Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ sơ sinh. Một trong những yếu tố giúp con có thể ngủ ngon và sâu chính là trẻ biết tự ngủ. Do đó việc luyện cho bé tự ngủ là điều thực sự cần thiết. Dưới đây là các bước giúp bé tự ngủ ‘dễ như trở bàn tay’.
Bước 1: Mẹ biết lý do Tại sao nên luyện tự ngủ cho trẻ
Giấc ngủ đủ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
Một em bé sơ sinh sẽ dành tới 70% thời gian trong ngày để ngủ. Cụ thể là em bé có thể ngủ 18 tiếng/ngày và giảm dần còn 14 tiếng/ngày khi con 1 tuổi, trong đó bao gồm 10-12 tiếng ngủ xuyên đêm.
Giấc đêm là vô cùng quan trọng. Bởi giấc ngủ dài vào ban đêm bao gồm các chu kỳ REM và NREM nối tiếp nhau, giúp đào thải các nơ-ron thần kinh đã sử dụng trong ngày, tái tạo các tế bào não. Khi con được ngủ một giấc đêm dài, con được thư giãn hoàn toàn, giúp con bình tĩnh, tiếp nhận những cái mới từ môi trường. Đặc biệt con sẽ ăn tập trung hơn, hiệu quả hơn vào ban ngày.
Nếu em bé biết tự ngủ, tức khi chuyển giấc có bị tỉnh giấc, thì vẫn sẽ nhận biết được không gian quen thuộc của mình vẫn như thế từ khi bắt đầu vào giấc ngủ: mình vẫn đang nằm trên giường của mình, được quấn trong chiếc quấn của mình, mút chiếc ti giả quen thuộc, để từ đó an tâm và tiếp tục tự ngủ lại.
Còn nếu em bé quen được bế ru hay ti để đưa mình vào giấc ngủ, khi chuyển giấc, con nhận thấy không còn được bế ru, khôn được cho ti, con sẽ quấy khóc đòi hỏi những điều đó quay trở lại. Như vậy mẹ lại cần bế ru, cần cho ti lại từ đầu. Điều này khiến cho giấc ngủ con đứt quãng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của ba mẹ.
>> Lịch EASY siêu chi tiết cho bé 0-3 tháng
Con tự ngủ và đi ngủ sớm sẽ giúp cho ba mẹ lấy lại được sự riêng tư thời son rỗi. Con đi ngủ sớm, ba mẹ có thể ăn một bữa cơm trọn vẹn, được xem các chương trình giải trí, được chăm sóc cơ thể, đọc cuốn sách yêu thích…và được ngủ một giấc ngủ trọn vẹn, có sức để ngày mai đi làm hay tiếp tục hành trình chăm sóc con.
Ngoài ra, mẹ được khỏe mạnh cả về sức khỏe tinh thần và thể chất, sẽ giúp mẹ dồi dào nguồn sữa cho con bú. Mà sữa mẹ lại là nguồn thức ăn quý báu nhất đối với con.
Tuy nhiên chỉ nên luyện tự ngủ cho trẻ khi mẹ đã nắm vững kiến thức hướng dẫn tự ngủ cho bé cũng như đảm bảo môi trường ngủ an toàn. POH nhận được rất nhiều câu hỏi có nội dung chung là “Có nên để bé khóc tự ngủ?”. Câu trả lời là KHÔNG ĐƯỢC để mặc bé khóc đến khi tự ngủ, điều này vô cùng nguy hiểm.
Luyện bé tự ngủ đúng cách là ba mẹ cho con cơ hội được tự xoay sở để đưa mình vào giấc ngủ trong khoảng thời gian cho phép (nút chờ), hết nút chờ, ba mẹ vào hỗ trợ để giúp bé ngủ.
Bước 2: Mẹ biết thời điểm tốt nhất để luyện ngủ
Ngay từ khi chào đời, con đã có khả năng tự ngủ nếu như ba mẹ hỗ trợ con ăn hiệu quả, bú đúng khớp ngậm, được vỗ ợ hơi kỹ, tạo môi trường ngủ thoải mái. Ba mẹ cho bé vào nếp sinh hoạt phù hợp, tạo cho con trình tự ngủ nhất quán, không tạo ra những thói quen bế ru hay ti để ngủ, hãy cho con cơ hội tự ngủ theo phương pháp 4S/5S. Khi này con có thể tự ngủ tất cả các giấc mà không tốn một giọt nước mắt nào. Đây chính là cách rèn bé 1 tháng tự ngủ.
Ngoài ra, việc ba mẹ làm đúng cách hỗ trợ con tự ngủ còn giúp cho việc luyện ngủ sau này dễ dàng hơn rất nhiều.
Sau tuần trăng mật, con có khả năng thức nhiều hơn, việc tự ngủ không còn diễn ra tự nhiên như những ngày mới sinh nữa. Tuy nhiên, ba mẹ có thể an tâm vì giai đoạn vàng để luyện bé tự ngủ chính là từ 6-8 tuần tuổi. Bởi khi này ba mẹ đã đủ thấu hiểu về con cũng như giai đoạn này não bộ con đã hiểu về trình tự nhất quán.
Luyện tự ngủ giai đoạn này trùng lặp với thời điểm con vào wonder week 8, nên dù không luyện tự ngủ thì con vẫn quấy khóc nhiều như thường. Do đó hãy tận dụng để một mũi tên trúng hai đích, đằng nào con cũng khóc nhưng đổi lại con biết cách tự ngủ.
Nếu ba mẹ không may để vuột qua giai đoạn 6-8 tuần thì vẫn chưa phải quá muộn, bé dưới 12 tuần tuổi vẫn có thể luyện tự ngủ thành công với sự hỗ trợ tư vấn của các giảng viên có chuyên môn trong khóa POH EASY của POH.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm cách luyện tự ngủ cho bé 3 tháng tuổi tại đây.
Bước 3: Mẹ biết các tips luyện tự ngủ dưới này
Để luyện bé tự ngủ thành công, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Trang bị kiến thức về luyện tự ngủ cho bé từ các nguồn tin đáng tin cậy.
- Cần đảm bảo cho bé ăn no, ăn hiệu quả, được vỗ ợ hơi kỹ
- Tạo môi trường ngủ an toàn cho bé để giảm tỷ lệ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Cho con vào nếp sinh hoạt EASY phù hợp với độ tuổi, để có thể rèn bé tự ngủ EASY
- Con được xây dựng trình tự ngủ nhất quán, trình tự ngủ ngày khác trình tự ngủ đêm.
- Nghiên cứu kỹ các phương pháp luyện tự ngủ trước khi lựa chọn và áp dụng. Với các bé dưới 2 tháng tuổi, POH khuyến khích chọn phương pháp 4S/5S.
Cách an toàn nhất và đảm bảo thành công nhất, đó là mẹ cần có giảng viên có chuyên môn đồng hành hỗ trợ mẹ trong quá trình luyện con tự ngủ. Trong khóa học POH EASY, mẹ không chỉ được trang bị kiến thức chuẩn, được sắp xếp khoa học, mà còn có giảng viên hỗ trợ tư vấn 1-1 cho mẹ, giúp mẹ làm đúng ngay từ đầu, thay vì loay hoay không biết đang làm sai ở đâu.
Hay tham gia khóa học POH EASY để có thể luyện tự ngủ cho bé đúng cách và thành công nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo