Khủng hoảng ngủ 4 tháng

đăng bởi Minh Tâm

(Dành cho các bạn đã tự ngủ và có nếp sinh hoạt khoa học nhất quán. Các bạn không biết tự ngủ, không theo EASY, EASY muộn thì cần đưa về nếp sinh hoạt EASY4 và tập tự ngủ trước).

Khủng hoảng giấc ngủ là gì?

Khủng hoảng ngủ sẽ kéo theo rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tháng, nghĩa là con sẽ khó ngủ, ngủ ít, thức giấc giữa đêm kể cả với những em bé đã biết tự ngủ và đã ngủ xuyên đêm ổn định.

Vậy khủng hoảng ngủ 4 tháng tuổi kéo dài bao lâu? Khủng hoảng ngủ 4 tháng xuất hiện khi con chuyển từ giai đoạn ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi thành các đặc điểm giấc ngủ giống như người lớn với các chu kỳ giấc ngủ rõ rệt. Bởi vậy khi hết một chu kỳ ngủ, con sẽ trải qua thời gian chuyển giấc khiến con trằn trọc và dễ tỉnh giấc, nên giấc ngủ của con bị gián đoạn.

Như vậy cũng có nghĩa là, khủng hoảng ngủ kéo dài bao lâu phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của bố mẹ, có bé chỉ kéo dài một vài tuần, nhưng cũng có những bé còn bị khủng hoảng ngủ ảnh hưởng một thời gian rất dài. Nếu bố mẹ biết cách hỗ trợ con trong giấc ngủ, giúp con biết tự chuyển giấc sớm thì bé chắc chắn sẽ trải qua khủng hoảng ngủ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Quan trọng nhất là bố mẹ nên tập cho con các thói quen ngủ tích cực ngay từ khi giai đoạn sơ sinh. Ví dụ như tách rời ăn - ngủ, để con ngủ chủ động, không bế ru hay rung lắc khiến giấc ngủ của bé phụ thuộc, cho con thức - ngủ đúng cữ và cho bé đi ngủ sớm để con được ngủ trọn vẹn giấc đêm 11-12 tiếng.

Cụ thể thì trẻ 4 tháng nên đi ngủ từ mấy giờ tối? Đối với các bé theo EASY thì con nên đi ngủ trong khoảng 18-19h tối, muộn nhất cũng nên trước 20h tối. Lý do là vì cơ thể bé cần giấc ngủ dài vào ban đêm để phục hồi các tổn thương của hệ thần kinh, giúp tăng cường liên kết các kết nối thần kinh trong não. Ngoài ra thì giấc ngủ đêm sâu giấc cũng giúp bé phát triển thể chất vượt trội vì nhận được đầy đủ hormone tăng trưởng GH.

Ba mẹ cần xác định rằng KHỦNG HOẢNG NGỦ là một sự phát triển tự nhiên và bình thường trong quá trình lớn lên của trẻ nên ba mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên trì cùng bé vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé.

Khủng hoảng ngủ 4 tháng và khủng hoảng ngủ 7-9 tháng tuổi là 2 giai đoạn khủng hoảng ngủ của bé ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Hôm nay POH sẽ cùng mẹ tìm hiểu về khủng hoảng ngủ 4 tháng tuổi nhé!

Sau khi kết thúc tuần khủng hoảng 12, đa số các bé có thể theo được lịch EASY4 và có những ngày nắng đẹp kéo dài khoảng 2-3 tuần thì bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn tiếp theo, đó là: Khủng hoảng ngủ 4 tháng, mở đầu bằng những tràng catnap và khủng bố hơn là sự trở lại của việc dậy đêm.

Dấu hiệu khủng hoảng ngủ 4 tháng rõ rệt nhất là: Mỗi em bé sẽ phát triển theo tốc độ khác nhau, nên nếu em bé chưa được 4 tháng đang có nếp ngủ tốt mà có biểu hiện dậy đêm 2h mỗi lần thì có khi là bé đang vào khủng hoảng ngủ 4 tháng rồi đó ba mẹ.

>> Khủng hoảng ngủ 7-9 tháng ở trẻ

Bé 4 tháng bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ

Khủng hoảng ngủ 4 tháng đánh dấu sự trưởng thành của hệ thần kinh của bé, những thay đổi trong cách bé ngủ - chu kì ngủ, từ đây về sau là bền vững và mãi mãi.

Bản chất, biểu hiện của Khủng hoảng ngủ 4 tháng

Theo những nghiên cứu về não bộ thì chu kì ngủ của bé sơ sinh chỉ gồm 2 giai đoạn: REM và ngủ sâu. Nhưng bắt đầu từ 8 tuần và thường thấy là kết thúc tam cá nguyệt thứ 4 (thời điểm đánh giá sự hoàn thiện của phát triển thần kinh ở người) thì bé có chu kì ngủ đủ 4-5 giai đoạn (các giai đoạn ngủ nông – ngủ sâu – rem biến chuyển nhịp nhàng trong chu kì ngủ) như người lớn nhưng ngắn hơn. Điều đó có nghĩa là:

  • Các chu kì ngủ ngày của bé đã thay đổi, đủ 5 chu kì và đáng kể nhất là hết 1 chu kì các bé thức giấc, tỉnh táo và khóc, khó hoặc không ngủ lại -> hiện tượng CATNAP.
  • Lúc này các chu kì ngủ đêm của bé bắt đầu kéo dài ra thành 2h, nhưng mỗi khi kết thúc một chu kì ngủ thì các bé dậy tỉnh táo và khóc mà không còn nối giấc một cách nhịp nhàng như trước đây nữa —> hiện tượng dậy đêm.

Ba mẹ hãy sẵn sàng với hiện tượng dậy đêm của con

2 yếu tố ngày ngủ ngắn, đêm dậy nhiều này sẽ khiến cho em bé mệt mỏi và cáu gắt. Chỉ tới khi bé làm quen với chu kì ngủ mới này của não bộ và biết chuyển giấc thì mới hạn chế được tình trạng này.

Sai lầm thường gặp của ba mẹ

Ở tuần tuổi này, thời gian thức tối đa của bé trong mỗi chu kì EASY là 2h nên bé nhận thức tốt hơn về trạng thái thức – ngủ. Vì vậy, ba mẹ dùng những cách như ru – bồng – vỗ – ăn để dỗ bé vào giấc ngủ thì khi bé tỉnh giấc sẽ lại cần những yếu tố này để ngủ lại (sau mỗi 45 phút đối với giấc ngày, sau mỗi 2h đối với giấc đêm).

Khủng hoảng ngủ là một tiến trình phát triển bình thường và tự nhiên của bé, nên ba mẹ đang không làm sai gì đâu. Nhưng cách ba mẹ phản ứng với nó có thể làm cho tình trạng này biến mất nhanh chóng hay sẽ trường tồn cùng gia đình… điều này là hoàn toàn có thể.

Ba mẹ cần làm gì để giúp bé vượt qua khủng hoảng ngủ 4 tháng

  • Thiết lập trình tự sinh hoạt nhất quán.
  • Môi trường ngủ tối kích thích cơ thể bé tiết melatonin, hormone giúp bé ngủ sâu và ngủ lâu.
  • Quấn (với trẻ dưới 5 tháng) hoặc túi ngủ ôm ấp bé.
  • Whitenoise cực kì phát huy hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng ngủ.

Máy tạo tiếng ồn trắng giúp bé có giấc ngủ ngon hơn

  • Hạn chế việc hỗ trợ bé ngủ bằng hành động ru – vỗ – cho ti mẹ – cho ăn, thay vào đó, tạo cơ hội cho bé được tự trấn an vào giấc ngủ.
  • Áp dụng NÚT CHỜ và lắng nghe bé, quyết định lúc nào sẽ cần vào hỗ trợ bé.
  • Đừng để bé phụ thuộc vào ăn để ngủ, nhất là giấc đêm. Hãy kiểm tra cân nặng của bé trước khi có quyết định cho bé ăn đêm, đặc biệt với những bé đã cai ti đêm.
  • Đừng quá căng thẳng về việc bé dậy sớm. Cố gắng giữ lịch sinh hoạt – che phòng tối và nếu có thể, hạn chế can thiệp nếu bé chỉ ê a và không khóc to.
  • Trình tự đi ngủ đêm nhất quán là yếu tố quan trọng và bắt buộc
  • Ba mẹ bình tĩnh – tự tin – kiên trì – nhất quán.

Xin nhấn mạnh một điều cơ bản nhất để giúp bé vượt qua khủng hoảng khó khăn này đó là ăn và ợ hơi hiệu quả ba mẹ nhé.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo