Trẻ 3 tháng tuổi ngủ suốt đêm không bú có bị còi cọc?

đăng bởi Thanh Thanh


Trẻ 3 tháng tuổi ngủ suốt đêm không bú là tình trạng khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa lo lắng. Các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết này để xem nỗi lo lắng này có thực sự cần thiết không nhé!

1- Trẻ 3 tháng tuổi không bú đêm có sao không?

Ba mẹ cần nắm rõ điều mấu chốt: “Ban ngày là để ăn, ban đêm là để ngủ”. Lý do mà trẻ sơ sinh cần bú đêm là bởi dạ dày trẻ còn quá nhỏ, không đủ khả năng tích trữ được năng lượng trong một thời gian dài. Bữa ăn trước khi ngủ không đủ để duy trì xuyên suốt giấc ngủ đêm 10-12 tiếng, do đó con cần được bú đêm để tiếp năng lượng. 

Trẻ sơ sinh mới chào đời, đêm có thể dậy bú 2-3 lần; trẻ 2 tháng tuổi đêm có thể dậy bú 1-2 lần... Số lần bú đêm giảm theo tháng tuổi và chấm dứt để ưu tiên cho giấc ngủ xuyên đêm vì khi này dạ dày của bé đã lớn dần, có khả năng tích trữ được năng lượng nhiều hơn.


Vậy thì trẻ 3 tháng tuổi không bú đêm có sao không?

Câu trả lời là nếu trẻ 3 tháng tuổi đã đạt cân nặng trên 6 kg (hầu hết trẻ 3 tháng tuổi đều đạt cân nặng này), không có vấn đề đặc biệt về sức khỏe, thì việc bé có thể không bú ngủ xuyên đêm là một tín hiệu tốt. Bởi khi này dạ dày của bé đã có thể tích trữ năng lượng cho một giấc ngủ đêm dài 10 -12 tiếng. Mà một giấc ngủ dài lại có ý nghĩa sẽ giúp bé khi thức dậy luôn tỉnh táo và sẵn sàng học hỏi những điều mới.

Ngoài ra, việc trẻ 3 tháng tuổi bỏ bú đêm còn đem lại những lợi ích sau:

1. Giảm khả năng bị sặc sữa

Ban đêm khi nhiều mẹ cho con nằm bú và con ngủ quên khi đang bú. Nếu không để ý, lượng sữa con vừa bú có thể trào ngược vào phổi gây sặc sữa, thậm chí gây ngạt thở.

2. Phát triển chiều cao tối đa

Hormone tăng trưởng GH được biết đến là hormone giúp trẻ phát triển chiều cao. Hormone này sản sinh mạnh mẽ nhất khi trẻ đã ngủ sâu và vào khoảng 23 giờ đêm và tiết giảm dần đến 4 giờ sáng thì hết hẳn. Do đó nếu mẹ muốn con phát triển chiều cao tối đa, hãy để con ngủ xuyên đêm.

3. Giúp con được thư giãn hoàn toàn

Khi con được ngủ xuyên đêm, không bị gián đoạn, con được thư giãn hoàn toàn, tinh thần được sảng khoái. Điều này giúp ban ngày con ăn hiệu quả hơn, tập trung hơn, hấp thụ tốt hơn.

4. Tái tạo tế bào não tốt hơn

Giấc ngủ ban đêm dài vốn là sự nối tiếp của nhiều chu kỳ REM và NREM. Các chu kỳ này giúp đào thải nơ ron thần kinh đã sử dụng trong ngày và tái tạo lại tế bào não. Đây là kỹ năng sinh tồn sau này của con, giúp con tiếp thu mọi sự việc nhanh và hiệu quả nhất. Nếu đêm con dậy liên tục để bú đêm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các quá trình này.

5. Ban ngày con ăn tốt hơn

Khi ban đêm con được ngủ sâu và dài, năng lượng tích trữ được tiêu hao hết, thì ban ngày con sẽ ăn vô cùng tốt cả về lượng và chất. Nếu ban đêm con bị thức dậy nhiều lần để ăn, dẫn tới ban ngày con bị thiếu ngủ và dễ dàng ngủ gật khi bú. Điều này vô tình gây ra vấn đề ăn vặt ngủ vặt ở trẻ, không có lịch sinh hoạt rõ ràng.

6. Ba mẹ được nghỉ ngơi

Nếu con thường xuyên dậy bú đêm, hiển nhiên ba mẹ cũng phải dậy theo để cho con ăn hoặc dỗ con. Khi giấc ngủ liên tục bị ngắt quãng như vậy, chắc chắn tình hình sức khỏe của ba mẹ sẽ giảm sút, không có đủ năng lượng để ngày hôm sau làm việc hay chăm sóc con. Do đó, ba mẹ cũng cần được ngủ đủ giấc, ngủ xuyên đêm để có hồi phục sức khỏe.

Với những lợi ích trên, ba mẹ cũng có thể dễ dàng có câu trả lời cho câu hỏi: “trẻ 3 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có tốt không?”. Vậy làm thế nào để cai bú đêm cho bé 3 tháng tuổi. Mời mẹ theo dõi tiếp bài viết dưới này.

2- Hướng dẫn mẹ cách cai ti đêm cho trẻ 3 tháng tuổi

Với những chia sẻ ở phần trên, ba mẹ có thể thấy rõ ràng việc cho bé ngủ xuyên đêm đem lại nhiều lợi ích cho cả ba mẹ và con. Có một số trẻ khi ban ngày được ăn hiệu quả, lịch sinh hoạt ổn định, tự khắc ban đêm giãn cữ bú dẫn và bỏ bú đêm để ngủ một mạch mà ba mẹ không cần phải can thiệp.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều bé không tự bỏ bú đêm được.Con có dấu hiệu dậy liên tục để đòi bú nhưng không phải vì đói và vì thói quen, chất lượng ăn ban ngày rất kém, ăn vặt ngủ vặt…thì khi này ba mẹ cần chủ động cắt ti đêm cho con để cải thiện các vấn đề này.

Dưới đây là 3 cách cai ti đêm cho trẻ 3 tháng tuổi bằng bú bình:

Cách 1: Trì hoãn cữ bú

Mẹ áp dụng ngay ở cữ bú đêm đầu tiên. Khi đến giờ bú như thường ngày hay con khóc đòi bú, mẹ chưa cho con bú bội mà hãy trì hoãn khoảng 20-30 phút bằng cách cho con dùng ti giả hoặc mút tay hoặc vỗ cho con ngủ tiếp. Khi trì hoãn đủ, mẹ mới mời con bú. Mẹ sẽ trì hoãn như vậy ở tất cả các cữ ăn đêm. 

Ngày hôm sau, mẹ lại tăng thêm thời gian trì hoãn của mỗi cữ đêm thêm 15-20 phút nữa. Sau 4-5 hôm, cữ ăn đêm của con sẽ giảm từ 3 cữ đêm còn 2 cữ đêm, hoặc 2 cữ đêm chỉ còn 1 cữ đêm.

Khi mẹ đã giảm số cữ bú đêm xuống chỉ còn 1 cữ/ đêm thì ngoài cách trì hoãn thời gian tiếp tới khi con không đòi bú đêm nữa, thì mẹ có thể dùng cách giảm dần lượng sữa cho bú.

Mẹ sẽ giảm dần 20-30ml vào mỗi đêm, đến khi lượng sữa cho bú chỉ còn khoảng 30ml mà con vẫn ngủ tiếp được thì mẹ cắt hẳn.

 

  

 

Cách 2: Cắt dần từng cữ

Với cách này thì mẹ cứ bắt đầu cắt giấc đêm muộn nhất trước. Khi con dậy đòi ăn, mẹ hãy cố gắng sử dụng ti giả, cho con mút tay hoặc vỗ để con vào lại giấc ngủ chứ không cho con ăn nữa. Mẹ kiên trì tới khi con không còn đòi ăn cữ này nữa thì bắt đầu chuyển sang cắt tiếp cữ ăn đêm muộn thứ hai.

Việc cắt cữ ăn đêm muộn thứ 2 làm tương tự như cắt cữ đêm muộn nhất. Mẹ hãy thật kiên trì hỗ trợ con ngủ lại mà không cần bú.

Mẹ cũng có thể áp dụng cách cắt dần lượng sữa trong bình trước ở mỗi cữ thay vì cắt luôn cữ ăn đêm. Ví dụ cữ đêm muộn nhất, mẹ sẽ giảm dần 20-30 ml sữa mỗi đêm, đến khi lượng sữa trong bình chỉ còn khoảng 30ml mà con vẫn ngủ lại được thì mẹ cắt hẳn cữ đó. Mẹ áp dụng tương tự với các cữ đêm còn lại.

 

 

Cách 3: Cắt hết tất cả các cữ đêm

Mẹ sẽ cắt luôn tất cả các cữ đêm của con. Khi con dậy đòi bú thì mẹ chỉ sử dụng ti giả, mút tay, vỗ cho con ngủ lại.

Với cách này, con sẽ khóc rất nhiều, trằn trọc khó ngủ vì mọi việc thay đổi đột ngột. Mẹ cũng cần một tinh thần thép để có thể cắt hết các cữ đêm cho con như vậy. Tuy nhiên đổi lại là thời gian cai ti đêm sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều.

Buổi sáng con thể sẽ dậy sớm hơn bình thường, khi này mẹ hãy cho con ăn ngay lúc đấy.

Cách 4: Tham gia khóa học POH EASY

Bởi để cai bú đêm được nhanh, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất thì tốt nhất là ban ngày con cần ăn hiệu quả, con có lịch sinh hoạt phù hợp để đêm ngủ dài. Các bé biết tự ngủ thì cai sẽ nhanh và hiệu quả hơn các bé chưa biết tự ngủ… Các bé ăn ban ngày kém thì khó có thể ngủ xuyên đêm được bởi con cần dậy ăn để nạp thêm năng lượng.

Tại POH EASY, mẹ sẽ được giảng viên hướng dẫn và tư vấn 1-1 chi tiết từng bước cách cai bú đêm hiệu quả dành riêng cho bé nhà mình

3- Những lưu ý nhỏ khi cai ti đêm cho trẻ 3 tháng tuổi

  • Con cần đảm bảo đạt cân nặng từ 6kg trở lên, sức khỏe hoàn toàn bình thường
  • Nếu con đang ốm, mẹ chưa nên cai ti đêm vội hoặc tạm dừng việc cai ti đêm
  • Mẹ cần chia sẻ về việc mẹ sẽ cai ti đêm cho con với cả gia đình trước khi thực hiện để mọi người có thể hỗ trợ mẹ.
  • Cai ti đêm không thể thành công sau 1-2 ngày mà sẽ mất tới 1-2 tuần, thậm chí dài hơn. Do đó mẹ cần chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như thật kiên trì, nhất quán để có thể giúp con cai ti đêm thành công.

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo