Phát hiện các vấn đề về thị lực ở trẻ

đăng bởi Minh Tâm

Mắt là bộ phận có chức năng quan trọng đối với sự phát triển và đời sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhỏ. Ba mẹ cần đảm bảo đo thị lực thường xuyên cho bé bằng phần mềm đo thị lực hoặc bảng đo thị lực điện tử để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt ở trẻ em.

Ngoài ra, ba mẹ nên tìm hiểu các bệnh về mắt và dấu hiệu để có thể biết bé đang mắc vấn đề gì, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho ba mẹ những thông tin hữu ích để bảo vệ thị lực cho bé. Mời ba mẹ đón đọc!

 

 

Chức năng của mắt ở trẻ nhỏ là gì? 

Ở giai đoạn sơ sinh, mắt của bé thực hiện 3 chức năng chính dưới đây:

  • Học cách tập trung, theo dõi, cảm nhận chiều sâu và phân biệt thông tin thị giác.
  • Tiếp thu các thông tin cảm giác để kết nối với ba mẹ, tìm hiểu về môi trường xung quanh, tiếp thu ngôn ngữ, phối hợp thị giác và chuyển động cơ thể.
  • Biểu hiện dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.

Đôi mắt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của bé nên ba mẹ cần chú ý đến hai điều quan trọng sau: 

  • Theo dõi các cột mốc phát triển thị giác của bé
  • Đề phòng những bệnh lý liên quan đến mắt

Đôi mắt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bé 

Hầu hết các vấn đề liên quan đến mắt đều chữa trị được nếu ba mẹ phát hiện và can thiệp kịp thời. Kể từ thời điểm 6 tháng tuổi trở đi, ba mẹ cần đo thị lực cho bé thường xuyên, có thể là bằng phần mềm đo thị lực, bảng đo thị lực điện tử hoặc bài kiểm tra thị lực. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo các khuyến nghị từ bác sĩ nhi khoa và bác sĩ nhãn khoa về cách chăm sóc và phòng tránh các bệnh về mắt ở trẻ em. 

Làm thế nào để phát hiện các vấn đề về thị lực ở trẻ

Dấu hiệu trẻ khó nhìn hoặc khó tập trung

  • Bé 1 tuổi không tập trung chú ý khi tiếp xúc với ánh đèn, điện thoại và các thiết bị kích thích thị giác.
  • Lác mắt liên tục.
  • Chớp mắt thường xuyên.
  • Không theo dõi chuyển động của các sự vật khi được 3 tháng tuổi.

Trong một số trường hợp, việc không hoạt động thị giác liên tục ở trẻ, đặc biệt là giao tiếp bằng mắt, có thể là dấu hiệu dẫn đến rối loạn phát triển như rối loạn phổ tự kỷ. 

Dấu hiệu bé gặp vấn đề về cơ mắt

  • Mắt bé 4 tháng tuổi có hướng nhìn không ổn định, nhìn sang nhiều hướng khác nhau thay vì một hướng cố định. Trước 4 tháng tuổi, tình trạng lệch mắt với tần suất thấp là điều bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu điều này kéo dài thì có thể là dấu hiệu của tật lác mắt. Trong trường hợp không được điều trị, tật lác có thể dẫn đến chứng nhược thị (hay còn gọi là mắt lười).
  • Mí mắt một bên bị sụp hoặc một mí vẫn nhắm. Đó là dấu hiệu của bệnh sụp mí mắt hoặc các cơ chịu trách nhiệm nâng mí mắt phát triển kém. 

Sụp mí mắt là một hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ

Các bệnh về mắt và dấu hiệu 

Dưới đây là một số bệnh về mắt mà trẻ nhỏ thường hay gặp phải. Ba mẹ hãy để ý đến các dấu hiệu dưới đây để biết bé nhà mình đang gặp vấn đề gì và tìm ra hướng điều trị tương ứng:

  • Nước mắt chảy liên tục do tắc ống dẫn nước mắt. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Ba mẹ cần mát-xa nhẹ mắt hoặc nhỏ thuốc tra mắt cho bé khi có khuyến nghị của bác sĩ để cải thiện sự điều tiết của mắt. 
  • Đồng tử có màu trắng đục hoặc bị mờ cả mắt do đục thuỷ tinh thể. Bệnh lý này có thể được di truyền từ ba mẹ hoặc do mẹ bị nhiễm trùng, viêm, phản ứng thuốc hoặc mắc một số bệnh lý khi mang thai. Đồng tử trắng, đục còn có thể báo hiệu nguy cơ u nguyên bào võng mạc - một loại ung thư mắt hiếm gặp ở trẻ em. 
  • Hai đồng tử có kích thước khác nhau có thể là một vấn đề bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể đến từ việc một dây thần kinh hoạt động không bình thường. 
  • Mắt chớp, đảo qua lại liên tục có thể là dấu hiệu của tình trạng rung giật nhãn cầu. 
  • Mắt lồi do bệnh cường giáp.
  • Mắt quá nhạy cảm với ánh sáng là dấu hiệu của việc tăng áp lực ở mắt. Bé phải nheo mắt khi nhìn một vật gì đó. 

Ba mẹ hãy cho bé thực hiện bài kiểm tra thị lực định kỳ

Khi phát hiện con có bất kỳ biểu hiện gì trên đây, ba mẹ cần cho con đi thăm khám để biết kết quả chính xác là con có đang mắc các bệnh về mắt ở trẻ em hay không.

Bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu và cho trẻ thực hiện bài kiểm tra thị lực để đưa ra kết luận. Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh về mắt cho con, ba mẹ cần đo thị lực và cho bé kiểm tra thị lực tại nhà định kỳ. 

Nguồn: Babysparks
 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo