5 bước để điều chỉnh sự lẫn lộn ngày đêm của trẻ sơ sinh

đăng bởi Vân Minh

 

Bé sơ sinh của mẹ thích ngủ cả ngày và thức cả đêm? Mẹ không cô đơn đâu nhé. Sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Bài viết này nói về lý do tại sao lại có sự lẫn lộn ngày đêm này, câu thần chú giúp be hết ngủ ngày cày đêm và các mẹo khác để khắc phục.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lẫn lộn ngày đêm?

Khi trưởng thành, cơ thể mỗi người có một đồng hồ bên trong được gọi là nhịp sinh học. Nhịp sinh học đó được điều chỉnh bởi các hormone, bao gồm hormone buồn ngủ, melatonin. Nó cũng được điều khiển bởi ánh sáng và bóng tối bên ngoài và lịch trình hàng ngày của con người. Mẹ có để ý thấy mình thường thức dậy vào buổi sáng cùng lúc báo thức kêu không? Hoặc là mẹ quên đặt báo thức nhưng vẫn dậy đúng khoảng thời gian đó. Đây là những bằng chứng cho thấy nhịp sinh học đang hoạt động. 

Trẻ sơ sinh thì lại chưa có nhịp sinh học. Chiếc đồng hồ sinh học cho biết lúc nào đã đến giờ đi ngủ bên trong trẻ vẫn đang phát triển và phải đến 3-4 tháng sau khi sinh ra những hormone gây buồn ngủ mới được cơ thể kiểm soát. Đây là lý do tại sao mẹ có thấy bé của mình ngủ cả ngày và thức cả đêm.

>> Mẹo giúp bé tự ngủ

Ngủ ngày cày đêm có tốt không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi ban đêm là thời điểm các hooc-môn tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ, tiêu biểu là hoocmon GH giúp phát triển chiều cao của trẻ. GH chỉ tiết ra nhiều nhất trong lúc trẻ ngủ sâu từ 9-11h đêm, sau đó tiết ra giảm dần đến 4 giờ sáng thì hết hẳn.

Khi ngủ ngày cày đêm, trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận trọn vẹn hooc-môn tăng trưởng này. Chưa kể đến việc con và cả gia đình đều rất mệt mỏi vì thức đêm trông con.

>> Mẹ tìm hiểu chi tiết điều này tại bài viết: Sự thật về ngủ xuyên đêm ở trẻ sơ sinh

Đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm - câu thần chú'' giúp trẻ ngủ ngon?

Đây là câu thần chú hay còn gọi là mẹo đụng đầu vào tường được các mẹ tin tưởng rằng sẽ giúp bé ngủ tốt hơn và được khá nhiều mẹ áp dụng. Mẹ có thể thử làm như sau:

Chọn lúc con ngoan, nhà không có ai vì đây là mẹo. Mẹ bế bé sao cho đầu bé quay về phía hướng tường mà bé hay nằm và giả vờ húc đầu bé vào tường. (Lưu ý là húc giả vờ). Húc theo nhịp rồi đọc: “Đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm. Đâm thêm cối nữa ngủ đêm ta cày ngày”. Bé trai đọc 7 câu, bé gái đọc 9 câu.

Tuy nhiên đây thực tế là một hình thức chữa mẹo dân gian, có thể hiệu quả hoặc không.

 

Nếu dùng mẹo vẫn chưa ổn thì mẹ lưu ngay bài viết này và tìm hiểu về 5 bước chữa bé sơ sinh lẫn lộn ngày đêm như sau:

5 Mẹo trị bé ngủ ngày cày đêm

1. Bắt đầu ngày mới cho con từ 7: 00-8: 00 sáng

Điều này có thể khó vì mẹ đã thức cả đêm hoặc dậy từ 4 giờ sáng để chăm con. Tuy nhiên, bắt đầu ngày mới sớm là điều đầu tiên mẹ cần làm để chữa lẫn lộn ngày đêm.

Trẻ bị lẫn lộn ngày đêm thường sẽ tạo ra vòng lặp thức đêm, đó là ngày ngủ đêm chơi và cứ lặp lại như thế. Mục tiêu của mẹ là phải phá vỡ vòng lặp này, xây dựng nhịp sinh học mới cho trẻ. Để làm được điều này, trẻ phụ thuộc rất nhiều vào mẹ. Bởi em bé nhờ vào mẹ mới biết về sự thay đổi môi trường xung quanh, sự khác biệt giữa ngày và đêm, ngày thì làm gì và đêm thì nên như thế nào. Vậy nên, việc đầu tiên mẹ phải làm là bắt đầu ngày mới cho con sớm hơn, như vậy thì thời gian diễn ra những hoạt động ăn, chơi,tắm,... của trẻ sẽ nằm gọn vào lúc ban ngày và khi đêm đến thì trẻ có thể đi ngủ tốt hơn.

2. Cho trẻ bú đầy đủ trong ngày. 

Nhiều khi trẻ sơ sinh thức đêm rất thích bú vặt. Điều này thể hiện qua tình trạng bé không bú đầy đủ trong một lần mà chỉ bú từng chút một trong thời gian thức. Việc bú vặt khiến trẻ chỉ ăn vừa đủ để giảm bớt cơn đói, chứ trẻ không thực sự no bụng, từ đó trẻ không thể ngủ sâu và ngủ lâu vào ban đêm. Nhưng thay vì cho trẻ bú vặt và khiến trẻ ngủ suốt cả ngày, POH muốn khuyến khích mẹ cho trẻ ăn đầy đủ . 

3. Mẹ hãy chú ý tới các khoảng thời gian thức của bé trong ngày.

Mẹ hãy đọc những bài viết về thời gian thức và các tín hiệu buồn ngủ này để hiểu thêm về trẻ nhé. Trẻ cần có khoảng thời gian thức phù hợp với lứa tuổi của mình, như vậy mới không khiến trẻ bị quá mệt mỏi.

Thời gian thức của trẻ sơ sinh ban đầu sẽ ngắn, nhưng cùng với thời gian và sự phát triển của trẻ, thời gian thức của trẻ sẽ càng ngày càng dài hơn. Mẹ hãy tham khảo bảng Thời gian thức phù hợp với độ tuổi của trẻ dưới đây để biết trong những tháng đầu tiên thì con nên thức bao lâu nhé.

0-4 tuần: 35-60 phút

4-12 tuần: 60-120 phút

3-4 tháng: 1.5-2.5 giờ

 

 

Ban đầu, vì thời gian thức khá ngắn, mẹ có thể cảm thấy rằng việc cho trẻ ăn sẽ chiếm hết khoảng thời gian này, nhưng mẹ vẫn có thể cố gắng chèn ít nhất một vài phút chơi đùa với trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Những hoạt động chơi đùa với trẻ này báo hiệu cho trẻ rằng ban ngày là để chơi và tương tác với mẹ và với mọi thứ xung quanh.

4. Sử dụng ánh sáng và bóng tối

Ánh sáng và bóng tối là những tín hiệu thị giác hoàn hảo cho trẻ, báo cho trẻ biết rằng ngày là để chơi và đêm là để ngủ. Mẹ nên biết rằng cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày cũng như ánh sáng xung quanh nhà sẽ giúp kích thích trí não của bé.

  • Mẹ có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên lúc ban ngày để giúp bé tỉnh táo. Hãy mở rèm cửa, bật đèn làm cho căn nhà tràn ngập ánh sáng mặt trời. Đồng thời, hãy vui chơi cùng bé giúp trẻ hiểu rằng thời gian có ánh sáng có nghĩa là thời gian phải hoạt động, vui chơi và tương tác với mọi người. Nếu thời tiết đẹp, mẹ có thể đi ra ngoài để có trẻ có thể hít thở không khí tươi mới và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Nhưng hãy lưu ý rằng mẹ không nên cho bé ngủ trong một căn phòng có nhiều ánh sáng. Các chuyên gia khuyên rằng nên để bé ngủ trong một không gian tối để bé có thể ngủ ngon nhất.
  • Khi mẹ chuẩn bị cho trẻ đi ngủ ban đêm, mẹ có thể làm mờ đèn hoặc giảm độ sáng của đèn xung quanh nhà. Làm cho môi trường xung quanh tối hơn là một tín hiệu bên ngoài rằng đã đến lúc phải đi ngủ. Ngoài ra, mẹ còn có thể báo hiệu cho bé đã đến giờ ngủ đêm bằng cách thực hiện trình tự ngủ đêm .
  • Để tốt cho cả mẹ và bé, mẹ hãy cố gắng để ánh sáng yếu nhất có thể khi cho trẻ bú đêm và thay tã. Hoặc mẹ có thể sử dụng bóng đèn có ánh sáng đỏ để thay thế, ánh sáng từ loại đèn này gần như không kích thích não bộ nên sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Mẹ đơn giản chỉ cần đổi một bóng đèn thường thành một bóng đèn màu đỏ hoặc mua một chiếc đèn ngủ loại mẹ có thể chọn màu ánh sáng.

5. Tham gia khóa học EASY của POH

Trong khóa học này, POH sẽ cung cấp những kiến thức đồng thời tư vấn 1-1 cho mẹ cần để giúp con điều chỉnh sự lẫn lộn ngày và đêm, đọc các tín hiệu buồn ngủ của trẻ, đặt lịch ngủ linh hoạt, xoa dịu trẻ hay quấy khóc và hết lẫn lộn ngày đêm.

Tại POH EASY mẹ an tâm giúp con HẾT lẫn lộn ngày đêm. Thậm chí ngủ xuyên đêm, tự ngủ, đặt xuống ngủ luôn chỉ là chuyện nhỏ.

 

Trẻ mấy tháng hết ngủ ngày cày đêm?

Mỗi em bé đều có một cơ địa, thể chất khác nhau. Một số trẻ sơ sinh có thể tự điều chỉnh chỉ trong vài ngày, nhưng nhiều trẻ khác tốn nhiều thời gian hơn một chút. Những lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp mẹ đi đúng hướng và đi nhanh nhất có thể trên con đường giúp con điều chỉnh lẫn lộn ngày đêm. POH biết rằng sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm của trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ cảm thấy khó khăn, kiệt sức, nhưng đừng quên rằng không có bậc cha mẹ nào trên hành tinh hoàn hảo ngay từ đầu.

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo