Để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần thì giấc ngủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần. Bởi vậy việc hiểu rõ hơn về chu kỳ ngủ của bé sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức và cách giúp bé tự chuyển giấc phù hợp, giúp con có những giấc ngủ ngon.
Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh là gì?
Chu kỳ giấc ngủ là một phần của“ đồng hồ ”sinh học bên trong cơ thể con người, hoặc các dạng sóng não thường xuyên xảy ra trong khi chúng ta ngủ.
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ cũng là dạng sóng não thường xuyên xảy ra trong khi bé đang ngủ - nhưng hoàn toàn không giống với người lớn. Trong khi chu kỳ ngủ của người lớn kéo dài khoảng 90 phút, thì trẻ sơ sinh chỉ dài khoảng 0-45 phút và sẽ có nhiều thay đổi trong năm đầu tiên.
Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh
Khi ngủ chúng ta trải qua lần lượt 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn Ngủ sâu Non-REM- Non-Rapid Eye Movement: không cử động mắt nhanh
Giai đoạn Ngủ nông REM- Rapid Eye Movement: cử động mắt nhanh - Đây là giai đoạn não bộ được kích hoạt, có ý nghĩa cực kì quan trọng trong sản sinh tế bào não, phát triển khả năng ghi nhớ và khả năng nhận thức của bé.
Em bé sơ sinh từ 0-3 tháng trải qua 20% ngủ sâu và 80% ngủ động. Ở mốc 3 tháng trở ra nhiều em bé ngủ sâu 50% (20 phút/ chu kì) và 50% còn lại (20 phút) ngủ nông.
>> Ngủ ít đã đành, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không nhỉ?
Việc quấn bé sẽ giúp trẻ không bị giật mình, ngủ sâu giấc hơn
Chi tiết chu kỳ của trẻ sơ sinh: 5 giai đoạn
Mặc dù chu kỳ giấc ngủ thay đổi, nhưng độ dài của mỗi chu kỳ ngủ vẫn là 90 phút hoặc hơn. Nhưng khi lớn dần, bé sẽ có thời gian ngủ sâu dài hơn, khiến bé dễ ngủ hơn và kéo dài giấc ngủ vào ban đêm theo thời gian.
Đây là 5 giai đoạn của giấc ngủ mà bé sẽ trải qua trong khoảng thời gian 50-60 phút:
Giai đoạn 1: Bắt đầu vào giấc ngủ (10 phút đầu tiên): Chuyển động của mắt bắt đầu chậm lại và bé bắt đầu lim dim, dễ tỉnh dậy khóc nếu được đặt xuống.
Giai đoạn 2: Giấc ngủ nông (phút 10 - 20): Sóng não bắt đầu chậm lại nhưng lúc này bé vẫn dễ bị giật mình.
Giai đoạn 3 và 4: Giấc ngủ sâu (phút 20 - 30): Bé chuyển sang giấc ngủ sâu phục hồi.
Giai đoạn 5: Ngủ REM (phút 30 - 45): Đây là trạng thái ngủ tích cực, nơi diễn ra sự phát triển của não như học tập và ghi nhớ. Cha mẹ có thể thấy mắt bé rung và chuyển động.
Kết thúc (phút 40 - 50): Bé trở lại giấc ngủ nông khi kết thúc chu kỳ ngủ của mình. Bé sẽ ngủ tiếp hoặc thức dậy nếu chưa học được kỹ năng tự chuyển giấc.
5 giai đoạn của một chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh
Cách giúp bé tự chuyển giấc
Vì phần lớn thời gian của trẻ dành cho giấc ngủ REM nên trẻ sơ sinh rất dễ thức giấc. Điều này giải thích tại sao khi ngủ trẻ sơ sinh thường rất ồn ào, ngủ động, ngủ không sâu, ngủ ngắn và rất dễ bị tỉnh giấc.
Khác với người lớn có thể tự chuyển giấc thì trẻ em cần phải nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ để học được kỹ năng này.
Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cần có sự kiên nhẫn chờ con biết tự ngủ trước sau đó mới có thể học chuyển giấc. Một trong những phương pháp mà nhiều mẹ “bỉm sữa” vẫn coi là “chân ái” khi giúp con tự chuyển giấc đó là sử dụng: NÚT CHỜ.
Nút chờ là thời gian quan sát và giải mã tiếng khóc của bé
Nút chờ chính là khoảng thời cha mẹ chờ đợi để quan sát và tìm hiểu nguyên nhân con khóc trước khi đưa ra các biện pháp để can thiệp.
“Chúng ta đều biết rằng trẻ sơ sinh thường khóc một chút khi con học cách nối các chu kỳ ngắn của giấc ngủ. Vì thế khi con được một vài tuần tuổi, cha mẹ thường không chạy ngay lập tức vào phòng con ngay khi nghe thấy tiếng động. Đừng vội bạn thân mến ơi! Hãy dừng lại và chờ đợi một vài phút.
Cha mẹ dừng lại và chờ, để xem lần này con có tạo bước tiến vượt bậc, có thể tự kết nối giấc ngủ, tự chuyển mình từ chu kỳ ngủ này sang chu kỳ kế tiếp mà không cần sự trợ giúp được không. Nếu cha mẹ cứ liên tục can thiệp ngay lập tức mỗi khi bé trở mình, bé sẽ không có cơ hội để học, phát triển và thực hành kỹ năng này.” (Theo Đọc vị các vấn đề của trẻ – Tracy Hogg)
Khi áp dụng“nút chờ”, cha mẹ không nên đợi quá lâu. Thời gian lý tưởng là 5 phút, có người chờ ít hoặc lâu hơn. Cha mẹ cũng không nên để mặc cho con khóc. Nếu con tiếp tục khóc sau 5 phút, lúc này cha mẹ sẽ hiểu là con đang cần một điều gì đó từ người thân, để đến tìm hiểu nguyên nhân và xoa dịu bé.
Vì sao bé không tự chuyển giấc được?
- Bé đói: Nếu không được ăn đủ no bé sẽ không thể ngủ tiếp được
- Bé đầy hơi: Mẹ chú ý vỗ đầy hơi thật kỹ để hơi không làm phiền giấc ngủ của con nhé
Đau bụng đầy hơi khiến bé không thể tự chuyển giấc
- Bé chưa biết tự ngủ: Để giúp bé tự chuyển giấc được trước hết mẹ cần giúp con tự ngủ. Bé chưa biết tự ngủ rất khó để có thể tự chuyển giấc được, gần như không có khả năng
- Nút chờ chưa phù hợp với độ tuổi: Trong đó thời gian chờ tối thiểu cho bé 0-1 tháng là 5 phút, bé 2-5 tháng là 10 phút, và bé trên 6 tháng là 15 phút mỗi lần
- Sự kiên trì của mẹ: Hơn hết tất cả, con cần sự kiên nhẫn chờ đợi của mẹ. Với sự kiên nhẫn chờ đợi, đến một ngày bé sẽ thành công thôi mẹ
>> Mẹ làm gì để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi?
Tự ngủ giúp chuyển giấc ở trẻ sơ sinh dễ dàng
Việc cha mẹ hướng dẫn con tự ngủ thành thạo sẽ giúp bé tự chuyển giấc một cách dễ dàng hơn. Nếu bé chưa biết tự ngủ thì rất khó để giúp bé tự chuyển giấc.
Với trẻ dưới 4 tuần tuổi, cha mẹ chỉ cần tạo cho con một trình tự nhất quán, để con có cơ hội tự đưa mình vào giấc ngủ với phương pháp 4S/5S.
Tuy nhiên, nếu bé chưa hợp tác cha mẹ cũng đừng nên nóng vội. Ba mẹ có thể chờ đến giai đoạn vàng từ 6-8 tuần (giai đoạn tốt và ít nước mắt nhất) để giúp con tự ngủ sau khi đã hiểu rõ hơn về con yêu của mình.
Nếu bỏ lỡ qua giai đoạn vàng, cha mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con tự ngủ với nhiều phương pháp khác nhau như Bế lên đặt xuống… Tuy nhiên, các phương pháp thường sẽ tốn nhiều nước mắt của con, đòi hỏi sự kiên trì và bản lĩnh “gai thép” của cha mẹ nên dễ thất bại.
Ngoài việc tìm hiểu sách báo, để giúp con tự ngủ nhanh, tốn ít nước mắt, thời gian và công sức, cha mẹ có thể tham khảo khóa học: https://poh.vn/easy-one để được tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm.
Bé 0-12 tuần hoàn toàn có thể tự ngủ sau 5-7 ngày dễ dàng và nhanh chóng với https://poh.vn/easy-one
Nguồn tham khảo:
dreamlandbabyco.com, sleepcycle.com, Đọc vị mọi vấn đề của trẻ, Nuôi con không phải là cuộc chiến
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo