Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

đăng bởi Hoài Anh

Bên cạnh ti mẹ trực tiếp thì nhiều mẹ chọn cách hút sữa ra rồi cho bé ti bình. Tuy nhiên, với vấn đề bảo quản sữa mẹ khi không có điều kiện giữ lạnh cũng là điều khiến các mẹ băn khoăn. Vậy sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu và làm sao để bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường một cách an toàn cho bé? Trong bài viết sau đây, POH sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cung cấp tất cả các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo sữa mẹ giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và an toàn cho bé, việc bảo quản đúng cách là vô cùng quan trọng. Bảo quản sữa mẹ không đúng sẽ có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe của bé. Bởi vậy các mẹ cần hết sức lưu ý việc sữa mẹ hút ra để ở ngoài được bao lâu.

Trong trường hợp không sử dụng các thiết bị làm lạnh hoặc sưởi ấm đặc biệt, nhiệt độ phòng thường rơi vào khoảng 25 - 35 độ C. Với nhiệt độ này sữa mẹ có thể giữ được từ 4 đến 6 tiếng mà vẫn an toàn cho bé sử dụng.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được 4-6 tiếng trong nhiệt độ phòng

Nếu sữa mẹ để nhiệt độ phòng thấp hơn, thời gian bảo quản có thể kéo dài thêm một chút. Trong môi trường dưới 25 độ C có sử dụng điều hòa, sữa mẹ có thể để từ 6-8 giờ. Nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên sử dụng sớm trong khoảng thời gian khuyến nghị để đảm bảo an toàn.

Ở nhiệt độ cao hơn (trên 30°C), sữa mẹ cần được sử dụng ngay hoặc bảo quản trong thiết bị làm lạnh càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thời gian bảo quản sữa mẹ ở môi trường bên ngoài theo khuyến cáo của các tổ chức uy tín

Việc nắm rõ thời gian bảo quản và cách bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giúp mẹ đảm bảo bé yêu luôn nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất và an toàn nhất.

Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ đã hỏng

Trong sữa mẹ có chứa đường ở cả dạng đường đôi và đường đơn. Khi ở ngoài môi trường nhiệt độ phòng, đường sẽ lên men và nhanh biến chất. Ngoài ra trong sữa còn có lượng lớn đạm gồm nhiều dạng acid amin khác nhau. 

Nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng tốc độ phân hủy của sữa mẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Nếu bé chẳng may uống sữa mẹ hút ra để bên ngoài quá lâu và bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy,…

Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần lưu ý cách nhận biết sữa mẹ đã bị hỏng:

  • Màu sắc: Sữa mẹ bị hỏng thường có màu lạ, không còn giữ được màu trắng hoặc vàng nhạt đặc trưng. Nếu sữa chuyển sang màu xám, nâu hoặc có vệt màu khác thường thì khả năng cao là sữa đã bị hỏng.
  • Mùi: Sữa mẹ bình thường có mùi thơm nhẹ hoặc không mùi. Nếu sữa mẹ bị hỏng, nó sẽ có mùi chua hoặc hơi hôi... Mùi này dễ nhận biết và thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sữa đã bị hỏng.
  • Kết cấu: Sữa mẹ bị hỏng có thể bị tách lớp. Khi lắc nhẹ bình sữa mà sữa không trở lại trạng thái đồng nhất hoặc có cặn đông đặc, vón cục thì chính là dấu hiệu sữa mẹ đã bị hỏng.

Nếu sữa mẹ hút ra để bên ngoài có màu sắc lạ thì đó là dấu hiệu sữa đã hỏng

Khi cho bé dùng sữa vắt ra để ngoài, mẹ nên kiểm tra cẩn thận mùi vị và kết cấu sữa. Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường thì tuyệt đối không cho bé dùng nữa.

Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường an toàn cho bé

Bên cạnh việc nắm rõ thông tin sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu, mẹ cũng cần chú ý đến việc bảo quản sao cho đúng cách. Trong trường hợp không có tủ lạnh, tủ đông để trữ sữa mẹ hãy tham khảo những cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài ở nhiệt độ thường mà vẫn an toàn cho bé dưới đây.

Sữa mẹ hút ra bảo quản như thế nào?

Vì trữ sữa ở nhiệt độ thường nên vấn đề vệ sinh cần đặc biệt lưu ý. Trước khi hút hoặc vắt sữa, mẹ cần chuẩn bị các thiết bị chứa sữa phù hợp như túi lưu trữ chuyên dụng, bình thủy tinh, hoặc bình nhựa không chứa BPA để đảm bảo không có hóa chất độc hại ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Mẹ cần rửa tay sạch sẽ và tiệt trùng tất cả các dụng cụ liên quan như bình hút sữa, bình chứa sữa… Vệ sinh các bình và túi chứa sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong sữa.

Kiểm tra bình chứa sữa để đảm bảo không có vết nứt, vỡ hoặc dấu hiệu hỏng hóc. Tiệt trùng bình chứa sữa bằng cách đun sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng trước khi sử dụng.

Mỗi khi hút sữa, mẹ nên ghi chú rõ ràng dung tích và thời gian hút sữa lên bình hoặc túi chứa dễ dàng quản lý và sử dụng sữa theo thứ tự thời gian, sữa hút trước nên dùng trước, sữa hút sau thì dùng sau.

Ghi chú thời gian hút sữa giúp việc bảo quản và sử dụng sữa được tối ưu

Sử dụng bình cách nhiệt hoặc hộp giữ nhiệt

Sau khi hút sữa vào các túi/ bình trữ mẹ đặt nhanh vào bình cách nhiệt hoặc hộp giữ nhiệt. Bình cách nhiệt hoặc hộp giữ nhiệt là một trong những cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh khá hiệu quả. Những dụng cụ này có khả năng trữ sữa mẹ ở nhiệt độ ổn định, tránh sự biến đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. 

Tuy nhiên cách này cũng không kéo dài thời gian trữ sữa nhiều và cần chú ý đến thời gian để dùng sữa cho bé khi thích hợp. Và mẹ vẫn nên dùng sữa đã hút ra càng nhanh càng tốt.

Sử dụng nước đá hoặc đá khô để giữ lạnh tạm thời trong trường hợp cần thiết

Khi cần bảo quản sữa mẹ trong một khoảng thời gian ngắn và không có tủ lạnh, mẹ có thể sử dụng nước đá hoặc đá khô. Đặt bình sữa vào trong một túi giữ nhiệt hoặc một thùng xốp có sẵn nước đá hoặc đá khô sẽ giúp giữ cho sữa mẹ lạnh hơn và kéo dài thời gian bảo quản. Đây là cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt được nhiều mẹ sử dụng khi phải ra ngoài.

Sử dụng đá khô là cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả khi không có tủ lạnh

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường trong thời gian dài

Không nên để sữa mẹ ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc gần các nguồn nhiệt như bếp, lò vi sóng. Ánh nắng và nhiệt độ cao có thể làm biến đổi cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của sữa.

Khi sử dụng sữa trong thời gian an toàn, nếu sữa có hiện tượng tách lớp, mẹ lắc nhẹ bình sữa để sữa trở lại trạng thái đồng nhất trước khi cho bé bú.

Việc nắm rõ các phương pháp bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường và thực hiện đúng cách sẽ giúp giữ được chất lượng dinh dưỡng của sữa mẹ, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé yêu.

Cách lưu trữ và sử dụng lại sữa mẹ bé bú không hết

Trong quá trình cho bé ăn sữa, có thể xảy ra trường hợp bé không bú hết lượng sữa đã được hút ra. Vậy phần sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Sau khi bé bú, phần sữa dư trong bình nên được đậy kín. Nếu sữa đó để ở bên ngoài thì phải sử dụng trong vòng tối đa 2 tiếng. Tuy nhiên mẹ nên cho bé ăn càng sớm càng tốt. Tránh để sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu vì vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng.

Trước khi sử dụng lại, mẹ cũng nên kiểm tra sữa để đảm bảo không có dấu hiệu hỏng như màu sắc lạ, mùi chua, hay kết cấu bất thường. Lắc nhẹ bình sữa để sữa trở lại trạng thái đồng nhất trước khi cho bé bú.

Trên đây là những thông tin về việc sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu. Việc bảo quản sữa mẹ đúng cách không chỉ giúp duy trì nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn đảm bảo an toàn cho bé yêu trong những tháng đầu đời. 

Hiểu rõ thời gian sữa mẹ hút ra có thể để ngoài và biết cách bảo quản sữa ở nhiệt độ thường sẽ giúp các mẹ tự tin hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, ngay cả khi không có điều kiện bảo quản lạnh. Ngoài ra chương trình POH EASY cũng mang đến cho mẹ rất nhiều thông tin hữu ích về nuôi con sữa mẹ, kích sữa, tập khớp ngậm và cho bé bú đúng cách. Mẹ có thể tham khảo chương trình POH EASY - hướng dẫn nuôi con EASY - Tự ngủ giúp bé ăn no ngủ đủ tại đây!

Câu hỏi thường gặp

Sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm sữa được bao lâu?

Khi sữa mẹ đã được hâm nóng trong máy hâm sữa, tốt nhất nên cho bé sử dụng ngay lập tức để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Sau khi sữa đã được hâm nóng, nếu bé không bú hết, mẹ chỉ nên giữ sữa trong máy hâm trong khoảng thời gian tối đa 1 giờ. Việc để sữa trong máy hâm quá lâu có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe của bé.

Sữa mẹ để nhiệt độ phòng có cần hâm nóng?

Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng (20-25°C) trong thời gian ngắn (4-6 tiếng) không nhất thiết phải hâm nóng trước khi cho bé bú, trừ khi bé quen bú sữa ấm. Nhiều bé thích bú sữa ấm hơn vì cảm giác tương tự như khi bú trực tiếp từ mẹ. Trong trường hợp này, mẹ có thể hâm sữa bằng cách đặt bình sữa vào nước ấm trong vài phút, không nên dùng lò vi sóng để hâm sữa tránh làm mất một số dưỡng chất quan trọng.

Sữa mẹ để ngăn mát lấy ra ngoài để được bao lâu?

Khi lấy sữa mẹ từ ngăn mát tủ lạnh ra ngoài, sữa có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 giờ mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết, không nên đưa lại sữa vào ngăn mát tủ lạnh mà cần phải bỏ đi để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Để tối ưu việc bảo quản và sử dụng, mẹ nên cân nhắc lượng sữa cần cho bé bú trước khi lấy ra khỏi ngăn mát.

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo