Nếu mẹ đang tìm thần chú trị trẻ khóc đêm thì phải đọc ngay bài này của POH, bởi vì chúng mình sẽ hướng dẫn mẹ 6 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm cực kỳ hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm
Trẻ sơ sinh khóc đêm ưỡn người là nỗi ám ảnh của các bố mẹ, nhiều khi trẻ khóc xong lại ngủ tiếp thì còn đỡ. Nhưng phần lớn trẻ khóc đêm khóc cái là dậy ngay, hoặc khóc dữ dội quá còn nôn trớ giữa đêm khiến bố mẹ vô cùng mệt mỏi.
Không phải tự nhiên mà trẻ lại khóc đêm như vậy, mà bất kỳ tiếng khóc nào của trẻ cũng đều có nguyên nhân. Nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng khóc đêm dữ dội như vậy thì rất có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
- Do trẻ đói bụng: Nguyên nhân này thường gặp ở những em bé chưa được ăn hiệu quả vào ban ngày. Đêm con tỉnh giấc vì bụng đói và phải dậy ăn nhiều lần.
- Do bé bị đầy hơi: Hơi thừa trong bụng được sinh ra trong quá trình tiêu hóa sữa và khi bé ăn, khóc, cười. Con lại chưa đủ lớn để tự ợ hơi ra ngoài, thế nên hơi thừa cứ luẩn quẩn trong bụng khiến con đầy bụng, đau bụng khó có thể ngủ ngon.
- Do bỉm ướt, bỉm bẩn: Nhiều trẻ sơ sinh có thể vừa ngủ vừa đại tiện, vì thế nếu con quấy khóc ban đêm thì mẹ hãy thử kiểm tra xem bỉm con có quá đầy hoặc có chất thải hay không.
- Do môi trường ngủ của bé không lý tưởng: Quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến con không thể ngủ ngon. Nhiều bé còn có thể khó chịu với môi trường có độ ẩm không phù hợp hoặc nhiều bụi bẩn, khói thuốc.
- Đôi khi con ngủ không ngon ban đêm cũng có thể là do bé bị ốm, bệnh, mọc răng hoặc vào wonder week…
Vậy trẻ sơ sinh bao lâu hết khóc đêm? Câu trả lời tùy thuộc vào thể chất của từng bé và cách mà bố mẹ hỗ trợ con. Có bé từ lúc sinh ra đã không khóc đêm, ngủ đêm êm đềm, nhưng cũng có những bé vì nhiều lý do mà khóc đêm tới 3, 4 tuổi hay thậm chí là lớn hơn.
Nhưng mẹ có băn khoăn gì về việc trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không nhỉ? Dẫu biết khóc là một phần không thể thiếu khi nuôi con nhỏ, nhưng trẻ sơ sinh khóc quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.
Về tinh thần thì khóc khiến bé căng thẳng, stress vì cơ thể bé sản sinh ra hormone căng thẳng cortisol. Về sức khỏe thì khóc nhiều có thể khiến con nuốt phải nhiều hơi dẫn đến đầy hơi, đau bụng, rồi còn có thể khó thở, đau họng rất khó chịu nữa.
Nếu không muốn con khóc đêm dài theo năm tháng thì mẹ chắc chắn phải thử 6 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm sau đây của POH nhé!
6 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả
Làm thế nào khi trẻ quấy khóc không ngừng vào ban đêm? Cách tốt nhất là tìm ra đúng nguyên nhân khiến con quấy khóc và giải quyết dứt điểm các nguyên nhân đó. Mẹ có thể thử 6 cách sau đây nhé!
Cách 1: Ôm ấp, vỗ về con
Trước khi áp dụng các mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh hay bất kỳ một cách chữa khóc đêm nào cho trẻ thì bố mẹ cũng cần phải có cách đối mặt với tiếng khóc hiện tại của bé. Việc bé hết khóc ngay khi mẹ áp dụng cách này hay cách kia thật sự rất khó, con sẽ cần thời gian điều chỉnh dần dần.
Thế nên ngay khi bé khóc đêm, bố mẹ có thể đến bên cạnh để ôm ấp, vỗ về và trấn an bé để làm dịu tâm trạng của con. Hành động này của bố mẹ có thể sẽ giúp bé nín khóc và trở lại với giấc ngủ nhanh hơn.
Nhưng đây chỉ là cách tạm thời khi chờ những cách khác phát huy tác dụng mà thôi. Việc ôm con cả đêm sẽ không giúp bé ngủ ngon nếu như bé khó chịu vì đói, hay đầy hơi…
Cách 2: Cho bé ăn no vào ban ngày
Chẳng ai có thể đi ngủ với một chiếc bụng đói được, và trẻ sơ sinh với bản năng mạnh mẽ cũng như vậy. Con không thể chịu được đói, nếu đói thì con sẽ ra tín hiệu ngay lập tức, và ở nhiều bé thì khóc đêm chính là tín hiệu con báo cho bố mẹ biết rằng con ăn chưa đủ no.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ cho con ăn sát giờ ngủ quá thì con cũng không thể ngủ ngon vì con sẽ tức bụng, đầy hơi. Mà ăn không đủ no trước khi đi ngủ sẽ khiến bé dậy đêm và khóc đêm nhiều lần hơn.
Giải pháp lý tưởng nhất là mẹ nên cho bé ăn no vào ban ngày. Như vậy con sẽ có thể tích trữ đủ năng lượng để có thể ngủ đêm thật ngon mà không cần phải khóc đêm hay dậy đòi ăn giữa đêm nữa.
Cách 3: Quản lý thời gian thức trong ngày của bé
Nếu ban ngày bé ngủ quá nhiều, thức quá ít thì nhu cầu ngủ đêm của bé sẽ giảm đi, bé thường trằn tróc, thức đêm và khóc nhiều hơn. Còn nếu ban ngày bé ngủ ít, thức nhiều thì thần kinh non nớt của bé lại quá căng thẳng và càng dễ khóc đêm hơn.
Cách tốt nhất là bố mẹ nên quản lý thời gian thức trong ngày của bé trong phạm vi thời gian thức tối ưu theo độ tuổi. Bố mẹ có thể tham khảo thời gian thức của bé mỗi lần như sau:
Cách 4: Hạn chế cho bé vui đùa quá mức, hoạt động mạnh trước giờ ngủ
Trẻ sơ sinh rất non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, vì thế hệ thần kinh của bé dễ bị kích thích hơn người lớn rất nhiều. Một khi hệ thần kinh đã bị kích thích thì con có thể sẽ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc giữa đêm.
Bố mẹ nên thiết lập cho bé thời gian hoạt động tĩnh, nhẹ nhàng trước khi ngủ để làm dịu tâm trạng của bé. Đồng thời ban ngày cũng không nên cho bé hoạt động quá mạnh như cười nắc nẻ hay vui đùa quá mức, tất cả những tác động như vậy đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đêm của con.
Cách 5: Chú ý không gian ngủ của bé
Một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất chính là thiết lập cho con một môi trường ngủ quen thuộc, an toàn và lý tưởng. Đó chính là một căn phòng đủ mát để bé không bị quá nóng hay quá lạnh, phòng có độ ẩm lý tưởng để con không bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay ngứa ngáy trên da.
Mẹ nên duy trì môi trường ngủ giống nhau cho bé trong tất cả các giấc ngủ. Trẻ sơ sinh học mọi thứ bằng quy luật, khi con đã quen ngủ ở môi trường đó rồi thì đến giờ ngủ mẹ đưa con vào, thực hiện trình tự ngủ là con đã buồn ngủ díu mắt vào rồi.
Điều quan trọng mà bố mẹ luôn cần ghi nhớ khi cho bé ngủ, đó là đảm bảo môi trường ngủ an toàn, giúp con giảm nguy cơ đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. Mẹ có thể tham khảo môi trường ngủ an toàn như ảnh sau:
Cách 6: Bé hết khóc đêm cùng POH EASY
Nếu mẹ thấy tất cả những cách trên khó nhớ, khó thực hiện thì chỉ cần quan tâm đến cách 6 này mà thôi. Bởi vì khóa học POH EASY của chúng mình có cách giải quyết toàn bộ các vấn đề của bé để giúp con ngủ đêm ngon lành 11-12 tiếng, ban ngày thì sinh hoạt bài bản theo kịch EASY phù hợp với độ tuổi.
POH EASY luôn có giảng viên sẵn sàng tư vấn 1-1 mọi vấn đề ăn - ngủ của bé, mẹ không còn phải lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh nữa.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo