Giải thích chi tiết NÚT CHỜ trong EASY và cách áp dụng chuẩn nhất

đăng bởi Hoài Anh

Các mẹ theo EASY và rèn tự ngủ cho con chắc đã nghe nhiều về từ “Nút chờ”. Nghe đồn rằng áp dụng “nút chờ” chính là lý do khiến các mẹ EASY bị hiểu lầm là không quan tâm đến con. Nhưng mẹ nào đã rèn tự ngủ cho bé với nút chờ thành công thì Nút chờ lại chính là “chân ái”. Vậy thì rốt cuộc nút chờ trong EASY là gì? Cách sử dụng nút chờ trong tự ngủ làm thế nào để thành công? Dưới đây sẽ là câu trả lời cho mẹ.

Nút chờ là gì? Khái niệm nút chờ trong EASY

Nút chờ trong EASY được dùng để chỉ khoảng thời gian ngắn mà ba mẹ dành để quan sát và lắng nghe tiếng khóc của trẻ trước khi dỗ dành bé. Thay vì vội vàng thử mọi cách để dỗ con như cho ăn, bế ẵm hay thay tã, cha mẹ sẽ dành thời gian để hiểu rõ nguyên nhân bé khóc từ đó có cách hỗ trợ phù hợp nhất.

Tại sao không dỗ con ngay mà phải chờ? Có 2 lý do mà trong một số trường hợp mẹ nên chờ đợi trước khi trấn an bé. 

Thứ nhất, tiếng khóc là cách mà một em bé giao tiếp với bố mẹ, đói cũng khóc, nóng cũng khóc, chán cũng khóc… Và việc chậm lại một chút, bình tĩnh phân tích xem con đang gặp vấn đề gì sẽ giúp mẹ biết nên làm gì mới đáp ứng đúng nhu cầu của con. 

Lý do thứ hai, đó là thời gian ba mẹ chờ đợi cũng là lúc để con có cơ hội tự trấn an bản thân, tự lập hơn. Minh chứng rõ ràng nhất của việc này đó là việc trì hoãn vào hỗ trợ cực kỳ hữu ích khi tập cho bé tự ngủ. Khi bé có thời gian để bình tĩnh lại trước khi mẹ vào hỗ trợ, bé sẽ dần hình thành khả năng tự trấn an và tự điều chỉnh cảm xúc tốt hơn.

Áp dụng nút chờ không phải là bỏ mặc con khóc. Bởi vì:

  • Khi áp dụng nút chờ: Cha mẹ luôn quan sát và lắng nghe tiếng khóc của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và sẽ hỗ trợ con sau thời gian chờ.
  • Bỏ mặc trẻ khóc: Cha mẹ không quan tâm đến trẻ, không cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao con khóc và không hỗ trợ sau đó.

Việc quan sát và lắng nghe tiếng khóc rất quan trọng trong việc sử dụng "nút chờ". Mỗi tiếng khóc của trẻ mang một ý nghĩa khác nhau. Quan sát và lắng nghe cẩn thận sẽ giúp cha mẹ hiểu điều bé muốn thể hiện qua tiếng khóc và đáp ứng đúng nhu cầu của con. Khi cha mẹ đã hỗ trợ đúng, trẻ sẽ rất nhanh nín khóc. 

“Nút chờ” là khoảng thời gian để mẹ hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của bé

Quy trình thực hiện "nút chờ" trong hướng dẫn bé tự ngủ

Việc áp dụng nút chờ sẽ cần phụ thuộc vào các yếu tố khác như việc mẹ đã đảo bảo ăn - ợ cho bé hiệu quả hay chưa, bé đã có nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày chưa, môi trường ngủ của con có đảm bảo tối ưu và an toàn để mẹ yên tâm áp nút chờ hay không. Đây là điều các giảng viên POH EASY cần phải xác nhận và hỗ trợ mẹ thật cẩn thận trước khi hướng dẫn mẹ áp dụng nút chờ. Nếu mẹ muốn làm tốt các yếu tố này với hướng dẫn, có thể tham khảo dịch vụ tư vấn EASY 1-1 tại đây! 

Quy trình áp dụng nút chờ khi hướng dẫn bé tự ngủ cơ bản như sau:

  • Mẹ thực hiện đầy đủ trình tự đi ngủ, đặt bé vào cũi khi con còn thức
  • Mẹ vỗ về và trấn an bé, chúc ngủ ngon và ra khỏi phòng
  • Trường hợp bé chưa biết tự ngủ, có thể bé sẽ khóc: Cha mẹ lắng nghe tiếng khóc của trẻ. Nếu chỉ là tiếng ọ ẹ, rên rỉ, khóc mantra đều đều thì tiếp tục lắng nghe. Nếu bé khóc lớn, mẹ bắt đầu tính thời gian chờ.
  • Nút chờ: Bấm giờ và đợi trong khoảng 30 giây đến 5 phút (tùy độ tuổi) mà không can thiệp.
  • Hỗ trợ trẻ: Nếu hết thời gian của "nút chờ", trẻ vẫn tiếp tục khóc hoặc có dấu hiệu cần được hỗ trợ, cha mẹ vào hỗ trợ bé một cách phù hợp (thường là hỗ trợ tại cũi chứ không bế lên)

Sau thời gian nút chờ mẹ vẫn vào hỗ trợ bé chứ không phải “bỏ mặc con”

Thời gian sử dụng nút chờ theo độ tuổi bé

Trong áp dụng nút chờ, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý tới thời gian. Thời gian chờ không chỉ phụ thuộc vào việc ba mẹ có thể chờ đợi con khóc trong bao lâu mà còn liên quan tới khả ănng của bé. Nhận thức và khả năng điều chỉnh cảm xúc của con sẽ thay đổi theo độ tuổi. 

Trẻ nhỏ có khả năng tập trung ngắn hơn và dễ bị kích động hơn so với trẻ lớn. Do đó, thời gian "nút chờ" cho trẻ nhỏ cần ngắn hơn để tránh khiến trẻ quá bực bội. Dưới đây là thời gian chờ gợi ý theo độ tuổi (tính theo ngày dự sinh) với 1 lần áp nút chờ.

Độ tuổi

Thời gian nút chờ

theo độ tuổi tối đa

 

    Nút chờ đầu giấc     (bé học kỹ năng tự ngủ)     

 

    Nút chờ giữa giấc       (bé học kỹ năng tự chuyển giấc)

0-3 tuần Chưa khuyến khích sử dụng nút chờ, nếu có chỉ tối đa 1 phút 1 lần duy nhất: 1 phút 1 lần duy nhất: 1 phút
3-6 tuần Chờ tối đa 3-5 phút tuỳ khả năng của mẹ và bé

Nút chờ lần 1: 5 phút

Nút chờ lần 2: 7 phút

Nút chờ lần 3: 10 phút

Nút chờ lần 4: 10 phút

 

  • Các lần sau lặp lại 10 phút

Nút chờ lần 1: 10 phút

Nút chờ lần 2: 5 phút

Nút chờ lần 3: 7 phút

Nút chờ lần 4: 10 phút

 

  • Các lần sau lặp lại 10 phút
6-8 tuần Chờ tối đa 7 phút tuỳ khả năng của mẹ và bé
8-16 tuần Chờ tối đa 10 phút

Bảng thời gian nút chờ theo độ tuổi của trẻ

Bên cạnh đó mẹ có thể tham khảo thêm bảng thời gian chờ chi tiết trong hướng dẫn bé tự ngủ theo phương pháp Ferbe. Phương pháp này áp dụng cho các bé 4-6 tháng tuổi với nút chờ luỹ tiến theo thời gian và theo từng ngày. 

   Thời gian       Chờ lần 1        Chờ lần 2       Chờ lần 3       Chờ lần 4   
Ngày 1 3 phút 5 phút 10 phút 10 phút
Ngày 2 5 phút 10 phút 12 phút 12 phút
Ngày 3 10 phút 12 phút 15 phút 15 phút
Ngày 4 12 phút 15 phút 17 phút 17 phút
Ngày 5 15 phút 17 phút 20 phút 20 phút
Ngày 6 17 phút 20 phút 25 phút 25 phút
Ngày 7 10 phút 25 phút 30 phút 30 phút

Bảng thời gian áp dụng nút chờ luỹ tiến theo phương pháp Ferber (bé 4-6 tháng)

Nhu cầu ngủ của trẻ thay đổi theo độ tuổi.Trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn trẻ lớn. Do đó, thời gian "nút chờ" cho trẻ nhỏ cần linh hoạt hơn để đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ dần hình thành khả năng tự trấn an và tự điều chỉnh cảm xúc nên thời gian "nút chờ" có thể dài hơn để trẻ phát triển sự tự lập. Việc áp dụng nút chờ cũng có một chút khác biệt theo độ tuổi:

  • Đối với trẻ nhỏ (0 - 3 tháng): Ba mẹ cần đặc biệt kiên nhẫn và quan sát kỹ lưỡng biểu hiện của trẻ trong "nút chờ". Nên kết hợp vỗ + tạo tiếng shhh và trấn an bé giữa các nút chờ để giúp trẻ bình tĩnh.
  • Đối với trẻ 4 - 6 tháng: Sử dụng "nút chờ" khi luyện tự ngủ theo đúng thời gian một cách nghiêm túc.
  • Đối với trẻ 7 - 12 tháng: Cha mẹ có thể tăng dần thời gian "nút chờ" kết hợp với giải thích và lặp đi lặp lại để giúp trẻ học cách tự điều chỉnh cảm xúc.
  • Đối với trẻ trên 12 tháng: Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu về "nút chờ" và khuyến khích trẻ tự ngủ bằng cách nói chuyện với con.

Các ứng dụng cụ thể của "nút chờ" trong EASY & tự ngủ

1. Cách sử dụng nút chờ trong tự ngủ: Nút chờ 4s - 5s

Kỹ thuật "nút chờ” kết hợp 4s - 5s là một phương pháp giúp trẻ học cách tự trấn an và tự ngủ nhẹ nhàng và dễ tiếp cận.

Cách áp dụng:

-Mẹ cho bé làm các hoạt động trong trình tự đi ngủ quen thuộc

-Thực hiện đủ 4S/5S bao gồm quấn, đung đưa, đặt bé nằm nghiêng, vỗ và tạo tiếng shu shu hoặc mở whitenoise, cho trẻ ngậm ti giả…

-Khi con mềm người, mẹ để bé nằm trong cũi rồi ra ngoài

-Khi bé khóc nhỏ, rên rỉ, ọ ẹ… mà không khóc lớn thì mẹ quan sát chứ không hỗ trợ.Trường hợp này nếu 30 phút mà bé chưa ngủ được thì mẹ mới vào hỗ trợ

-Khi bé khóc lớn, mẹ bắt đầu áp nút chờ. Với nút chờ 1 lần: Mẹ bấm đợi rồi vào hỗ trợ cho đến khi bé ngủ được. Với nút chờ nhiều lần mẹ thực hiện như sau:

- Nút chờ lần 1: 5 phút, hỗ trợ 2 phút

- Nút chờ lần 2: 7 phút, hỗ trợ 2 phút

- Nút chờ lần 3: 10 phút, hỗ trợ 2 phút

- Nút chờ lần 4: 10 phút, vào hỗ trợ 2 phút và tiếp tục chờ 10 phút hoặc vào hỗ trợ tới khi con ngủ.

Mẹ hỗ trợ bé trong khoảng 2 phút (hoặc tuỳ thuộc vào mẹ và bé). Không nên bế ẵm bé ra khỏi cũi, cho ăn hoặc cho trẻ bú bình trong quá trình áp dụng kỹ thuật này.

Nút chờ kết hợp 4S/5S là phương pháp khá nhẹ nhàng và dễ để ba mẹ áp dụng

2. Nút chờ chuyển giấc

Nút chờ chuyển giấc là khi bé đã vào giấc ngủ rồi nhưng lại tỉnh dậy giữa các chu kỳ ngủ (sau khoảng 30-35 phút ngủ) và bé khóc lớn. Lúc này mẹ chờ đợi thêm một chút cũng sẽ giúp trẻ học cách tự chuyển giấc giữa các chu kỳ ngủ một cách dễ dàng.

Cách áp dụng nút chờ chuyển giấc như sau:

- Khi bé đang ngủ tỉnh và khóc lớn mẹ bắt đầu bấm nút chờ

- Nút chờ lần 1: 10 phút, vào hỗ trợ 2 phút

- Nút chờ lần 2: 5 phút, vào hỗ trợ 2 phút

- Nút chờ lần 3: 7 phút, vào hỗ trợ 2 phút

- Nút chờ lần 4: 10 phút, vào hỗ trợ 2 phút và tiếp tục chờ 10 phút hoặc vào hỗ trợ tới khi con ngủ

3. Nút chờ REM sáng

REM sáng là giai đoạn bé ngủ động khi về gần sáng, thường là vào khoảng 4-5 giờ. Trong thời gian này bé rất dễ tỉnh giấc và không ngủ lại nữa. Giấc đêm của bé sẽ kết thúc và con bắt đầu ngày mới luôn. REM sáng khiến các ba mẹ khá mệt mỏi vì phải dậy sớm bất đắc dĩ.

Và “nút chờ” cũng thường được áp dụng khi bé REM sáng liên tục để con tự ngủ lại hoặc ít nhất là nằm ngoan trong cũi mà không khóc quấy. Cách áp dụng tương tự như nút chờ hướng dẫn tự ngủ. Đồng thời mẹ hỗ trợ tại cũi chứ không bế con lên, tránh bật đèn, cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú bình trong quá trình áp dụng nút chờ.

Nút chờ cũng được áp dụng để trị REM sáng ở trẻ

Và cách tốt nhất để trị REM sáng cho con được các mẹ truyền tai nhau chính là “mặc kệ”, một “nút chờ” dài thật dài để mẹ có thể nghỉ ngơi thêm một chút. Tất nhiên mẹ sẽ khó mà mặc kệ nghe con khóc, vậy thì mẹ hãy tham khảo thêm cách vượt REM sáng tại đây.

Những lời khuyên hữu ích khi áp dụng "nút chờ"

Việc áp dụng "nút chờ" có thể mất thời gian và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn từ ba mẹ. Mẹ cần thực hiện nhất quán để giúp trẻ học cách tự điều chỉnh cảm xúc và tự ngủ nhanh chóng. Mẹ càng quyết tâm, thời gian bé học tự ngủ càng được rút ngắn nghĩa là mẹ sẽ ít phải nghe bé khóc hơn.

Trong quá trình áp dụng nút chờ mẹ nên lưu ý một số điều sau: 

Dấu hiệu cho thấy trẻ cần được hỗ trợ ngay:

  • Trẻ khóc ngày càng to và có vẻ khó chịu
  • Trẻ có biểu hiện khó chịu như nhăn mặt, cau mày, vặn vẹo người.
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi.
  • Trẻ có dấu hiệu ho, hắt hơi hoặc sổ mũi

Trường hợp ngoại lệ khi không nên áp dụng "nút chờ":

  • Trẻ đang ốm hoặc có vấn đề sức khỏe.
  • Trẻ đang trong tình huống nguy hiểm.
  • Trẻ khóc vì đói hoặc cần thay tã (nên đảm bảo 2 yếu tố này trước để loại trừ trường hợp này)

Bé ở tuần tuổi càng nhỏ thì thời gian của "nút chờ" sẽ càng ít. Vì thế nếu muốn hướng dẫn bé tự ngủ mẹ nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Trong khi áp nút chờ, mẹ cũng cần quan sát biểu hiện của con để điều chỉnh. Hãy linh hoạt và lắng nghe con nhiều hơn bởi mỗi bé có tính cách và nhu cầu khác nhau.

Cha mẹ có thể kết hợp "nút chờ" với các phương pháp khác như vỗ về, hát ru hoặc cho trẻ nghe nhạc nhẹ để giúp trẻ bình tĩnh và ngủ ngon hơn. Nếu gặp khó khăn trong việc áp dụng "nút chờ", cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và chuyên môn về EASY -Tự ngủ & Nút chờ.

Với gần 7 năm kinh nghiệm tư vấn EASY & Tự ngủ cho các gia đình Việt, POH đã giúp hơn 10.000 em bé ăn no - ngủ đủ. Các giảng viên POH EASY đã tìm ra cách áp dụng nút chờ nhất quán và phù hợp với các bà mẹ Việt Nam. Đồng thời theo sát để hỗ trợ và hướng dẫn mẹ sử dụng nút chờ đúng cách, tránh việc làm sai khiến cả mẹ và bé căng thẳng. 

Nhờ vậy mà rất nhiều mẹ đã áp nút chờ thành công, giúp bé học được cách tự ngủ ngay cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con và theo EASY. 

Với sự đồng hành của POH EASY, việc giúp bé tự ngủ thành thạo, mẹ đặt xuống cũi bé có thể ngủ ngay đã không còn là ước mơ. Bé ngủ ngon cả giấc ngày và giấc đêm, biết cách tự chuyển giấc hết tình trạng ngủ vặt để mẹ có nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình.

Ba mẹ tam khảo ngay khoá tư vấn EASY & Tự ngủ 1-1 của POH tại đây!

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo