Sữa mẹ loãng có phải dấu hiệu thiếu chất? Bí quyết tăng chất lượng sữa mẹ

đăng bởi Hoài Anh

Sữa mẹ loãng là tình trạng khiến nhiều mẹ bỉm không chỉ lo lắng mà còn ngại với gia đình bạn bè, vì sợ rằng sữa như vậy thì không đủ chất để nuôi con khỏe mạnh, mập mạp. Nhưng liệu sữa mẹ loãng có thực sự là dấu hiệu của sữa thiếu chất? Có phải sữa mẹ loãng nên con tăng cân chậm? 

Trong bài viết này, POH sẽ chia sẻ với ba mẹ sự thật về màu sắc của sữa mẹ, nguyên nhân sữa mẹ loãng và những bí quyết giúp tăng cường chất lượng sữa cho mẹ bỉm!

Sữa mẹ loãng có phải là dấu hiệu thiếu chất?

Khi thấy sữa mẹ loãng như nước gạo, nhiều người cho rằng đó là lý do em bé ăn không lớn được, còi cọc và thiếu chất. Nhưng sự thực không phải như vậy.

Cách nhận biết sữa mẹ loãng hay đặc

Sữa mẹ được vắt ra có màu trắng ngà, trong và lỏng sẽ thường bị nhận xét là sữa loãng. Tuy nhiên màu sắc của sữa bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như cơ địa của mẹ, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ… Và màu sắc sữa mẹ cũng sẽ thay đổi trong suốt quá trình nuôi con.

Sữa mẹ được chia ra thành các loại như:

- Sữa non: Chỉ tiết ra trong 3-4 ngày sau sinh, là loại sữa cực kỳ giàu dinh dưỡng và tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non thường chứa nhiều beta-carotene nên sẽ có màu vàng, có thể là vàng nhạt, vàng đậm hoặc thậm chí là hơi cam.

Sau khi hết giai đoạn tiết sữa non, ngực mẹ sẽ tiết ra sữa bình thường. Lúc này màu sắc của sữa sẽ nhạt hơn. Trong một cữ ăn hoặc cữ vắt sữa, mẹ sẽ nhận thấy có hai loại sữa đầu và sữa sau với đặc điểm như:

- Sữa đầu (foremilk) là loại sữa loãng có màu trắng trong, được tiết ra ở đầu mỗi cữ bú hoặc vắt. Trong sữa đầu chứa nhiều nước nên có vẻ loãng hơn nhưng vẫn giàu lactose, đạm, vitamin, khoáng chất…

- Sữa sau (hindmilk) là loại sữa tiết ra sau khoảng 10 phút bé bú mút. Sữa này có màu trắng đục, hơi vàng và có phần đậm đặc hơn do chứa nhiều chất béo và đạm, có tác dụng bổ sung năng lượng và giúp bé tăng cân.

Sự khác biệt giữa sữa đầu và sữa sau có thể dễ dàng nhận thấy khi mẹ vắt sữa ra bình. Sữa đầu chảy ra khi mới vắt thường loãng và trong hơn, sau một khoảng thời gian sữa vắt ra sẽ dần đặc hơn, màu đậm hơn do hàm lượng chất béo cao.

Hình ảnh sữa mẹ đặc và loãng

Nhiều người thấy mẹ vắt ra sữa đầu thì nghĩ sữa mẹ loãng sẽ không có chất. Nhưng thực tế sữa đầu và sữa sau đều chứa các dưỡng chất có lợi cho bé. Sữa đầu có tác dụng giải khát và bổ sung điện giải, sữa sau cung cấp năng lượng. Vì vậy không thể chỉ dựa vào màu sắc sữa để cho rằng đó là dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất được.

Khi cho con bú, mẹ nên cho bé bú từ 15-20 phút mỗi bên để bé được tiếp cận với cả sữa đầu và sữa sau. Nếu mẹ vắt sữa nên chủ động xem xét thời gian vắt bằng tay hoặc dùng máy để hút hết sữa trong ngực. Khi bé bú bình, sữa sẽ hoà vào nhau nên bé tiếp cận được với cả hai loại sữa nhanh chóng.

Tuy nhiên cũng có những mẹ mà màu sắc hai loại sữa đầu và sữa sau không có quá nhiều khác biệt, nhưng điều này cũng không chứng minh rằng sữa mẹ thiếu chất. Màu sắc sữa còn phụ thuộc vào các khuyên nhân khác.

Nguyên nhân sữa mẹ loãng

Bên cạnh việc phân chia sữa đầu và sữa sau, còn một vài nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới màu sắc và kết cấu của sữa mẹ như:

  • Do cơ địa mỗi người: Mỗi mẹ có đặc điểm cơ thể khác nhau, vì vậy màu sắc sữa được sản xuất ra từ bầu ngực cũng khác nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Chế độ ăn uống của mẹ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu mẹ thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin và khoáng chất có thể làm giảm tỷ lệ những chất trên trong sữa mẹ. Và từ đó gây ra hiện tượng sữa mẹ bị đổi màu.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ: Các yếu tố như căng thẳng, thiếu ngủ, và mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của mẹ. Khi mẹ căng thẳng, cơ thể có thể tiết ra các hormone gây ức chế quá trình tiết sữa, dẫn đến sữa ít dần và loãng hơn. Đồng thời, nếu mẹ không ngủ đủ giấc hoặc sức khỏe kém, cơ thể cũng khó có thể sản xuất ra sữa chất lượng. Trường hợp mẹ cần dùng thuốc điều trị tình trạng sức khoẻ cũng khó tránh sữa bị đổi màu.

Màu sắc sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Sữa mẹ loãng không nhất thiết là dấu hiệu của việc thiếu chất. Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe và cách mẹ cho bé bú. Vì vậy nếu mẹ muốn cải thiện chất lượng sữa mẹ, hãy tập trung vào các yếu tố này để tìm cách khắc phục sữa mẹ bị loãng.

Bí quyết tăng chất lượng sữa cho mẹ bỉm

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn quyết định trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Để đảm bảo sữa mẹ đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin, và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày. Tất nhiên mẹ cũng cần lưu ý tới cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn sau sinh của mình.

Một số nguồn thực phẩm giàu đạm tốt cho mẹ nuôi con nhỏ là thịt gà, cá, trứng, và đậu hũ. Ngoài ra, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó cũng rất giàu đạm và các chất béo có lợi, giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ. 

Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất là những yếu tố không thể thiếu trong thực đơn. Vitamin A, D, E, và C cùng với khoáng chất như canxi, sắt, và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này từ rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là tuyệt chiêu giúp sữa mẹ đặc sánh dinh dưỡng

Để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện, đừng quên cân bằng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Một chế độ dinh dưỡng sau sinh phù hợp sẽ giúp mẹ duy trì một cơ thể khỏe mạnh và sản xuất ra nguồn sữa chất lượng cho bé. 

Uống đủ nước và các loại thức uống hỗ trợ

Nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ thể mẹ cần một lượng lớn nước để duy trì tiết sữa. Trong thời gian nuôi con sữa mẹ, trung bình, mẹ cần uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ. Khi cơ thể thiếu nước, không chỉ quá trình tiết sữa bị ảnh hưởng mà chất lượng sữa cũng giảm đi, lượng sữa ít dần. 

Việc cung cấp đủ nước giúp duy trì sự ổn định của quá trình tiết sữa. Mẹ hãy chú ý uống nước ấm nhiều lần trong ngày. Nếu không muốn chỉ uống nước lọc, có thể bổ sung thêm các thức uống lợi sữa như nước lá chè vằng, sữa đậu, nước dừa, sữa tươi…

Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc

Căng thẳng và thiếu ngủ là hai yếu tố có thể làm giảm lượng sữa mẹ một cách đáng kể. Do đó, mẹ bỉm cần chú ý hơn đến việc hạn chế căng thẳng và ưu tiên ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Khi mẹ căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol, một loại hormone có thể ức chế quá trình sản xuất sữa. Thiếu ngủ cũng làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể và làm cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày khi bé ngủ để cơ thể có thời gian hồi phục tốt hơn. Nghỉ ngơi hợp lý không chỉ giúp mẹ duy trì sức khỏe mà còn giúp cơ thể sản xuất ra nguồn sữa dồi dào, đảm bảo chất lượng cho bé.

Tuy nhiên các mẹ nuôi con nhỏ khó có thể ngủ được một giấc dài 7-8 tiếng mỗi đêm. Mẹ hãy tham khảo POH EASY để biết cách nuôi con theo nếp EASY từ sơ sinh, hướng dẫn bé tự ngủ và tự chuyển giấc ngoan, để mẹ có một đêm nghỉ ngơi trọn vẹn.

Cho bé bú/ vắt sữa đúng cữ

Cho bé bú thường xuyên là cách tốt nhất để kích thích tiết sữa và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Quá trình bé bú không chỉ giúp duy trì nguồn sữa mà còn giúp đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Bởi khi cơ thể nhận được kích thích sẽ tiết nhiều sữa hơn, các dưỡng chất trong sữa cùng dần điều chỉnh phù hợp với cơ thể đang phát triển rất nhanh của bé.

Mẹ cần đảm bảo rằng bé được bú hết phần sữa đầu và sữa cuối trong mỗi cữ bú, vì sữa đầu có nhiều nước giúp bé giải khát, còn sữa cuối lại giàu chất béo, giúp bé no lâu và phát triển tốt hơn.

Khi nào cần lo lắng về chất lượng sữa mẹ

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, có những dấu hiệu mà mẹ bỉm cần đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Bé không tăng cân: Nếu bé không tăng cân đều đặn hoặc chậm tăng cân so với tiêu chuẩn, đây có thể là dấu hiệu bé không nhận đủ dưỡng chất từ sữa mẹ.
  • Bé bú kém, quấy khóc nhiều: Bé bú ít, khó chịu sau khi bú, hay quấy khóc thì có thể bé không nhận đủ sữa hoặc có vấn đề về tiêu hóa.
  • Mẹ có các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa: Nếu mẹ gặp phải các vấn đề như căng thẳng kéo dài, mất ngủ, hoặc các vấn đề về nội tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa hoặc màu sắc sữa, mẹ cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn ngay.

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ của mẹ và bé để xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề trên. Dựa trên tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng, cho bé bú đúng cách để cải thiện chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của bé.

Sữa mẹ loãng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của sữa thiếu chất. Việc sữa loãng hay đặc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Quan trọng nhất là sữa mẹ dù loãng hay đặc vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Bằng cách duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc, và cho bé bú thường xuyên, mẹ có thể đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.

Nếu mẹ cần thêm kiến thức và sự hỗ trợ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham khảo khoá POH EASY. Khóa học cung cấp kiến thức chi tiết về nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn khớp ngậm đúng cách để bé bú hiệu quả và thoải mái, cùng rát nhiều thông tin hữu ích khác để mẹ bỉm nuôi con dễ dàng và tự tin hơn.

Tham khảo POH EASY để con ăn no ngủ đủ tại đây

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo