Ba mẹ chắc hẳn đã được nghe ít nhiều về quấn, nhộng vậy có nên quấn cho trẻ sơ sinh? Có nên mặc nhộng cho trẻ sơ sinh? Có những loại quấn nào? Quấn với nhộng khác nhau ở đâu? Và vai trò của quấn, nhộng trong quá trình hướng dẫn tự ngủ? Mời ba mẹ đọc bài viết sau của POH!
MỤC LỤC
Tại sao trẻ sơ sinh cần quấn? Có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh?
Nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi nào?
Mùa hè có nên dùng quấn?
Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh quấn chũn nên là bao nhiêu?
Quấn và Nhộng khác nhau ở điểm gì?
Tại sao trẻ sơ sinh cần quấn? Có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh?
Dr. Harvey Karp là một trong số rất nhiều người nghĩ rằng trẻ em (kể cả sinh đủ tháng) đều là sinh thiếu tháng. Thiếu bao nhiêu: 3 tháng. Đáng lẽ loài người để có thể sinh tồn như các loài vật khác (tức là cho con khả năng sinh tồn) nên mang thai 1 năm thay vì 9 tháng.
Chính vì thế Dr. Karp và rất nhiều bác sĩ khác tin rằng 3 tháng đầu đời khi con ra đời, tuy đã ra khỏi bụng mẹ nhưng trẻ (do đẻ sớm 3 tháng) nên được nuôi dưỡng trong môi trường càng giống trong bụng mẹ càng tốt. Swaddle (quấn chặt) để tạo môi trường chặt và ấm như trong bụng mẹ. Từ đây nhộng, quấn được ra đời.
Quấn em bé giúp tạo môi trường chặt và ấm như trong bụng mẹ
Tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh, nhộng chũn
Có nhiều người cho rằng, nhộng chũn khiến bé bị bó buộc, khó chịu, và bé sơ sinh nên được thả lỏng tay chân mới thoải mái để ngủ ngon. Đặc biệt với các gia đình có người lớn tuổi.
Thực tế bé sơ sinh chưa thể kiểm soát được chân tay của mình. Đặc biết khi đã quá mệt, thì mọi sự giãy, đạp đều là bản năng và là hoạt động không ý thức. Lúc này, một chiếc quấn hoặc nhộng sẽ làm con dễ chịu hơn và bình tĩnh lại.
Bằng chứng là cực kỳ cực kỳ nhiều các em bé đã có thể tự ngủ ngon lành, ngủ 1,5-2 tiếng giấc ngày và xuyên đêm 11-12 tiếng tại POH EASY rồi. Nếu không thoải mái, tại sao con có thể ngủ ngon như vậy đúng không mẹ?
Thêm một ý kiến khác cho rằng: Quấn, nhộng làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương hông của trẻ. Thực tế kỹ thuật quấn bé chỉ là quấn chắc tay phía trên vai, ngực đến tay và lỏng ở hông để con vận động thoải mái. Cơ chế hoạt động của nhộng cũng tương tự vì nhộng còn lỏng hơn quấn. Vậy mẹ có thể yên tâm, nếu cách làm đúng theo hướng dẫn thì mặc nhộng, quấn chũn không có ảnh hưởng gì, ngược lại còn mang đến rất nhiều lợi ích như sau.
Tác dụng của nhộng chũn
Có thể mẹ chưa biết, khi mới sinh ra các em bé luôn có phản xạ đầu đời Moro rất mạnh và thường xuyên. Bé có cảm giác không gian trống rỗng và mình đang rơi tự do.
Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh trong giai đoạn bé học cách thích nghi từ trạng thái không trọng lượng, đầu quay ngược xuống dưới trong bào thai, đối ngược với môi trường thế giới bên ngoài.
Mời ba mẹ tham khảo bài viết: Từ tử cung ra thế giới: Giúp con thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung
Để giúp bé giảm tác động của việc giật mình và giữ cho hai tay của bé không khua khoắng trong không trung hoặc tự đập vào mặt, các bậc cha mẹ nên quấn bé lại.
Quấn là dùng một mảnh vải, càng co dãn càng tốt để giúp bé thoải mái, quấn chặt quanh người bé từ vai trở xuống - khi cho bé ngủ. Việc quấn bé không nhằm mục đích làm triệt tiêu phản xạ Moro.
Trẻ giật mình khi ngủ nhưng việc giật mình khi bé được quấn sẽ ít gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé do hai tay bé đã được ôm chặt bởi tấm vải quấn. Thực tế cho thấy các bé được quấn khi ngủ có xu hướng ít quấy hơn, ngủ ngon và ngủ giấc dài hơn.
Quấn bé là một hoạt động quan trọng trong trình tự đi ngủ cho bé sơ sinh. Do đó, ba mẹ nên quấn cả khi bé ngủ ngày và ngủ đêm.
Ngoài tác dụng không để phản xạ Moro “làm phiền” tới giấc ngủ của bé, thì quấn còn là một cách tái tạo môi trường cũ, tạo sự thân quen, giảm sốc môi trường và giúp bé dần dần làm quen, thích nghi với môi trường mới theo tốc độ riêng và tính cách đặc thù của bé.
Nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi nào?
Trẻ sơ sinh nên được quấn trong MỖI GIẤC NGỦ. Lưu ý, thời gian ngủ của em bé sơ sinh mới sinh có thể lên đến 16-21 tiếng/ngày.
Thực tế ngay từ trong bụng mẹ con đã quá quen thuộc với môi trường được ôm chặt rồi. Nếu sau khi chào đời, trẻ sơ sinh nên được quấn mỗi giấc ngủ càng sớm càng tốt để con sớm làm quen trình tự đi ngủ bao gồm cả bước quấn. Sau này mẹ chỉ cần quấn là con biết đã đến giờ đi ngủ.
Mùa hè có nên dùng quấn?
Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Việc quấn bé khi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy đang được ôm chặt như đang ở trong bụng mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Có thể quấn bé từ 1 ngày tuổi đến hơn 4 tháng hoặc lâu hơn tùy biểu hiện của con.
Nhiệt độ phòng tối ưu để sử dụng quấn cho con là từ 18 - 25 độ C (nhiệt độ phòng, không phải nhiệt độ điều hòa). Vậy nên, vào mùa hè ba mẹ nên đặt con trong phòng điều hòa, hoặc dùng quạt làm mát sao cho nhiệt độ phòng đạt ngưỡng trong khoảng 18 - 25 độ C. Nếu nhiệt độ phòng trên 26 độ, có thể dùng quấn cộc hoặc nhộng chũn cho bé.
Ở những khu vực khí hậu nóng quanh năm chỉ cần cho bé mặc một áo body cộc mỏng hoặc bộ cộc mỏng bên trong rồi quấn bé lại là được. Không cần dùng bao tay, bao chân cho bé. Nếu bé vẫn nóng, mẹ có thể chỉ cần mặc mỗi bỉm cho bé rồi quấn bé lại.
Vào mùa đông mẹ mặc cho bé một bộ áo dài hoặc body dài và sử dụng quấn mùa đông cho bé. Nếu vào ngày thời tiết đại hàn mẹ có thể sử dụng điều hòa hai chiều hoặc nếu không có điều hòa, thì có thể mặc thêm túi ngủ cho bé.
Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh quấn chũn nên là bao nhiêu?
Cụ thể: Nhiệt độ phòng (nhiệt độ trên nhiệt kế treo trong phòng, không phải nhiệt độ điều hòa) >26 độ C mẹ mặc cho bé áo body cộc hoặc chỉ mặc áo ngắn tay, chất liệu mát kèm với quấn cộc
Nhiệt độ phòng từ 22-25 độ C: Mẹ mặc như trên kèm theo quấn cổ điển hoặc túi ngủ
Nhiệt độ phòng từ 18-22 độ C: Con mới cần mặc áo dài tay, quần dài chân (1 lớp) kèm theo quấn cổ điển hoặc túi ngủ.
Mẹ lưu ý, ở các nhiệt độ trên con đều không cần đeo bao tay, bao chân, mũ, che thóp.
Cụ thể về nhiệt độ phòng cho bé sơ sinh quấn chũn dưới ảnh sau:
Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh quấn chũn
Hướng dẫn quấn cho bé
Quấn bé để tái tạo môi trường trong bụng mẹ, ấm và chặt, giúp con không bị shock khi thay đổi môi trường đột ngột (từ trong bụng mẹ ra ngoài rộng thênh thang).
Các bé được quấn có xu hướng ít quấy hơn ngủ ngon hơn, dài hơn và đỡ bị giật mình hơn. Nếu các mẹ vẫn lăn tăn có nên quấn cho trẻ không, mời ba mẹ tham khảo bài viết: Có nên quấn cho trẻ sơ sinh ngủ ngon?
Dưới đây là hình ảnh minh họa cho cách quấn bé bằng quấn cổ điển, mời ba mẹ cùng tham khảo:
Minh họa 5 bước quấn cho bé
Bước 1: Trải khăn quấn lên mặt phẳng, theo hình dạng của chiếc bỉm với quấn chuyên dụng.
Bước 2: Đặt trẻ nằm lên khăn quấn sao cho vai của trẻ ngang bằng phần mép trên của khăn, đầu trẻ ở phía ngoài khăn quấn.
Bước 3: Tùy theo tay thuận của ba mẹ, có thể quấn góc khăn bên phải qua ngực bé rồi luồn chặt vào bên dưới mạn người trái (sườn trái) của bé, chú ý không quấn cả tay phải của bé vào.
Bước 4: Gập góc dưới cùng của khăn quấn, trùm lên chân bé.
Bước 5: Kéo góc trái của khăn quấn chặt quanh người bé rồi dắt vào một nếp gấp nào đó sao cho bé được quấn chặt trong chăn
Lưu ý: Cần phải làm chặt tay ở bước 3 và bước 5 vì nếu quấn lỏng thì khi bé cử động sẽ bị bung quấn và không còn tác dụng trấn an nữa.
Tuy nhiên, ngoài quấn ra, yếu tố quan trọng cốt lõi giúp bé ăn no, ngủ đủ 11-12 tiếng/đêm là lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi. Tại khóa học POH Easy One ba mẹ sẽ được các giảng viên hướng dẫn tận tình cách quấn, nhiệt độ phòng phù hợp, môi trường an toàn ngủ… và quan trọng hơn là lịch sinh hoạt chi tiết và dễ hiểu, giúp con yêu có những giấc ngủ ngon.
Cách mặc nhộng chũn cho bé
Khác so với quấn gồm nhiều bước, việc mặc nhộng chũn là quá đơn giản, vì mẹ chỉ cần đặt bé vào trong nhộng và kéo khóa là xong.
Điều quan trọng nhất trong việc này chỉ là việc chọn nhộng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho giấc ngủ của bé mà thôi. Cách chọn nhộng:
- Mẹ chọn loại co giãn tốt
- Kích thước nhộng hơi chật một chút để con có cảm giác ôm, nhộng rộng khiến con khó chịu, ngủ không ngon
- Chất liệu vải nên là chất liệu tự nhiên vì nhiều bé có thể mút nhộng, đưa nhộng lên miệng
- Khóa kéo nên chọn loại kéo từ trên xuống để cục khóa không cọ vào cằm gây khó chịu khi ngủ…
Nên mua quấn cho con thế nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quấn với giá thành khác nhau nhưng chất lượng không được đảm bảo. Chất liệu hoàn toàn không co giãn thoải mái cho bé và vải nhuộm không an toàn khi con yêu mút tay qua quấn/ nhộng.
Còn trên thế giới có nhiều loại với mẫu mã đa dạng và chất lượng tốt hơn nhưng giá thành rất đắt đỏ. May mắn thay, tại Việt Nam có hẳn một thương hiệu mang tên Quấn Chũn (Quấn Chũn Cocoon) đảm bảo được tất cả các yếu tố trên khiến mẹ hoàn toàn yên tâm.
Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của chị Hachun Lyonnet - giảng viên cao cấp của khóa học POH Easy One và POH Easy Two. Quấn Chũn Cocoon ra đời tháng 10.2014 sau rất nhiều thử nghiệm, quan sát và điều chỉnh trên rất nhiều em bé khác nhau.
Quấn Chũn Cocoon được thiết kế dựa trên loại vải co giãn, thoáng mát, dáng quấn tiện dụng và dễ dàng để quấn bé. Quấn được nhuộm màu tự nhiên rất an toàn cho trẻ. Quấn Chũn Cocoon không có các chi tiết thừa phức tạp khi quấn không biết nhét vào đâu.
Sản phẩm để trả lời cho rất nhiều lý do mẹ ko quấn bé bởi “nóng”, “khó chịu”, “con giãy không chịu” khi mẹ sử dụng quấn trên thị trường hoặc khăn tại nhà quá dày hoặc thiếu độ co giãn.
Quấn không có dán dính, không lo xước mặt con. Không có nhiều lớp phức tạp
Sản phẩm này là sáng tạo của người Việt, dành cho mẹ Việt, xuất phát từ nhu cầu không có quấn mỏng/thoáng/giá chấp nhận được cho thu nhập người Việt.
Quấn và Nhộng khác nhau ở điểm gì?
Ngoài Quấn cổ điển, thương hiệu Chũn CoCoon còn có thêm dòng sản phẩm Nhộng Chũn CoCoon. Nhộng là sản phẩm trung gian giúp con làm quen với việc ngủ ở môi trường tự do, là bước đệm để cai quấn Cổ điển. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu và so sánh hai loại sản phẩm này nhé.
GIỐNG NHAU |
Sản phẩm Chũn CoCoon giống nhau về chất liệu, đều là vải co giãn thoáng mát được chọn lựa kỹ càng giúp con yêu thoải mái vận động mà không lo khó chịu. Đồng thời các sản phẩm đều được nhuộm màu tự nhiên rất an toàn cho bé |
|
KHÁC NHAU |
Quấn Chũn |
Nhộng Chũn |
Trọng lượng |
Trọng lượng: 0.2 kg |
Trọng lượng 0.16 kg |
Kích thước/ chủng loại |
Có 2 loại quấn: - Quấn cổ điển: quấn từ cổ bé xuống đến chân bé. - Quấn cộc: chỉ quấn phần trên của bé, hở từ chân trở xuống. Được dùng khi nhiệt độ phòng cao trên 26 độ C, khi bé ra ngoài trời, nhà mất điện. |
Có 3 loại nhộng: - Size S cho bé từ 3 – 6kg - Size M cho bé từ 6 – 8kg - Size L cho bé từ 8kg trở lên |
Cấu tạo |
Thiết kế freesize thích hợp với mọi em bé sơ sinh có cân nặng khác nhau |
Có thiết kế vừa vặn với hình dạng của em bé, chỉ cần đặt con vào nhộng và kéo khóa |
Thời điểm sử dụng |
Dùng cho bé mới sinh đến khoảng 4 tháng (hoặc hơn) |
Dành cho các bé từ 2 tháng trở lên hoặc sử dụng cho các bé được giới thiệu quấn muộn, có thói quen giơ tay lên đầu khi ngủ |
Ưu điểm riêng biệt của từng loại |
Là công cụ vô địch cực hiệu quả khi hướng dẫn bé tự ngủ |
-Cực dễ thao tác - Được bổ sung thêm một số chi tiết như: khóa kéo 2 chiều, thiết kế “cửa sổ” với công năng giúp kiểm tra/ thay bỉm cho con mà không làm con tỉnh giấc |
Nhiệt độ phòng phù hợp khi sử dụng cho bé |
Trong khoảng 18 – 25 độ C |
Có thể dùng khi nhiệt độ phòng trên 26 độ C |
Nhộng Chũn Cocoon là sản phẩm được cải tiến từ Quấn Chũn cổ điển, khi bé ngủ đưa 2 tay lên đầu, sẽ không bị bung ra như dùng quấn. Dùng Nhộng Chũn Cocoon giúp ông bà, bố sẽ dễ quấn bé hơn khi không có mẹ ở đó, chỉ cần đặt bé vào nhộng, kéo khóa lên là xong.
Nhưng ba mẹ hãy lưu ý rằng, ở thời điểm sơ sinh khởi đầu, con sinh ra rất cần được quấn chặt giúp tái tạo môi trường trong bụng mẹ, và quấn cổ điển là lựa chọn và ưu tiên số một lúc này. Quả thật quấn cổ điển vẫn là công cụ vô địch trong việc hướng dẫn con tự ngủ.
Nhộng có thể sử dụng khi con bắt đầu cai quấn, tay chân con đã khỏe hơn và có thể đưa tay ra khỏi quấn. Lúc nào mẹ nên cân nhắc đổi sang nhộng để con vẫn được ôm chặt và ngủ ngon.
Vai trò của quấn trong quá trình hướng dẫn trẻ tự ngủ
Hướng dẫn bé tự ngủ là ba mẹ sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với độ tuổi và hoàn cảnh gia đình để con có thể học được kỹ năng tự đưa mình vào giấc ngủ mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Tùy vào từng độ tuổi mà sẽ có những phương pháp khác nhau giúp các con có thể tự ngủ một cách dễ dàng.
Ở mốc dưới 4 tháng, tự ngủ cần nút chờ và sự hỗ trợ. Các phương pháp phổ biến khi tự ngủ lần đầu là 5S và no - cry (tự ngủ không tiếng khóc). 5S bao gồm: quấn + ồn trắng + nằm nghiêng + đung đưa + ti giả.
Từ 0 - 4 tháng, con không thể học được kỹ năng tự ngủ nếu không có công cụ hỗ trợ và không có trình tự đi ngủ. Nếu ba mẹ không quấn bé và gặp thất bại khi hướng dẫn tự ngủ cho con, hãy thử lại với quấn, đây là một trong những công cụ cực hiệu quả giúp ba mẹ thành công khi hướng dẫn con tự ngủ ngay từ những lần đầu tiên.
Trên 4 tháng ba mẹ có thể sử dụng phương pháp Để bé khóc có kiểm soát hay còn gọi là Cry it out with check và phương pháp Bế lên đặt xuống hay Pick up/put down để hướng dẫn bé tự ngủ mà không kèm công cụ hỗ trợ.
Quấn là một công cụ đắc lực hỗ trợ trẻ tự ngủ giai đoạn 0 - 16 tuần. Tuy nhiên không phải cứ quấn là con sẽ tự ngủ được, mà để tự ngủ còn cần cả một quá trình và rất nhiều yếu tố.
Để giúp ba mẹ có được những kiến thức và kinh nghiệm từ hàng nghìn ba mẹ đã giúp con tự ngủ thành công xin mời tham khảo khóa học hàng đầu của Việt Nam POH Easy One và POH Easy Two. Tại đây ba mẹ sẽ được hướng dẫn phương pháp phù hợp với tuần tuổi của con và hoàn cảnh của gia đình mình.
Thời điểm cai quấn
Ở mốc 3 - 4 tháng là lúc bé đã dần quen với các nhịp sinh hoạt và nếu bé đã được khuyến khích tự ngủ từ nhỏ thì lúc này bé đã có thể hiểu các tín hiệu và thuần thục trong việc tự đưa mình vào giấc ngủ được rồi.
Khi bé được 4-6 tháng tuổi, phản xạ Moro biến mất và cũng là thời điểm bé biết lật. Lúc này, thông thường các bé sẽ không cần sử dụng quấn khi ngủ nữa. Bé cũng có thể không cần quấn khi biết mút tay tự trấn an và có thể kiểm soát cử động tay chân.
Thời điểm EASY4 các bé cũng linh động và di chuyển tốt hơn, do đó công cụ quấn sẽ không còn phù hợp với một số bé thì cha mẹ có thể quan sát để giảm và cai quấn cho bé
Để cai quấn cho trẻ mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, ba mẹ hãy quan sát và làm từ từ để không tạo thành cú sốc với bé.
Hãy thử với một giấc trong ngày, giấc nào bé dễ ngủ nhất thì ba mẹ quấn lỏng cho bé, hoặc quấn một tay hoặc quấn bỏ hẳn hai tay ra ngoài. Nếu bé vẫn ngủ được, thì ba mẹ có thể thử bỏ hẳn quấn vào hôm sau, và thay vào đó dùng nhộng hoặc túi ngủ.
Đây là giai đoạn chuyển giao nên có những ngày bé chịu dùng nhộng hoặc túi ngủ, cũng có những hôm sẽ không. Hay có những hôm bé có thể được quấn lỏng và khi ngủ thì bị tung hết quấn con cũng có thể ngủ hết giấc và có những hôm con sẽ cần sự hỗ trợ của ba mẹ. Hãy áp dụng nút chờ.
Chờ 10 phút nếu con không vượt qua được, hãy vào quấn lại cho con. Trong trường hợp cai quấn dẫn đến bé ngủ ngày quá ngắn, một trong những tín hiệu bé chưa sẵn sàng, cha mẹ có thể cân nhắc quấn lại cho bé và chờ đợi thời điểm khác để cai: đến khi bé sẵn sàng hơn.
Sản phẩm an toàn dùng để thay thế quấn là nhộng và túi ngủ. Ba mẹ nên nhớ, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng chăn. Hãy cho con khoảng thời gian để thích nghi với điều kiện mới là từ 1 -2 tuần.
Để thành công trong việc giảm dần và cai các công cụ hỗ trợ bé tự ngủ đồng thời duy trì nếp sinh hoạt EASY phù hợp với tuần tuổi. Mời ba mẹ tham khảo khóa POH Easy One và POH Easy Two.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo