Mình còn nhớ cách đây vài tuần, trên facebook có ồn ào về vụ một em bé bị chết não do mẹ mệt quá, ngủ quên nằm đè vào bé. Đến hôm nay lại đọc được một bài nữa về một em bé 3 tháng tuổi ở Trung Quốc tử vong vì bố mẹ ủ quá ấm.
Nên đáng lẽ bài này mình viết riêng cho các bố mẹ trong group EASYONE - là học viên của khóa EASY ONE (Khóa học giúp con ăn no ngủ đủ dành cho bé 0-19 tuần) của POH, nhưng mình quyết định chia sẻ lên facebook của mình và fanpage nuôi con, để cảnh báo các bố mẹ cho con nằm chung giường và để các bố quan tâm hơn đến an toàn ngủ cho bé khi cho con nằm chung.
Bài hoàn chỉnh trong app POH (chương trình POH Easy One) nằm ở mục "Cha mẹ của ..." (tên con bạn - Tên bài "Ngủ chung giường thế nào cho đúng".
Mời mẹ tìm hiểu thêm: Môi trường an toàn ngủ cho bé
Bài kiến thức "Ngủ chung giường thế nào cho đúng" trong app POH
Với các gia đình cho con ngủ chung giường cùng với bố mẹ thì các bậc phụ huynh cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn ngủ cho bé và phòng tránh SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh):
1. Cha mẹ nên nằm đệm thấp và rộng rãi thay vì nằm giường vì bé có thể bị lăn xuống giường khi bé đã năng động hơn.
2. Bé ngủ chung có thể bị ngộp thở nếu nằm kẹp giữa cha mẹ. Do đó, luôn cho bé nằm ở phía bên trong, gần sát tường. Cha mẹ nên lựa chọn đệm có kích thước rộng để giảm thiểu nguy cơ bị đè hoặc bị ép vào tường khi cha mẹ mệt, ngủ sâu hay cha mẹ béo phì. Phần đệm con đang nằm tuyệt đối không có gối, chăn dày hay thú bông.
Lý tưởng nhất là dù nằm chung nhưng sử dụng 2 chiếc đệm riêng biệt, một chiếc đệm dành riêng cho cha mẹ, và một chiếc đệm nhỏ hơn dành cho bé, khoảng cách giữa 2 chiếc đệm là 5-10cm. Nếu nhà chật, cha mẹ có thể dùng 2 chiếc đệm đơn, hoặc 1 đệm to, 1 đệm cũi.
Đệm của bé được đặt sát tường và không có bất kỳ vật gì trên đệm của bé. Hoặc mẹ có thể sử dụng nôi ngủ chung giường (trong ảnh 2), nôi có thể được sử dụng đến 4 tháng tuổi, khi bé đã biết lẫy thành thạo và biết nằm nghiêng sang một bên.
Hoặc với cha mẹ nằm giường mà không gian hẹp, cha mẹ có thể nghiên cứu các loại nôi cạnh giường như trong ảnh 3.
3. Cha mẹ sử dụng đệm cứng khi nằm ngủ cùng bé, đệm mềm và lún đều có nguy cơ khiến bé tử vong.
Mẹ dùng ga chun, kích cỡ vừa vặn với đệm để bọc đệm, không dùng ga quá chật và ga phủ.
Không đắp chung chăn với bé, không đắp chăn dày cho bé vì có thể bị chăn che kín mặt và bé bị ủ quá nóng gây ngạt thở. Tốt nhất cha mẹ nên quấn cho bé, hoặc sử dụng túi ngủ hoặc chăn lưới.
Không để quá nhiều gối, chăn, thú bông ở gần khu vực giường ngủ của cả nhà. Bé sơ sinh nên nằm ở đệm không có gối, thú bông hay các vật dụng có thể gây ngạt khác..
Loại bỏ đồ vật dễ gây ngạt khỏi khu vực ngủ của trẻ
Bé ngủ trên đệm nước, ghế sofa một mình hay cùng cha mẹ, đệm hơi, các loại đệm nằm chung giường không có bề mặt cứng, đệm vải, giường lưới, võng đều không an toàn và có hại cho hệ cơ xương của bé.
4. Cha mẹ không được hút thuốc lá, uống rượu, có hơi rượu-thuốc lá-chất kích thích khi ở trong môi trường có bé. .
5. Cha mẹ không nên chợp mắt nếu bé vẫn còn nằm sấp trên ngực cha mẹ. (Đặc biệt khi mẹ vừa cho bé bú xong)
6. Không cho anh/chị lớn của bé nằm cạnh bé khi đi ngủ.
7. Không cho bé bú nằm vào ban đêm hoặc khi mẹ quá mệt mỏi vì thức đêm trông bé thì kể cả ban ngày cũng không cho bé bú nằm, tránh việc mẹ mệt quá ngủ thiếp đi khi cơ thể tiết ra oxytocin và đè vào bé.
8. Không nên ngủ chung giường với trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Bởi đây là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nếu ngủ chung giường cùng bố mẹ.
9. Nếu mẹ có mái tóc dài thì nên giữ cho tóc gọn gàng, tránh trường hợp sợi tóc quấn quanh cổ hoặc tay chân của trẻ.
10. Cha mẹ béo phì không nên nằm cạnh con.
11. Các em bé 0-6 tháng ngủ chung giường với cha mẹ không được ngủ sấp khi nằm ngủ cạnh cha mẹ. Bé trên 6 tháng cần biết lẫy tốt và cha mẹ đảm bảo an toàn ngủ.
Hương Đỗ
Ở Việt Nam không có thống kê về số trẻ mất hàng năm do hội chứng đột tử. Nhưng chắc chắn con số này không ít. Vì rất nhiều bé ngủ trong môi trường không đảm bảo an toàn ngủ, ngủ chung giường với bố mẹ...
Vụ việc về mẹ do mệt quá đè tay lên mũi con trong lúc ngủ khiến con tử vong là một hồi chuông cảnh bảo cho các ba mẹ.
Nên dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.
An toàn ngủ là vấn đề đáng lưu tâm hàng đầu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh
Trong khóa học POH EASY, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.
Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm ở đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học. Trong tất cả các phương pháp tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.
Trong quá trình tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên, các giảng viên luôn yêu cầu chụp môi trường ngủ của con. Đội ngũ tư vấn sẽ tư vấn môi trường ngủ đã đảm bảo an toàn hay chưa. Và đưa ra các hướng dẫn phù hợp với điều kiện gia đình bạn.
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT: Dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.
Đảm bảo an toàn ngủ cao nhất và giúp con ăn no & ngủ đủ cùng POH Easy One
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo