Mẹ làm gì để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi?

đăng bởi Minh Tâm

Ở mốc 3 tháng tuổi, bé đạt được những bước tiến mới về kỹ năng vận động và nhận thức.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển này. Bởi vậy mẹ hãy tìm hiểu về thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi để có thể hỗ trợ bé kịp thời và đúng cách nhất nhé! 

Bảng thời gian ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ tổng cộng 16 tiếng trong 1 ngày, với một giấc đêm dài 12 tiếng và 3 giấc ngủ ban ngày.

Các cữ ăn của bé có thể cách nhau 4 tiếng để đảm bảo bé ăn hiệu quả nhất.

Vì thế bé 3 tháng tuổi có thể sinh hoạt nhịp nhàng theo lịch EASY 4. Theo đó, bảng thời gian ngủ của trẻ giai đoạn này như sau: 

  • 7h: Bé thức dậy bắt đầu một ngày mới
  • 9h-11h: Bé ngủ giấc ngày đầu tiên
  • 11h: Bé thức dậy
  • 13h-15h: Bé ngủ giấc ngày thứ hai
  • 15h: Bé thức dậy
  • 17h-17h30: Bé ngủ giấc ngày thứ ba
  • 17h30: Bé thức dậy
  • 19h: Bé vào giấc đêm

>> Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Để tìm ra thời gian ngủ phù hợp nhất cho bé nhà mình, mẹ còn cần quan sát và ghi chép về thói quen ăn và ngủ của bé, cũng như căn cứ vào mốc phát triển các kỹ năng của bé và còn bao yếu tố ngoại ảnh tác động khác để điều chỉnh.

Mỗi em bé có nhịp điệu riêng của mình. Có những ngày tập lẫy tích cực, bé mệt nhoài và ngủ nhiều hơn một chút, cũng có những ngày bé bỗng nhiên ăn kém đi khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng…

Thế nhưng, nếu trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày một cách thường xuyên, mẹ đừng xem thường nhé!

Một số mẹ cho rằng bé ngủ ít vào ban ngày thì ban đêm sẽ ngủ bù lại, như thế giấc đêm sẽ trọn vẹn hơn.

Thực tế là ngủ ít vào ban ngày sẽ khiến bé rất mệt mỏi. Không giống như người lớn chúng ta khi mệt thì chỉ muốn chìm vào giấc ngủ, bé sẽ quấy khóc không sao vào giấc được và giấc ngủ mệt mỏi thì thường không sâu, dễ bị gián đoạn.

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của bé.

>> Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi và những lưu ý cho mẹ về an toàn ngủ

 

 

Mẹ cần làm gì để đảm bảo thời gian ngủ cho bé 3 tháng tuổi?

  • Đầu tiên mẹ cần đảm bảo môi trường ngủ phù hợp cho bé về nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn nhằm giúp bé thoải mái và an tâm nhất.

Ngoài ra, vì đang tập lật sấp nên nhiều khi mẹ sẽ thấy bé lẫy một cách vô thức trong khi ngủ.

Nếu bé giật mình òa khóc thì mẹ hãy ôm bé vào lòng trấn an và giúp bé ngủ trở lại nhé.

Mẹ cũng cần chú ý đến an toàn ngủ trong nôi cũi để tránh “tai nạn” do những cú lật giữa đêm này mẹ nhé!

  • Mẹ quan sát bé để thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp. Đây là việc rất quan trọng mà mẹ cần làm ngay.

Bởi ăn, ngủ và hoạt động luôn tác động qua lại lẫn nhau. Nếu đã lỡ ăn vặt, ngủ vặt khiến bé mệt nhoài thì vòng luẩn quẩn lại tiếp tục đeo bám.

Thêm vào đó, lịch sinh hoạt còn cần phù hợp với giai đoạn phát triển và đặc điểm riêng của mỗi bé.

  • Mẹ khuyến khích bé ngủ xuyên đêm. Về mặt sinh học, cơ thể bé giai đoạn này hoàn toàn đủ khả năng để trẻ 3 tháng tuổi ngủ xuyên đêm không bú.

Giấc ngủ đêm 12 tiếng không bị gián đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Mẹ hãy ghi chép lượng ăn của bé để có thể cai ti đêm đúng thời điểm.

Bé cần ăn hiệu quả vào ban ngày, đặc biệt là bữa ăn đầu ngày. Khi lượng ăn vào ban đêm nhiều hơn ban ngày, mẹ càng cần chủ động cắt ăn đêm càng sớm càng tốt.

Mẹ quan sát bé để thiết lập lịch ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi

Mẹ hướng dẫn bé tự ngủ: Có rất nhiều phương pháp tự ngủ mẹ có thể áp dụng đối với trẻ 3 tháng tuổi như 4S/5S, bế lên đặt xuống, CIO (Cry it out)… Tự ngủ là chìa khóa để bé ngủ đủ vào ban ngày và ngủ xuyên đêm.

Mẹ giúp bé ngủ ngon hơn khi bước vào tuần khủng hoảng: Những bước phát triển nhảy vọt về mặt tinh thần khiến với quá nhiều điều mới mẻ cần học hỏi khiến bé có cảm giác bất an. Mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách tạo cho bé cảm giác an toàn khi đến giờ đi ngủ. 

  • Mẹ cho bé tắm nước ấm, rồi đặt bé vào một chiếc khan mềm. Mẹ massage cho bé thật nhẹ nhàng giúp bé dễ chịu.
  • Mẹ có thể hát cho bé nghe những giai điệu du dương, thân thuộc hoặc bật tiếng ồn trắng trong khi ngủ để bé thấy bình tĩnh hơn.
  • Mẹ thường xuyên ôm ấp, đung đưa nhẹ nhàng và thủ thỉ với bé những lời yêu thương để bé cảm nhận đươc mẹ luôn ở bên vỗ về, an ủi.

Và nếu mẹ đang lạ lẫm với các khái niệm của EASY, cũng như loay hoay với những thay đổi trong giấc ngủ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mẹ hãy tham khảo ngay khóa học POH EASY nhé!

POH Easy luôn có sự tư vấn 1-1 với các giảng viên giàu kinh nghiệm chuyên môn. Thay vì mẹ phải tự tìm hiểu, tự giải quyết rồi hoang mang không biết làm sai ở đâu, POH Easy có thể giúp mẹ tìm ra lịch sinh hoạt phù hợp nhất cùng như giúp bé tự ngủ dễ dàng. 

Đồng hành cùng POH EASY:

• Con có thể ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau mà không cần ăn để ngủ hay mẹ phải bế ru.

• Con ăn đủ no để có thể ngủ một giấc trọn vẹn chứ không ti vặt hay ngủ vặt. 

• Con có một giấc ngủ ngon mà không tỉnh giấc giật mình khóc thét. 

• Ba mẹ được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, mẹ có thời gian cho riêng bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Mẹ hãy gia nhập đại gia đình POH EASY ngay nhé!

❤ Giúp con tự ngủ sớm nhất có thể và mẹ ngủ 8 tiếng đêm cùng POH Easy (0-1 tuổi) 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo