Thực tế thì có rất nhiều trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ. Mặc dù việc trẻ ra mồ hôi trộm không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé nhưng lại khiến bố mẹ rất lo lắng và không biết làm thế nào để giúp con khắc phục tình trạng khó chịu này.
Vậy thì trong bài viết này, POH sẽ cùng mẹ tìm hiểu về nguyên nhân, cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ theo khoa học và cả mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh nhé!
MỤC LỤC
Quan niệm sai lầm về mồ hôi trộm ở trẻ
Trẻ đồ mồ hôi đầu thiếu chất gì?
Vì sao trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ?
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn ngủ khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu
Trẻ đổ mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng cơ thể bé tiết ra mồ hôi dù con đang ngủ mà không có hoạt động nào khác. Bé thường đổ mồ hôi trộm nhiều nhất là vào ban đêm. Mẹ có thể phát hiện ra điều này bằng cách sờ vào đầu bé thấy toát mồ hôi hoặc vùng đầu bé nằm ẩm ướt chứ không khô ráo như bình thường.
Quan niệm sai lầm về mồ hôi trộm ở trẻ
Trẻ đồ mồ hôi đầu thiếu chất gì?
Mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh và những năm tháng đầu đời. Nhiều bố mẹ vẫn còn nhầm lẫn rằng trẻ đổ mồ hôi trộm là do thiếu canxi. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi vì thực tế, mồ hôi trộm ở trẻ chủ yếu là do cơ thể con tuần hoàn nhanh, tạo ra nhiều nhiệt thừa nhưng lại chưa có hệ thống thải nhiệt hiệu quả. Nếu người lớn nóng có thể toát mồ hôi toàn thân để thải nhiệt thì trẻ mới chỉ có thể thải nhiệt qua đầu, lưng, bàn tay, bàn chân… Thế nên bé hay đổ mồ hôi trộm khi ngủ ướt hết đầu đấy mẹ ạ!
Mặc dù việc đổ mồ hôi trộm không phải lúc nào cũng liên quan đến thiếu canxi, nhưng nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và kết hợp với các triệu chứng khác, thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Đôi khi, hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Các mẹ thường truyền tai nhau việc trẻ đổ mồ hôi trộm là còi xương, thiếu canxi cũng không phải là không có lý do. Nhưng mẹ chỉ nên nghi ngờ điều này khi bé đổ mồ hôi trộm kèm theo các dấu hiệu khác như thóp liền chậm, xương ức nhô ra, chân vòng kiềng… Tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế khám cẩn thận nếu nghi ngờ con bị bệnh, thiếu chất.
Trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có phải bệnh lý không? Mồ hôi trộm không chỉ thoát ra ở vùng đầu mà còn có thể xuất hiện ở vùng lưng, trán, nách, lòng bàn tay, bàn chân trẻ vì đây đều là những chỗ tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Việc trẻ ra mồ hôi trộm ở lưng hay những chỗ khác cũng có nguyên nhân tương tự như khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ.
Nếu nghi ngờ con đổ mồ hôi nhiều có bị bệnh gì không khi bé kèm theo các triệu chứng khác như sốt, quấy khóc, hoặc mệt mỏi, bố mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Đổ mồ hôi trộm quá nhiều ở trẻ khi nhiệt độ không nóng có thể là dấu hiệu của các bệnh về nhiễm trùng hoặc thần kinh khác.
Vì sao trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ?
Cũng giống như người lớn, lý do thường gặp nhất khiến chúng ta đổ mồ hôi là vì nóng, trẻ nhỏ cũng vậy. Khi trẻ ra mồ hôi trộm thì điều đầu tiên bố mẹ cần làm là kiểm tra nhiệt độ phòng và quần áo bé mặc khi ngủ có khiến con bị nóng hay không.
Cơ thể trẻ sơ sinh có cơ chế thải - thu nhiệt khác với người lớn, cụ thể là ở cùng một nhiệt độ phòng thì con luôn thấy nóng hơn so với cảm nhận của bố mẹ. Khi nào bố mẹ thấy nhiệt độ phòng lạnh thì con mới thấy mát mẻ thoải mái, bố mẹ nhớ nhé!
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn ngủ khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu
Trong các nguyên tắc đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh, có một nguyên tắc là: Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ ĐỦ MÁT đối với trẻ. Theo bác sĩ Trí Đoàn chia sẻ trong cuốn Để con được ốm thì nhiệt độ phòng phù hợp và an toàn nhất với trẻ là từ 16-21 độ C. Nhưng nhiều bố mẹ khó có thể đáp ứng được nhiệt độ phòng thấp như thế này, tuy nhiên dù thế nào thì bố mẹ cũng không nên để nhiệt độ phòng của con vượt quá 27 độ C.
Trẻ sơ sinh chưa biết kêu nóng, nhưng khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu chính là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy rất nóng. Điều này không chỉ khiến con ngột ngạt, khó chịu, ngứa ngáy, ngủ không ngon, mà còn tăng nguy cơ mất an toàn ngủ, đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Khi nhiệt độ cơ thể nóng thì nhịp tim con sẽ tăng nhanh, bé cảm thấy khó thở nghiêm trọng hơn. Có nghĩa là nhiệt độ càng cao, con càng cảm thấy nóng thì nhịp tim tăng càng nhanh và tăng nguy cơ gây khó thở, tăng nguy cơ đột tử nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Vì thế bố mẹ hãy chú ý nhiệt độ phòng cho bé và không nên đội mũ, đeo bao tay hay bao chân cho bé khi ngủ. Bởi vì đầu, bàn tay và bàn chân bé đều là nơi cơ thể con thoát nhiệt để điều hòa nhiệt độ cơ thể, phải thông thoát thì con mới thải nhiệt được.
Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo