7 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, nhưng đồng thời em bé của bạn cũng đang bận rộn khám phá thế giới xung quanh. Khi sinh ra trẻ sơ sinh đã có nhưng phản xạ tự nhiên với các kích thích từ môi trường.

Phần lớn những chuyển động hay hoạt động này là không tự nguyện - thực ra em bé không cố tình thực hiện các chuyển động này. Các phản xạ này sẽ biến mất vào các thời điểm khác nhau khi trẻ lớn dần.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 7 phản xạ phổ biến của một em bé sơ sinh, mời ba mẹ cùng tìm hiểu!

Phản xạ tìm kiếm 

Phản xạ tìm kiếm xảy ra khi khóe miệng trẻ được vuốt ve hoặc chạm vào, trẻ sẽ quay đầu và mở miệng theo hướng cảm nhận được tiếp xúc.

Phản xạ này sẽ giúp bé tìm vú mẹ hoặc bình sữa.

Phản xạ mút

Khi cảm nhận được vú mẹ hoặc núm vú giả trong miệng, trẻ sẽ mút ngay. Phản xạ này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ và phát triển chưa toàn diện cho đến khoảng 36 tuần.

phan-xa-cua-tre-so-sinhMút là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sinh non có thể có phản xạ mút yếu hơn, vì có thể trẻ được sinh ra trước khi phản xạ này phát triển.

Ngoài ra, trẻ cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay. Hành động đáng yêu này giúp trẻ tự trấn an bản thân.

Phản xạ Moro (phản xạ giật mình)

Phản xạ này là khi trẻ giật mình vì nghe âm thanh lớn hoặc cảm nhận có chuyển động mạnh. Khi phản ứng lại âm thanh, trẻ có thể dang rộng hai tay và hai chân, khóc ré lên. Nhưng ngay sau đó trẻ sẽ thu tay lại như thể đang ôm lấy mình.

Đôi khi, tiếng khóc của trẻ làm chính con giật mình và bắt đầu phản xạ này. Phản xạ Moro xảy ra cho đến khi con được khoảng 5 - 6 tháng tuổi.

Phản xạ phòng vệ (phản xạ cổ không đối xứng)

Phản xạ phòng vệ xảy ra khi đầu của trẻ quay sang một bên, cánh tay bên phía đó duỗi thẳng. Đồng thời khuỷu tay của cánh tay phía đối diện gập lại tạo tư thế như đấu kiếm.

Phản xạ phòng vệ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 6 - 7 tháng tuổi.

Phản xạ cầm nắm

Khi ba mẹ vuốt ve lòng bàn tay trẻ, trẻ sẽ lập tức khép ngón tay lại và nắm rất chặt. Phản xạ nắm bắt chỉ kéo dài một vài tháng từ khi bé chào đời. Phản xạ này mạnh mẽ hơn ở trẻ sinh non.

Tuy nhiên đây chỉ là phản xạ, hành động của trẻ là không có chủ đích. Khi được 3 - 4 tháng tuổi, trẻ sẽ phát triển kỹ năng chứ không phải phản xạ - cầm nắm có chủ đích. 

Phản xạ Babinski (Phản xạ của các ngón chân)

Với phản xạ Babinski, khi lòng bàn chân trẻ được vuốt mạnh, ngón chân cái uốn cong lên trên và các ngón chân khác quạt ra.

Đây là một phản xạ bình thường và sẽ biến mất khi trẻ được 2 tuổi

Phản xạ bước

Phản xạ này còn được gọi là phản xạ đi bộ hoặc khiêu vũ vì trẻ dường như thực hiện các bước đi hay nhảy khi được giữ thẳng đứng với đôi chân chạm vào một bề mặt rắn.

Khi hệ thống thần kinh trẻ bắt đầu phát triển, những phản xạ này sẽ nhường chỗ cho những hành vi có mục đích khác, hay chính là những kỹ năng mà trẻ học được.

Tuy nhiên, nếu ba mẹ không thấy trẻ có những phản xạ thông thường trên thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để theo dõi những bất thường sớm và điều trị kịp thời.

Không ba mẹ nào mong muốn con mình có vấn đề, nhưng việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường như các bé cùng trang lứa.

POH ACTI - GIÚP CON YÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ VƯỢT TRỘI

Điều hạnh phúc của những người làm cha làm mẹ chính là được thấy con yêu được khỏe mạnh, không ốm đau, vui vẻ hoạt bát. Nhưng sẽ càng hạnh phúc hơn nữa nếu con được phát triển một cách toàn diện, cả thể chất lẫn trí não, cả vận động và ngôn ngữ, cả nhận thức và tình cảm. 

Dạy con không bao giờ là quá sớm !

Hiểu được nỗi lòng của ba mẹ, POH ra mắt khóa học “POH Acti - Phát triển giác quan vận động và ngôn ngữ” giúp ba mẹ trở thành “chuyên gia” đồng hành cùng con yêu khám phá thế giới. 

Giúp con bạn phát triển toàn diện và vượt trội ngay bây giờ cùng POH Acti : https://acti.poh.vn/

Nguồn: AIH 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo