Khủng hoảng ngủ 4 tháng tuổi - Tuyệt chiêu giúp mẹ vượt qua

đăng bởi Thanh Thanh

 

Khủng hoảng ngủ giai đoạn 4 tháng tuổi là gì? 

Khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi, mẹ bắt đầu thấy con có những thay đổi, rối loạn giấc ngủ. Bé khó ngủ hơn, ngủ không sâu giấc và thường xuyên thức giấc giữa chừng mặc dù trước đây bé ngủ rất ngon. Đây sẽ là lúc mẹ cần chuẩn bị tinh thần vì khủng hoảng ngủ 4 tháng đang bắt đầu.

Tại sao trẻ lại bị khủng hoảng ngủ?

Vào lúc 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chuyển từ giai đoạn ngủ sơ sinh sang giai đoạn ngủ giống người lớn hơn. 

Và đây chính là khởi nguồn của khủng hoảng ngủ ở trẻ. Giấc ngủ của người lớn được chia thành các giai đoạn riêng biệt nhưng được xâu chuỗi với nhau thành một “chu kỳ giấc ngủ”. Mỗi chu kỳ giấc ngủ dài 60 - 120 phút. Sau mỗi chu kỳ cơ thể sẽ đi vào trạng thái ngủ nông và sẽ hơi tỉnh. Lúc này trẻ sẽ kiểm tra môi trường xung quanh, đảm bảo rằng không có gì thay đổi.

Đối với một số trẻ, mỗi lần đi vào trạng thái ngủ nông con có thể thức giấc luôn. Đây thường là những bé ngủ thiếp đi trong vòng tay bố mẹ, hoặc được bế ru hoặc ti mẹ để ngủ. Và khi bé ngủ say bố mẹ mới đặt bé xuống. 

Sau khoảng 60 - 90 - 120 phút, bé sẽ thức dậy và kiểm tra xung quanh. Lúc này não bộ của bé báo động vì môi trường khi bé ngủ khác môi trường hiện tại. “Uả? Không đúng, con không ngủ ở đây. Con ngủ trong vòng tay mềm mại, ấm áp của mẹ cơ. Nhưng giờ con lại nằm trong chiếc nôi phẳng, mát mẻ này. Oa oa oa. Mẹ đến đón con đi.” (Đây không phải là lỗi của con. Mẹ hãy thử tượng tượng mẹ ngủ quên trên giường của mình và vài tiếng sau tỉnh dậy thấy mình nằm trên một chiếc giường khác. Mẹ có hoảng sợ không?) Cơ thể con người luôn muốn môi trường xung quanh nhất quán khi ngủ để đem lại cảm giác an toàn.

Vậy mẹ làm gì khi trẻ quấy khóc đêm? Thông thường, mẹ sẽ nghĩ bé đói và cho ăn rồi ru con ngủ. Sau đó trẻ lại ngủ tiếp. Và 1 - 2 tiếng sau, trẻ lại thức, kiểm tra xung quanh, lại thấy môi trường lúc này không giống môi trường lúc con bắt đầu ngủ, lại tỉnh giấc và khóc, mẹ lại cho trẻ bú và ru con ngủ... Chỉ cần một vài đêm như vậy là cơ thể trẻ sẽ quen với việc thức giấc giữa đêm thường xuyên. Và đây là khởi đầu cho tình trạng khủng hoảng ngủ giai đoạn 4 tháng tuổi.

Khi trẻ được 3 -4 tháng tuổi, bé cũng bắt đầu nhận thức được về thế giới rộng lớn xung quanh. Ban ngày, bé đột nhiên nhận ra anh chị mình đang chơi đồ chơi ở trong phòng, chó, mèo chạy trong sân, màn hình điện thoại nhấp nháy... rất nhiều thứ thú vị mà trước đây con không phát hiện ra. Tất cả những thứ này đều rất hấp dẫn và thú vị hơn việc ăn uống. Vì vậy con dễ bị phân tâm lúc bú, thời gian ăn của con trở nên ngắn hơn vì con bú ít hơn. Nhưng có một sự thật trái ngang là lúc này, cơ thể con đang phát triển nhanh và cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Như vậy, nhu cầu ăn thì nhiều nhưng con ăn lại ít khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ năng lượng vào ban ngày.

Điều này hiển nhiên dẫn đến việc trẻ dễ thức sau mỗi chu kỳ giấc ngủ vì bị đói. Và dẫn đến việc mẹ phải cho bé bú nhiều lần ban đêm vì trẻ không ăn đầy đủ vào ban ngày. Và tình trạng này gọi là hiện tượng “chu kỳ ngược”.

 

 

Trẻ bắt đầu bị khủng hoảng ngủ từ tuần nào?

Trẻ bị khủng hoảng ngủ giai đoạn 4 tháng tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là từ 13-15 tuần .

Khủng hoảng ngủ giai đoạn 4 tháng tuổi kéo dài bao lâu?

Quá trình chuyển đổi từ giai đoạn ngủ sơ sinh sang giai đoạn ngủ giống người lớn thường chỉ kéo dài vài tuần. Nhưng…có một tin tốt và một tin xấu. 

Tin xấu: Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi này, chẳng hạn như việc bé thức giấc thường xuyên hơn và chu kỳ ngược, có thể kéo dài trong một thời gian dài nếu mẹ không biết cách để điều chỉnh. Trẻ có thể bắt đầu không ăn hiệu quả vào ban ngày nếu mẹ cứ cho trẻ ăn suốt đêm. Và kỹ năng tự ngủ không thể tự xuất hiện mà trẻ phải được học về nó.

Tin tốt: Nếu mẹ biết cách, ảnh hưởng của khủng hoảng ngủ giai đoạn 4 tháng tuổi không kéo dài lâu!! 

Hãy tham khảo POH EASY TWO nếu mẹ vẫn chưa thể hình dung ra mình cần làm những gì để được tư vấn khóa học phù hợp.

Khủng hoảng ngủ có tránh được không?

Khủng hoảng ngủ nằm trong quá trình phát triển thể chất tự nhiên của trẻ nên mẹ sẽ không thể tránh được. TUY NHIÊN, mẹ có thể giúp bé chuẩn bị để trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn.

Nếu bé đã học được kỹ năng tự ngủ thì khủng hoảng ngủ giai đoạn 4 tháng tuổi không còn đáng sợ nữa. Sau khi kết thúc một chu kỳ giấc ngủ và hơi thức giấc, trẻ chỉ nhìn xung quanh, biết môi trường xung quanh không bị thay đổi và sẽ tự ngủ lại một cách nhanh chóng.

Một số trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng ngủ này một cách nhẹ nhàng nhờ những kỹ năng đã được học. Tuy nhiên, một số bé khác dù cũng có những kỹ năng này nhưng vẫn bị khó ngủ. Mẹ đừng lo lắng, đây chỉ là hiện tượng bình thường và hoàn toàn không sao hết. Có thể những kỹ năng này không giúp được khi trẻ đang trong giai đoạn đặc biệt, nhưng sau khi mọi thứ trở lại bình thường, thì đây chính là chìa khóa giúp con ngủ ngon hơn.

 

 

Có nên luyện ngủ khi con đang khủng hoảng ngủ 4 tháng?

Thực tế luyện ngủ càng sớm hiệu quả càng cao do các thói quen ngủ bế ru, ti mẹ để ngủ chưa ‘ăn sâu’. Mặc dù giai đoạn vàng để hướng dẫn tự ngủ là 0-12 tuần, tuy nhiên bé 4 tháng đang trong khủng hoảng ngủ mẹ vẫn có thể luyện được cho con. Bởi giai đoạn này, không làm gì con cũng khóc nên mẹ có thể tận dụng tiếng khóc này để luyện ngủ luôn.

Điều này có thêm một lợi lạc là khi khủng hoảng ngủ qua đi cũng là lúc con học được kỹ năng tự ngủ thành thục. Thay vì con vừa qua thời kỳ khủng hoảng ngủ quấy khóc kéo dài, đến khi nắng đẹp mẹ lại luyện ngủ nữa dẫn đến thời gian quấy khóc kéo dài thêm 2-3 lần.

Tại POH EASY, mẹ sẽ được đồng hành hướng dẫn giúp bé vượt khủng hoảng ngủ dễ dàng, con ngủ xuyên đêm. Tuy nhiên POH chỉ nhận luyện ngủ cho các bé trên 4 tháng nếu con đã biết ti bình ít nhất 1 cữ trong ngày. Mẹ tham khảo POH EASY TWO để tìm hiểu thêm về khóa học nhé! 

Giúp mẹ khắc phục khủng hoảng ngủ 4 tháng

1. Đầu tiên, mẹ cần hiểu con chuyển đổi giấc ngủ khi nào?

Quá trình chuyển đổi từ giấc ngủ sơ sinh sang giấc ngủ giống người lớn có thể gây ra hiện tượng khủng hoảng ngủ đối với bất kỳ bé nào. Đối với một số bé, quá trình này không phải là vấn đề. Nhưng với những bé khác, nó có thể khiến trẻ thức giấc suốt đêm, khó ngủ, quấy khóc. Mẹ phải chuẩn bị tinh thần trẻ có thể sẽ khó chịu một thời gian, nhưng đừng lo, chỉ cần mẹ làm đúng, con sẽ không bị khủng hoảng ngủ quá lâu.

2. Hướng dẫn tự ngủ cho con

Nếu mẹ không biết làm sao để luyện ngủ cho con được, khóa học POH EASY TWO sẽ giúp đỡ mẹ.

3. Giúp trẻ bú hiệu quả vào ban ngày

Tiếp tục cho ăn mỗi 4 giờ trong ngày để con đủ đói để có thể tập trung bú và bú tốt hơn.

4. Bắt đầu kéo dài thời gian thức của con

Có khoảng thời gian thức phù hợp vào ban ngày giúp bé ngủ ngon vào ban đêm. Thời gian đánh thức được khuyến cáo cho trẻ 4 tháng tuổi là từ 120 phút.

Mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt ăn ngủ của trẻ 3 tháng tuổi4 tháng tuổi.

5 mẹo mẹ có thể áp dụng giúp trẻ ngủ ngon hơn

  • Cho ăn hiệu quả
  • Cho trẻ ra ngoài tận hưởng không khí trong lành
  • Cho trẻ chơi những trò phù hợp
  • Tập cho trẻ chơi tự lập
  • Dành thời gian để tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ

5. Nếu trẻ đã được 5 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể ngủ xuyên đêm, tham gia ngày một khóa học của POH

POH EASY sẽ hướng dẫn mẹ từng bước giúp con có thể ngủ tự lập và ngủ xuyên đêm. Ngoài ra chương trình của mẹ là chương trình được cá nhân hóa sâu sắc chỉ dành cho me. Chỉ trong vài tuần bé có thể bắt đầu tự ngủ và ngủ xuyên đêm từ 10 - 12 tiếng. Mẹ sẽ được hướng dẫn để giải quyết những vấn đề ăn ngủ của con, giúp con xây dựng một lịch sinh hoạt lành mạnh, phù hợp không chỉ với trẻ mà là cả gia đình.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo