách để cho bé ăn cữ đó. Rồi mẹ điều chỉnh chế độ ăn hoặc thăm khám để cải thiện mùi vị của sữa cho cữ ăn tiếp theo của bé.

Khi cho bé ăn sữa trữ đông thì mẹ cũng cần quan sát biểu hiện của bé, vì sữa rã đông thường có mùi hơi tanh và những em bé nhạy cảm có thể sẽ khó chịu với điều này.

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh khi rã đông? Nếu sữa mẹ được bảo quản đúng cách ở nhiệt độ thấp, thì khi rã đông sữa mẹ có mùi tanh là do enzyme lipase có trong sữa mẹ tăng lên. Đây là enzyme có vai trò giúp phân nhỏ các tế bào chất béo có trong sữa mẹ để bé dễ hấp thu hơn. Enzyme này không có hại gì với bé, vì thế mẹ có thể yên tâm cho bé ăn sữa trữ đông, miễn là sữa được bảo quản đúng cách.

Nếu sữa mẹ có mùi chua, ôi thiu, thay đổi màu sắc và mùi vị khác lạ thì có thể là sữa đã bị hỏng, mẹ nên bỏ sữa đó đi và cho con ăn sữa mới để đảm bảo an toàn cho bé.

Cách làm sữa mẹ thơm và đặc

Màu sắc và mùi vị của sữa mẹ có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ, tùy thuộc vào thời gian và thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể. Có sữa mẹ trắng đục và hơi lỏng, có sữa mẹ lại đặc sánh như sữa chua.

Trong cùng 1 cữ sữa mẹ cũng có thể quan sát thấy màu sắc sữa thay đổi rất kỳ diệu. Ban đầu thì sữa thường loãng, có màu trắng trong, chứa rất nhiều kháng thể và chứa nhiều nước để thỏa mãn cơn khát của bé, được gọi là sữa đầu. Sau đó bé càng bú lâu thì sữa sẽ càng có màu đậm hơn, ngả vàng, đục sánh lại - đây chính là sữa cuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất béo để giúp con tăng cân và phát triển toàn diện.

Tuy hình thức có thể khác nhau, nhưng mẹ có thể yên tâm là màu sắc không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa mẹ đâu nhé! Sữa mẹ dù đặc, hay loãng thì vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể cho con yêu, miễn là mẹ cho con ăn no, bé được ăn đủ sữa đầu và sữa cuối.

Nhưng nếu mẹ nào sữa loãng, sữa trong như nước vo gạo mà muốn sữa thơm và đặc hơn thì có thể tham khảo một số mẹo sau nhé:

  • Ăn uống đa dạng thực phẩm, cân bằng các nhóm chất, uống đủ nước và bổ sung các loại vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ
  • Ăn nhiều rau thì là bằng cách nêm nhiều vào canh, cháo. Mẹ cũng có thể sao khô lá thì là và hãm uống như uống trà
  • Mẹ lấy lá bồ công anh phơi khô rồi hãm uống thay nước hàng ngày
  • Một loại nước khác cũng có thể giúp lợi sữa, gọi sữa về nhiều và đặc hơn chính là nước gạo lứt rang. Mẹ có thể rang gạo lứt và cho vào hũ kín để dùng được nhiều ngày
  • Uống sữa bí đỏ tự nấu cũng giúp mẹ tăng chất lượng sữa mẹ đáng kể. Mẹ có thể nấu sữa bí đỏ bằng cách: Hấp bí đỏ chín rồi xay chung với sữa tươi. Cho hỗn hợp đã xay vào đun với lửa nhỏ và khuấy đều tay.
  • Mẹ nên ăn, uống đồ ấm để giúp sữa về nhanh và nhiều hơn nhé!

Hi vọng bài viết trên đây của POH đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc về mùi vị của sữa mẹ, cũng như cách làm sữa mẹ thơm và đặc tha hồ cho con bú.

Nếu mẹ còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh thì hãy tham gia khóa học POH EASY (0-1 tuổi) của chúng mình nhé!

POH EASY (0-1 tuổi) là khóa học cung cấp cho mẹ đầy đủ kiến thức chăm sóc bé hữu ích và khoa học. Hơn nữa, khi tham gia khóa học, mẹ còn được giảng viên tư vấn 1-1 không chỉ về cách cho con bú, chỉnh khớp ngậm, kích sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ, mà còn được hướng dẫn cho bé theo lịch sinh hoạt EASY khoa học đề con tự ngủ và ngủ xuyên đêm từ nhỏ nữa.

Mẹ hãy tham khảo khóa học POH EASY của chúng mình tại đây nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo