Những kỳ nghỉ lễ thường là những cơ hội tuyệt vời cho các hoạt động cộng đồng và các hoạt động gắn kết trong gia đình. Nhưng đôi khi sự hối hả và nhộn nhịp của những cuộc gặp gỡ này có thể khiến con bị kích thích quá mức.
Đó là lý do tại sao những cha mẹ có con mắc bệnh liên quan đến phổ tự kỷ hoặc nhạy cảm nên chuẩn bị trước tình huống mà bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu trong việc tương tác hoặc bé cảm thấy choáng ngợp và không thể xử lý.
1. Hãy để con giúp mẹ
Hãy nhờ con cùng chuẩn bị với mẹ để lên nội dung chuyến đi trước. Kỳ nghỉ sẽ trở nên đặc biệt hơn khi có sự giúp sức của bé. Hãy nhờ con giúp mẹ trong việc trang trí và chuẩn bị thức ăn, đồng thời chia sẻ những niềm vui trong kỳ nghỉ cùng nhau.
Nhờ trẻ tự kỷ giúp mẹ chuẩn bị cho chuyến đi
Mẹ hãy nhớ rằng trẻ em rất ít khi nhớ được những sự việc từ năm này sang năm khác. Vì vậy con vẫn có thể cảm thấy mới lạ với những việc mà hai mẹ con đã từng làm ở những chuyến du lịch trước.
2. Cho con biết những mong muốn của mẹ về cách con ứng xử
Ngay cả với những đứa trẻ có vấn đề về thần kinh điều quan trọng là phải cho con biết những gì mẹ mong đợi từ con trong các cuộc gặp gỡ với mọi người.
Tất cả những điều này có thể được thực hiện theo một cách phù hợp với sự phát triển của từng bé. Mẹ hãy nói với con một cách rõ ràng về những thứ con được phép làm.
Chẳng hạn như: "Con không nên giành lấy trò chơi của bạn. Con nên hỏi bạn xem liệu con có thể chơi một chút được không”. Cùng với đó, mẹ hãy mô tả cho con các tình huống cụ thể và các cách xử lý phù hợp.
Thậm chí mẹ có thể đóng giả tình huống này khi muốn chỉ ra cho con thấy các cách ứng xử thường gặp của trẻ em trong khi đang chơi để chỉ cho con những thứ con nên làm khi tức giận hoặc khi cần được giúp đỡ.
Điều này có vẻ như quá mức cần thiết, nhưng hầu như nó luôn đem lại một kết quả tích cực với các bé. Hãy yêu cầu nhà trị liệu ngôn ngữ hoặc người phụ trách chăm sóc con giúp đỡ nếu con cần một thứ gì đó để hỗ trợ cho việc giao tiếp của mình.
3. Chia sẻ với những người lớn về cách ứng xử đúng mực với trẻ
Thường thì điều này khó hơn là nói chuyện với các bé. Nếu mẹ chưa nói chuyện với những người thân trong gia đình về việc con bị mắc chứng tự kỷ hoặc có những khác biệt về cảm giác, thì khoảng thời gian trước khi đi du lịch là tốt nhất để nói về việc này.
Các thành viên trong gia đình đều yêu thương trẻ và sẽ sẵn sàng cư xử tốt với con. Mẹ chỉ cần chỉ ra những điều nên làm và nên tránh với mọi người.
4. Chuẩn bị sẵn sàng cho những lúc trẻ khó chịu
Mẹ nên chuẩn bị sẵn các mẹo có thể giúp con trong trường hợp con bị khủng hoảng. Mang theo một (hoặc hai) món đồ có thể giúp an ủi con.
Mẹ có thể đưa cho con những đồ chơi này trong trường hợp con không kiểm soát được hành vi của mình hoặc con bỗng im lặng trong một khoảng thời gian. Mẹ chỉ nên đưa cho trẻ đồ chơi trong một số tình huống nhất định. Và mẹ cần chắc chắn được rằng món đồ chơi đó phải hiệu quả khi mẹ cần trẻ kiên nhẫn ngồi yên.
Các bữa tiệc của gia đình thường khá ồn ào nên mẹ có thể khoác thêm áo dạy và tai nghe chống ồn cho trẻ. Mang theo những công cụ để hỗ trợ con trong việc giao tiếp.
5. Tận dụng những sự giúp đỡ từ bạn bè của con.
Trẻ em là một điều gì đó thật tuyệt vời. Mẹ hãy tận dụng điều này để nhận được sự giúp đỡ. Bạn bè đồng trang lứa với con, anh em họ đều có thể giúp con. Nói một cách cụ thể với những em bé đó những thứ có thể làm để giúp đỡ mẹ.
Hỏi xem các bé có muốn chơi với con không. Giải thích cho các bé cách con giao tiếp với mọi người và cách chơi với trẻ.
Mẹ hãy thành thật với những vấn đề của trẻ. Mọi người sẽ thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ hai mẹ con.
6. Đưa một người trông trẻ đi cùng
Một người trông trẻ có thể giúp mẹ tận hưởng kỳ nghỉ mà không cần phải lo lắng. Nếu có điều kiện, mẹ thậm chí có thể mời giáo viên hoặc nhà trị liệu cho trẻ đi cùng. Như vậy mẹ sẽ không gặp quá nhiều tình huống khó khăn với trẻ.
Điều quan trọng nhất trong chuyến du lịch là mẹ được thư giãn và nghỉ ngơi. Khi có một em bé tự kỷ đi cùng, chuyến du lịch có thể sẽ căng thẳng và khó khăn. Nhưng mẹ cần lạc quan và tin tưởng vào khả năng của trẻ. Hãy ghi nhớ những mẹo trên để có một kỳ nghỉ trọn vẹn.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo