Chuyển giấc là gì? Giúp con chuyển giấc dễ dàng để ngủ xuyên đêm

đăng bởi Thanh Thanh

Chuyển giấc thì có liên quan gì đến việc con ngủ xuyên đêm? Thực tế là cực kỳ liên quan đấy mẹ ạ. Vì giấc ngủ của con là một loạt các chu kỳ ngủ liên tiếp nhau, bé có chuyển giấc tốt thì mới ngủ giấc đêm dài và không bị gián đoạn.

Để hiểu rõ hơn về chuyển giấc là gì, cách chuyển giấc cho trẻ sơ sinh có những giấc ngủ nhất lượng nhất, mời mẹ theo dõi bài viết của POH nhé!

Chuyển giấc là gì?

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm nhiều chu kỳ ngủ, thông thường thì mỗi chu kỳ ngủ của trẻ chỉ dài khoảng 45 phút mà thôi. Đó là lý do mà em bé thường cứ 45 phút lại ọ ẹ, khóc, hoặc tỉnh giấc. Và nếu lúc này con biết chuyển giấc thì bé có thể tự đưa mình vào chu kỳ ngủ tiếp theo, tiếp tục giấc ngủ mà không cần mẹ hỗ trợ.

Ngược lại, nếu bé không tự chuyển giấc được thì con sẽ cần mẹ vỗ về, bế ru, cho ăn… để có thể ngủ lại. Hoặc có những bé không thể chuyển giấc ngay cả khi được mẹ hỗ trợ thì con sẽ tỉnh giấc luôn, giấc ngủ bị gián đoạn hoàn toàn.

Vậy trẻ mấy tháng biết tự chuyển giấc? Điều này phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc con của bố mẹ. Thực tế ở POH thì có rất nhiều em bé khi được đáp ứng đủ nhu cầu, sinh hoạt theo lịch EASY phù hợp thì đã có thể tự ngủ, tự chuyển giấc từ rất sớm, khoảng 1-2 tháng tuổi là con có thể tự chuyển giấc ngày và ngủ đêm dài rồi.

Còn bé không tự chuyển giấc được, mẹ nuôi con kiểu truyền thống thì có những bé 2-3 tuổi, thậm chí 4-5 tuổi mẹ vẫn còn phải nằm vỗ về bên cạnh thì mới chuyển giấc, ngủ ngon được.

 

 

Giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh

Vì sao đang nói về việc chuyển giấc thì lại đi nói về giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh? Cái gì cũng có lý do của nó đó mẹ ạ. Đó là vì giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh chính là giai đoạn chuyển giấc mà chúng ta đang nói tới.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh chia làm 2 giai đoạn:

  1. Giấc ngủ sâu NREM (Non-Rapid Eye Movement): Đúng như tên gọi thì vào giai đoạn này con ngủ rất sâu, nhiều khi gọi không dậy, lay không thức. Nhưng giai đoạn này chỉ chiếm khoảng 20% giấc ngủ của trẻ 0-3 tháng mà thôi, còn 80% chính là giấc ngủ REM.
  2. Giấc ngủ nông REM (Rapid Eye Movement): Đây là giai đoạn ngủ đảo mắt nhanh, hay còn gọi là ngủ nông. Lúc này não bộ của con được kích hoạt, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sản sinh tế bào não, phát triển khả năng ghi nhớ và khả năng nhận thức của bé. 

Giấc ngủ REM cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình. Giai đoạn ngủ REM mẹ có thể thấy em bé hay ngọ nguậy, ọ ẹ, thậm chí là mở mắt ra luôn. Những em bé biết chuyển giấc thì có thể tự nối giấc và ngủ tiếp ngay sau khi ọ ẹ như vậy.

Dù trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng đi chăng nữa thì cũng đều sẽ trải qua hàng loạt chu kỳ ngủ với 2 giai đoạn REM và NREM như vậy. Đây là sinh lý bình thường của trẻ và mẹ không thể nào thay đổi được đặc điểm giấc ngủ của con, nhưng mẹ hoàn toàn có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách hỗ trợ con tự ngủ, tự chuyển giấc ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Làm sao để bé tự chuyển giấc?

Như POH đã nói ở trên thì bé dành hẳn 80% thời lượng giấc ngủ cho giai đoạn ngủ nông REM, vì thế nên con rất dễ tỉnh giấc và cần biết cách chuyển giấc thì mới có thể nối liền các chu kỳ ngủ thành một giấc ngủ dài có ý nghĩa được.

Bố mẹ hãy tham khảo các bước sau để giúp con chuyển giấc dễ dàng nhé

Bước 1: Kiểm tra tất cả các nguyên nhân có thể khiến bé khó chịu

Có tài liệu nói rằng, giai đoạn ngủ REM của trẻ sơ sinh có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng: Đánh thức bé dậy khi có điều gì đó đe dọa con.

Ví dụ nếu bé đói, thì khi bước vào giai đoạn ngủ REM thì cơn đói sẽ đánh thức não bộ và bé sẽ tỉnh giấc đòi ăn. Bản năng của bé là KHÔNG ĐỂ CHO MÌNH ĐÓI. 

Hoặc nếu môi trường ngủ quá nóng/quá lạnh thì bé cũng sẽ tỉnh giấc ở giai đoạn ngủ REM - như một dấu hiệu để bố mẹ biết là con đang khó chịu, con cảm thấy không ổn, không an toàn.

Tương tự như khi con đầy hơi đau bụng thì tất nhiên là bé sẽ không thể ngủ tiếp được, mà con sẽ dậy và khóc váng lên để gọi bố mẹ đến vỗ ợ giúp mình rồi.

Thế nên nếu bố mẹ có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của con một cách hiệu quả, thì bé sẽ dễ dàng chuyển giấc và ngủ sâu hơn.

Một số yếu tố có thể khiến bé khó chịu và khó chuyển giấc mà bố mẹ cần lưu tâm là:

  • Con có đói không?
  • Bé có đầy hơi, đau bụng, mọc răng, ốm sốt, wonder week…không?
  • Môi trường ngủ của con đã lý tưởng chưa?

Bước 2: Tạo môi trường ngủ nhất quán cho bé trong tất cả các cữ ngủ

Một lý do khiến bé không tự chuyển giấc được mà ít người biết là do môi trường ngủ của con bị thay đổi. Ví dụ lúc bắt đầu ngủ con nằm ở xe đẩy, nhưng khi chuyển giấc con lại ngủ trong cũi, giường. Ví dụ lúc đầu con được mẹ bế ru, vỗ về, đưa võng để ngủ, nhưng lừa con ngủ say mẹ lại đặt con xuống.

Khi bé chuyển giấc và thấy môi trường ngủ thay đổi như vậy thì con sẽ cảm thấy bất an và tất nhiên là khó mà ngủ tiếp được. Cũng giống như người lớn chúng ta, nếu lúc ngủ đang nằm ngay ngắn trên giường, nửa đêm tỉnh giấc tự nhiên thấy mình được ai đưa ra sofa ngủ thì cũng giật mình vậy.

Đó chính là lý do mà POH luôn khuyên các mẹ hãy tạo môi trường ngủ nhất quán cho bé trong tất cả các giấc ngủ. Môi trường ngủ nhất quán lý tưởng nhất chính là tập tự ngủ cho con trong môi trường ngủ an toàn, để bé tự ngủ và tự chuyển giấc dễ dàng nhất.

Em bé biết tự chuyển giấc sẽ có những giấc ngủ chất lượng.

Bước 3: Thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp

Con chuyển giấc tốt đồng nghĩa với việc bé ngủ ngon và sâu giấc. Mà để con có thể ngủ ngon thì bé cần có lịch sinh hoạt phù hợp với thời gian thức - ngủ phù hợp theo từng lứa tuổi. 

Nếu mẹ đã làm đủ bước 1, kiểm tra và khắc phục tất cả các nguyên nhân khiến bé khó chịu. Rồi làm đúng bước 2, duy trì môi trường ngủ an toàn, lý tưởng và nhất quán cho bé trong suốt các cữ ngủ. Nhưng mẹ lại để con sinh hoạt thức ngủ vô tội vạ, không có giờ giấc, thì con cũng khó mà chuyển giấc được.

Ví dụ với trẻ sơ sinh thức 6 tiếng liên tục thì đến lúc ngủ con cũng rất dễ rơi vào tình trạng ngủ một chút là lại dậy vì thần kinh con quá căng thẳng, con không thể tự chuyển giấc và nối các chu kỳ ngủ với nhau được.

Lịch sinh hoạt phù hợp mà POH khuyên các mẹ nên áp dụng cho bé là lịch EASY phù hợp với lứa tuổi.

Lịch sinh hoạt EASY cũng là một trong những mẹo chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh hiệu quả ở trẻ sơ sinh. Bé sinh hoạt theo lịch EASY sẽ có các trình tự sinh hoạt cố định vào ban ngày, con được ngủ vừa đủ ban ngày để phân biệt ngày đêm tốt hơn.

Bước 4: Áp dụng nút chờ

Khi mẹ đã thực hiện đúng và đủ 3 bước trên thì hãy tiếp tục với bước 4: Áp dụng nút chờ để con có cơ hội học cách tự chuyển giấc.

Nút chờ chính là thời gian mẹ quan sát con mà không làm gì cả. Nhưng không phải là cứ để con khóc chán, khóc mệt rồi ngủ lịm đi đâu mẹ nhé! Mẹ sẽ vẫn quan sát con xem bé đang khóc vì lý do gì, nếu do con đói, con đầy hơi, con nóng/lạnh… thì mẹ sẽ vào hỗ trợ con theo nhu cầu của bé. Còn nếu bé ọ ẹ để chuyển giấc thì mẹ sẽ chờ trong thời gian nhất định rồi mới vào hỗ trợ con chuyển giấc.

Thời gian lý tưởng để áp dụng nút chờ chuyển giấc cho con là khoảng 5 phút. Sau 5 phút mà con vẫn chưa chuyển giấc được thì mẹ nên vào hỗ trợ con theo nhu cầu của bé

 

 

Chú ý: Biết cách tự ngủ sẽ giúp bé chuyển giấc tốt hơn

Những bé biết cách tự đưa mình vào giấc ngủ mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ, thì cũng sẽ chuyển giấc dễ dàng hơn. Ngược lại thì những em bé chưa biết tự ngủ thì thường sẽ khó để chuyển giấc và ngủ đủ giấc.

Một khi bé đã biết tự ngủ, tự chuyển giấc thì mẹ khỏi cần lo khi nào em bé ngủ xuyên đêm, bởi vì giấc ngủ xuyên đêm của con sẽ đến rất nhanh mà thôi. Bởi nếu không biết tự ngủ, tự chuyển giấc thì con sẽ mất 2-3 năm để ngủ xuyên đêm hoặc đến khi cai sữa. Ngược lại, nếu biết tự ngủ, con có thể ngủ xuyên đêm khi được 6,5kg cân nặng (2-4 tháng)...

Vậy khi nào trẻ tự ngủ không cần ru hời, ẵm bồng? Điều này phụ thuộc rất lớn vào thời điểm mẹ tập tự ngủ cho bé. POH thường khuyên các mẹ nên tập tự ngủ cho con ngay từ giai đoạn 0-4 tuần tuổi, vì lúc này chỉ cần có một trình tự nhất quán và áp dụng phương pháp hỗ trợ 4S/5S là bé cũng có thể tự ngủ được rồi.

Nếu bỏ lỡ giai đoạn 0-4 tuần tuổi thì mẹ có thể bắt đầu tập tự ngủ cho bé vào giai đoạn 4-12 tuần tuổi. Đây là giai đoạn vàng để tập tự ngủ cho bé, miễn là mẹ lựa chọn phương pháp phù hợp.

Càng lớn thì việc tập tự ngủ cho bé sẽ tốn nhiều công sức và nước mắt hơn rất nhiều, vì thế mẹ hãy tập tự ngủ cho con càng sớm càng tốt nhé!

POH EASY cam kết hướng dẫn tự ngủ thành công cho bé dưới 12 tuần tham gia khi mẹ làm đúng hướng dẫn.

Mẹ tham gia ngay POH EASY tại đây nhé! 

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo