Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có bình thường không?

đăng bởi Minh Tâm

Để POH kể mẹ nghe một câu chuyện như thế này:

Một ngày đẹp trời, em bé sơ sinh của mẹ bỗng nhiên quyết định không ngủ giấc thứ nhất trong ngày. Mẹ đã cố gắng hết sức để đưa bé vào giấc mà bé vẫn kiên quyết từ chối.

Sau nhiều lần thử, mẹ đành chấp nhận bỏ qua giấc này. Thậm chí đến giấc thứ 2, bé tiếp tục thức ngon lành.

Lúc này, mẹ hẳn là mất kiên nhẫn và quá mệt mỏi. Bé thức 5- 6 tiếng đồng hồ là quá lâu. Mẹ có cảm giác như bé đã thức gần như cả ngày vậy. Và thức là một chuyện, bé còn quấy khóc vì quá mệt.

Thật quen thuộc phải không mẹ? Vậy tại sao bé lại như thế và mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Mẹ đọc tiếp nhé!

 

 

Điều gì xảy ra khi trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng?

Liệu có phải trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh? Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh.

Tuy nhiên, việc trẻ ngủ ít quấy khóc nhiều, con không được nhận đầy đủ lợi ích phát triển thể chất, não bộ tối ưu là điều rất dễ thấy.

Sự thiếu ngủ này không chỉ giới hạn trong ngày mà đến giấc đêm, bé đã quá mệt mỏi đến nỗi lại thức dậy liên tục.

Thậm chí vào ngày hôm sau, chu kỳ thức – ngủ bất thường lại tiếp tục hoặc xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm hoặc trẻ sơ sinh ngủ li bì.

Việc bé thiếu ngủ sẽ khiến cả hai mẹ con đều mệt mỏi, và cũng làm xáo trộn lịch sinh hoạt bao gồm cả ăn sữa và ăn dặm. Đến nỗi mẹ cảm thấy ngao ngán khi đêm đến. Làm thế nào mẹ có thể xoa dịu để bé đi ngủ trở lại?

Trên thực tế, trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi chỉ có thể thức tối đa 1,5-2 giờ. Và ngay cả khi đã 5 tháng tuổi, trẻ không nên thức quá 3,5 giờ.

Vì vậy, nếu em bé của mẹ thức trong 5-6 giờ liên tục có nghĩa là bé đã quá mệt mỏi.

>> Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh

 

Tại sao trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng?

Bé không đơn thuần là bé khó ngủ vào ban ngày hoặc ngủ không sâu giấc mà là trẻ sơ sinh thức 4 tiếng liên tục, thậm chí là trẻ sơ sinh thức 6 tiếng liên tục. Trường hợp này chỉ có thể do 2 khả năng:

Bé rơi vào tuần khủng hoảng: Bất kỳ em bé sơ sinh nào cũng đều phải trải qua hàng chục tuần khủng hoảng để có thể lớn lên một cách bình thường.

Mỗi lần khủng hoảng đến, nếu không bứt rứt ăn không ngon ngủ không yên thì bé cũng trở nên quá hưng phấn với kỹ năng mới, nhận thức mới.

Mẹ hãy hình dung đối với bé lúc này, đi ngủ trở thành việc chẳng quan trọng chút nào so với việc được thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.

Bé không có nếp sinh hoạt hoặc lịch sinh hoạt không phù hợp: Dù bất cứ lứa tuổi nào thì đây là nguyên nhân phổ biến. Ăn – Ngủ - Chơi luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Khi bị đói bụng, bé trằn trọc không thể ngủ được. Khi ăn quá no so với nhu cầu, hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khiến cơ thể mệt mỏi và bé không sao vào giấc được. Đó có thể là lý do khiến cho trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ.

Về hoạt động thể chất, mẹ có thể thấy nếu bé hoạt động quá ít, cơ thể không phải tiêu hao năng lượng khiến bé chưa đủ mệt để có thể ngủ ngon giấc.

Ngược lại, khi bé hoạt động quá nhiều, nhất là trước giờ đi ngủ, bé sẽ rơi vào trạng thái quá phấn khích không thể vào giấc.

Vậy liệu có phải trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì không? Nếu lo lắng con thiếu chất thì mẹ hãy đưa có đi xét nghiệm máu để được kết luận chính xác để bổ sung nhé.

Bởi vì có rất nhiều mẹ cho rằng trẻ khó ngủ là do thiếu canxi. Điều này là chưa có cơ sở khoa học.

Hãy cẩn thận trước khi bổ sung bất kỳ thứ gì cho con mà không được chẩn đoán chính xác. Vì bổ sung bừa bãi còn gây ra các nguy cơ về sức khỏe không thể lường trước được.

>> Bé sơ sinh khó ngủ, ít ngủ - Mẹ biết những điều này chưa?

Đến giờ ngủ rồi mà em vẫn 'tỉnh bơ" này

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng?

Giúp bé vào giấc

Nếu lần đầu làm mẹ, có thể mẹ nghĩ rằng cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh sẽ ngủ bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi.

Nhưng thực tế là trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ, bé cần sự giúp đỡ của mẹ để chìm vào giấc ngủ. 

Thay vào đó, mẹ hãy chủ động giúp bé vào giấc bằng cách thiết lập môi trường ngủ và trình tự ngủ để bé dần biết cách đi vào giấc ngủ.

Môi trường ngủ là những đặc trưng về mặt không gian giúp bé cảm thấy yên tâm khi ngủ như một căn phòng quen thuộc với ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.

Trình tự ngủ là chuỗi sự việc được lặp đi lặp lại trước giờ đi ngủ để bé nhận biết rằng à đã đến lúc thoải mái ngủ rồi! Những yếu tố này còn giúp bé biết phân biệt ngày và đêm, tránh trường hợp trẻ sơ sinh thức 5 tiếng liền vào ban đêm.

Đưa bé vào môi trường ngủ sớm hơn

Cách tốt nhất để thiết lập lại chu kỳ thức - ngủ của trẻ sơ sinh là đưa bé vào môi trường ngủ sớm hơn.

Nếu bé thức trong một thời gian dài, bé cần phải "bắt kịp" với giấc ngủ đã bị bỏ lỡ. Thay vì đợi đến giờ đi ngủ đêm như bình thường, mẹ hãy bắt đầu sớm hơn, chẳng hạn nếu mẹ thường đặt bé ngủ lúc 8 giờ tối, hãy thử 6:30 chiều hoặc thậm chí 6 giờ tối. 

Mẹ cho em vào môi trường ngủ sớm hơn để thiết lập lại chu kỳ thức - ngủ

Thực hiện theo lịch sinh hoạt EASY

Mặc dù trẻ sơ sinh không nên tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt theo giờ, mẹ vẫn có thể tạo ra một nhịp điệu hoặc thói quen để dạy trẻ tự ngủ. Đó chính là nếp sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi.

Em bé sẽ thức dậy và ăn (E), dành một chút thời gian để thức (A), và cuối cùng là ngủ (S) – đây cũng là khoảng thời gian riêng cho bản thân mẹ(Y).

Giả sử bé thức dậy lúc 6:30 sáng trong ngày. Mẹ cho bé ăn (E) ngay khi thức dậy, sau đó để chơi tự lập hoặc tương tác cùng mẹ (A). Rồi mẹ đưa bé vào môi trường ngủ (S), và bây giờ là lúc mẹ được nghỉ ngơi hoặc tranh thủ dành thời gian cho những việc cá nhân (Y). Sau khi bé thức dậy, đó là lúc mẹ cho bé ăn bữa tiếp theo.

Đây cũng là một những Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả nhất đã được hàng nghìn mẹ áp dụng thành công, giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng. Để giúp bé làm điều này dễ dàng nhất, mẹ tham khảo POH Easy (0-1 tuổi) nhé!

 

 

Tập đọc những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

Một trong những dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh đã sẵn sàng ngủ là ngáp. Thế nhưng mẹ đừng đợi cho đến khi bé ngáp liên tục. Nếu bé ngáp đến lần thứ ba và hơn thế nữa thì hẳn là bé đã rất mệt rồi.

Vì vậy, mẹ hãy quan sát bé trong thời gian bé tỉnh táo, đặc biệt là sau khi bé thức đủ thời gian thức theo độ tuổi của EASY. Ngay sau khi bé bắt đầu ngáp cái đầu tiên, mẹ có thể bắt đầu đưa bé vào môi trường ngủ và thwucj hiện trình tự ngủ.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ ngủ

Trước khi em bé sơ sinh của mẹ đến với thế giới này, bé đã ở trong bụng mẹ yên bình và ấm áp, được an ủi bởi không gian chật hẹp quen thuộc.

Bởi vậy, chẳng có gì lạ khi bé phải nằm ngửa trên một tấm nệm rộng trống trải và không thể vào giấc.

Lúc này giải pháp cực kỳ đơn giản là bắt chước cách bé đã ngủ trong bụng mẹ. Quấn là công cụ hiệu quả giúp tái hiện môi trường như trong cơ thể mẹ, đặc biệt nếu bé vẫn có phản xạ moro khiến cánh tay bé giật và khua ngẫu nhiên loạn xạ chỉ làm bé giật mình.

Cũng bởi phản xạ này mà mẹ có thể thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è. Và đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình tương đối hiệu quả.

Bên cạnh đó, một chiếc khăn quấn trẻ em cũng có tác dụng tuyệt vời đối với một em bé đang khủng hoảng, đang lo sợ xa cách và cần được bế khi ngủ.

Với một chiếc khăn quấn, mẹ có thể “đeo” bé gần mẹ đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì.

Bé luôn có cảm giác như đang ở trong vòng tay của mẹ. Trong khi đó, mẹ vẫn có thể làm việc hoặc thậm chí là đi ra ngoài.

Mẹ có thể thấy cách giải quyết thì có rất nhiều nhưng làm sao để áp dụng phù hợp với trường hợp của bé nhà mình thì không phải mẹ nào cũng biết!

Với POH EASY ONE, mẹ được hướng dẫn thiết lập và áp dụng nếp sinh hoạt EASY cho bé một cách khoa học và quan trọng là cá nhân hóa theo ngày tuổi của bé. Mẹ được tư vấn 1:1 giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng để phát triển thể chất và trí não tốt nhất.

Nếu vẫn chưa biết EASY bắt đầu từ đâu, mẹ tham khảo thêm tại bài viết Hướng dẫn phương pháp EASY cho mẹ mới bắt đầu nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo