MỤC LỤC
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi
3 cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc
Cách 1: Cho bé bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm
Cách 2: Vỗ ợ hơi đúng cách cho bé
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là một trong những nguyên nhân khiến bé khóc quấy phổ biến nhất ở trẻ. Bởi vì quá trình tiêu hóa sữa trong bụng trẻ sinh ra rất nhiều hơi và bọt khí, thêm vào đó con cũng dễ nuốt phải nhiều hơi trong quá trình bú mút. Nhưng hệ tiêu hóa của bé lại quá non nớt và chưa thể tự đẩy hơi ra ngoài, thế nên bé rất dễ bị đầy hơi, mà đầy hơi thì sinh ra khó chịu, đau bụng và bé hay quấy khóc.
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc, mời mẹ tìm hiểu 3 cách phòng tránh cùng POH nhé!
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi không chỉ khiến con đau đớn, khó chịu mà hơi trong bụng còn khiến con có cảm giác no ‘giả’, dẫn đến chán ăn, biếng ăn. Bé bị đầy hơi cũng rất dễ nôn ói, trớ vòi rồng khiến con chẳng hấp thu được bao nhiêu sữa.
Và tất nhiên một khi bé đã đầy hơi, đau bụng khó chịu thì con sẽ chẳng thể nào ngủ ngon, mà cả giấc ngủ ngày và ngủ đêm của bé đều sẽ bị gián đoạn vì bé tỉnh giấc do đau bụng đầy hơi. Hoặc nghiêm trọng hơn là bé bị đầy hơi còn tỉnh ngủ khi nôn ói ngay trong khi ngủ.
Vì thế mẹ cần chú ý một số dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng chướng bụng, đầy hơi để phòng tránh cho bé nhé!
Dấu hiệu 1: Con đột nhiên nhăn mặt, khóc ré lên, tiếng khóc to và liên tục. Nếu con đang chơi vui vẻ, đang ăn ngon lành hoặc đang ngủ ngon mà bỗng nhiên bé khóc ở âm vực rất cao thì rất có thể là con đang bị đau bụng đầy hơi, bố mẹ ạ!
Dấu hiệu 2: Bỗng nhiên cơ thể con căng thẳng và co cứng lại thì cũng rất có thể là bé đang bị đầy hơi vì cơn đau bụng do đầy hơi cũng có thể khiến bé có phản ứng như vậy.
Dấu hiệu 3: Con co đầu gối về phía bụng và đạp chân liên tục. Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bé không thể thoát hơi ra ngoài, con có hành động như vậy để giúp bản thân dễ chịu hơn.
3 cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi sôi bụng hay là tình trạng khiến bé rất khó chịu, vì thế bố mẹ hãy áp dụng 3 cách sau để cải thiện tình trạng đầy hơi ở trẻ nhé!
Cách 1: Cho bé bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm
Nếu trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng, chướng bụng thì mẹ nên kiểm tra ngay tư thế bú và khớp ngậm của bé. Tư thế bú sai và khớp ngậm không đúng đều dễ khiến bé nuốt phải nhiều hơi trong quá trình bú mút, và hậu quả là con chẳng ăn được bao nhiêu sữa nhưng lại nuốt phải một bụng toàn hơi là hơi.
Khớp ngậm rất quan trọng với cả bé bú mẹ và bú bình. Mẹ có thể quan sát khớp ngậm với bé bú bình là khi con ngậm bắt núm bình sâu, con bú nhẹ nhàng không cần quá gắng sức nhưng vẫn ăn được nhiều sữa và con nuốt tiếng kêu ừng ực rất ngon miệng.
Với bé bú mẹ thì mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được khớp ngậm đúng khi bé bú: Đó là khi con mút sâu, nuốt được nhiều sữa mẹ mẹ không hề cảm thấy đau đớn hay châm chích ở đầu ngực. Con nuốt từng ngụm sữa ừng ực chứ không có tiếng tọp tọp tọp ồn ào.
Vậy trẻ sơ sinh bị đầy hơi, mẹ nên ăn gì? Có một số ý kiến cho rằng, khi mẹ cho con bú thì mẹ ăn gì con cũng ăn đó, thế nên chế độ ăn của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng đầy hơi của bé. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng mẹ ăn những thực phẩm dễ gây đầy bụng như bắp cải, súp lơ, lê, đào… cũng có thể khiến bé dễ bị đầy hơi hơn.
Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào đáng kể cho ý kiến này, mà nguyên nhân chủ yếu khiến bé đầy hơi là do quá trình tiêu hóa sữa sản sinh nhiều bọt khí, và do bé bú mút phải nhiều hơi thừa khi ăn uống.
Vì thế việc chỉnh sửa khớp ngậm rất hữu ích, giúp bé tránh được kha khá hiện tượng đầy hơi của trẻ sơ sinh.
Tư thế bú với bé bú bình thì mẹ nên chú ý tư thế ăn sao cho đầu, cổ và vai bé thẳng hàng, bé đầu bé đặt nằm cao hơn so với thân người để con dễ dàng nuốt sữa hơn. Mẹ có thể tham khảo các loại gối cho bé bú uy tín có trên thị trường.
Về tư thế cho bé bú trực tiếp thì mẹ có thể tham khảo 2 tư thế phổ biến và dễ thực hiện sau:
1. Tư thế bế bé với cánh tay thuận (tư thế ôm nôi)
Có lẽ mẹ nào cho con bú cũng biết đến tư thế này, vì đây là tư thế phổ biến và tiện thực hành nhất. Thường thì các mẹ sinh thường sẽ thực hành tư thế này dễ hơn các mẹ sinh mổ, vì mẹ sinh mổ thì có vết mổ ở ngang bụng, chỗ tiếp xúc với em bé.
Các bước thực hành tư thế ôm nôi:
Bước 1: Mẹ ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc giường, có chỗ tựa chắc chắn và thoải mái
Bước 2: Mẹ định cho con bú bên ngực nào thì dùng tay phía bên đó để ôm bé bằng cách: Dùng khuỷu tay nâng đỡ đầu bé, còn cẳng tay thì ôm dọc thân người con
Bước 3: Khi bế bé thì mẹ chú ý ôm sát trẻ vào lòng, thân người bé hướng vào người mẹ, để bụng con chạm vào bụng mẹ, giữ cổ và đầu bé thẳng nhau, không cần giữ toàn thân bé.
2. Tư thế nằm nghiêng
Với tư thế bú này thì mẹ không cần ngồi dậy, có thể vừa nằm vừa cho bé bú. Rất phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc cho con bú cữ đêm.
Các bước thực hành tư thế bú nằm nghiêng:
Bước 1: Mẹ nằm nghiêng sang một bên và đặt bé nằm bên cạnh mẹ. Đặt em bé sao cho con nằm nghiêng hướng về phía mẹ, bụng con chạm vào bụng mẹ và chú ý để tai - vai - hông bé thẳng hàng nhau.
Bước 2: Mẹ có thể nằm gối với độ cao phù hợp cho đỡ mỏi cổ, hoặc dùng gối chèn phía sau lưng để tựa vào, miễn là mẹ thấy thoải mái. Mẹ chú ý không để gối nằm của mẹ chạm vào mặt bé khiến con khó chịu.
Bước 3: Mẹ dùng tay bên kia hỗ trợ bé nằm đúng tư thế và nâng đỡ vú để con ngậm bắt vú đúng khớp ngậm.
Bước 4: Nếu con chưa tự giữ được tư thế nằm nghiêng thì mẹ có thể lót khăn hoặc gối ôm sau lưng bé, sau khi con bú xong thì rút khăn ra.
Trẻ sơ sinh sẽ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn nếu con không bị đầy hơi, khó chịu.
Cách 2: Vỗ ợ hơi đúng cách cho bé
Vỗ ợ hơi cho bé quan trọng nhất là cần vỗ đúng kỹ thuật và đủ thời gian. Nếu mẹ vỗ sai thì không những con chẳng đẩy được hơi ra ngoài, mà còn làm đau bé nữa. POH xin lưu ý mẹ một số chú ý khi vỗ ợ cho bé như sau:
- Khi vỗ ợ cho bé, mẹ nên khum tay cong vừa phải chứ đừng vỗ tay thẳng vì sẽ làm đau con
- Khi khum tay vỗ ợ cho bé thì mẹ chú ý áp sát các ngón tay lại, không tạo ra khe hở giữa các ngón tay và chú ý ngón tay cái và ngón tay trỏ ép sát vào nhau
- Lực vỗ vừa phải, không quá mạnh cũng không quá nhẹ
- Chỉ vỗ ợ thôi thì chưa đủ, mẹ cần kết hợp nhịp nhàng cả động tác xoa và vuốt để hỗ trợ con đẩy hơi ra ngoài tốt nhất
- Thời điểm vỗ ợ cho bé: Trước và sau bữa ăn của bé, trong khi con ăn nếu bé ngừng ăn tự nhiên và có dấu hiệu đầy hơi thì mẹ cũng nên vỗ ợ giúp bé đẩy hơi thừa ra ngoài để con tiếp tục ăn hiệu quả hơn. Mẹ cũng nên vỗ ợ cho con bất kỳ lúc nào con có dấu hiệu đầy hơi dù có trong bữa ăn hay không.
- Thời gian vỗ nên kéo dài tối thiểu 15-20 phút, hoặc vỗ thêm 10-15 phút kể từ cái ợ to đầu tiên của bé
Mẹ có thể tham khảo 3 tư thế vỗ ợ sau dễ thực hiện và hiệu quả trong việc đẩy hơi cho bé:
Cách 3: Massage và cho bé vận động đúng cách
Với những trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài lâu ngày thì mẹ cũng có thế áp dụng cách này. Vận động đúng cách và massage bụng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa bé hoạt động cũng như đẩy hơi ra ngoài tốt hơn.
Cách massage cho bé:
- Mẹ có thể sử dụng dầu massage cho trẻ sơ sinh để dễ thao tác hơn
- Thời điểm massage: Mẹ nên tránh massage bụng cho bé khi con vừa ăn no
- Thực hiện massage bằng cách xoa tròn bụng bé theo hình xoắn ốc từ rốn ra ngoài, theo chiều kim đồng hồ
Mẹ cũng có thể tham khảo 2 bài tập giúp hạn chế tình trạng đầy hơi cho bé rất hiệu quả là bài tập đạp xe và nằm sấp tummy time. Mẹ nhớ là chỉ cho bé tập vận động cách bữa ăn một khoảng thời gian, không cho bé tập khi mới ăn no xong nhé!
Bài tập đạp xe thì mẹ có thể thực hiện bằng cách cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng an toàn. Cầm nhẹ nhàng hai cẳng chân của bé và thực hiện gập từng bên chân bé về phía bụng (giống như động tác đạp xe đạp). Mẹ có thể lặp lại bài tập đạp xe nhiều lần kèm theo bài hát vui nhộn để bé hứng thú hơn.
Về bài tập nằm sấp tummy time thì chắc các mẹ không lạ lẫm gì rồi, vì đây là bài tập lý tưởng với trẻ sơ sinh, vừa dễ thực hiện lại còn giúp con giảm đầy hơi, nhanh cứng cáp và sớm biết lẫy, biết bò.
Mẹ hãy giúp con thực hiện bài tập này bằng cách đặt bé nằm sấp trên mặt phẳng an toàn. Khuyến khích bé ngóc thẳng đầu dậy bằng cách ngồi đối diện nói chuyện với bé hoặc đặt đồ chơi vui nhộn phía trước con.
Khi bé thực hiện bài tập nằm sấp tummy time thì mẹ chú ý luôn luôn để mắt đến bé, không để con nằm một mình và nếu bé có dấu hiệu khó chịu thì nên dừng lại và thử tập tiếp vào lần sau.
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Nếu mẹ muốn thử các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh thì có thể thử với lá trầu không hoặc lá tía tô. Thực hiện bằng cách rửa sạch các loại lá, hơ ấm lá bằng với nhiệt độ tay mẹ (mẹ nắm tay vào lá không thấy nóng) rồi đắp lá lên bụng con. Đây được cho là cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh theo dân gian.
Hoặc với những bé đã ăn dặm thì mẹ có thể dùng vỏ cam, vỏ quýt phơi khô, thái nhỏ rồi hãm nước ấm và cho bé uống từng chút một.
Với bé trên 1 tuổi mẹ có thể thử cho con uống nước gừng ấm pha với một chút mật ong để giúp bé giảm đầy hơi, chướng bụng.
Tuy nhiên, các em bé tham gia POH EASY thì hầu như không phải lo lắng về tình trạng đầy hơi, chướng bụng của bé. Vì các con được hướng dẫn ăn đúng tư thế, đúng khớp ngậm để hạn chế nuốt nhiều hơi thừa. Mẹ cũng được hướng dẫn cách vỗ ợ hơi đúng kỹ thuật và các bài tập vận động phù hợp để con đẩy hơi thừa ra ngoài.
Những cách này của POH EASY rất hiệu quả, bằng chứng là các bé tham gia với chúng mình đều rất ít đầy hơi quấy khóc, giảm hẳn nôn ói và ngủ đủ giấc mà không bị cơn đau bụng làm phiền.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo