Bệnh tự kỷ, hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD), ảnh hưởng đến các kỹ năng nhận thức của trẻ theo nhiều cách cũng như các cấp độ khác nhau.
Tùy vào các mức độ rối loạn phổ tự kỷ trẻ gặp phải mà sức mạnh nhận thức và thử thách nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng nhiều hay ít.
Thử thách nhận thức có xu hướng liên quan đến “khả năng suy nghĩ – ToM” và chức năng điều hành của não. Kỹ năng nhận thức có thể bao gồm cả việc chú ý đến chi tiết, hay ghi nhớ một lượng thông tin lớn về một chủ thể nào đó. Đây là những đặc điểm nhận thức được xem xét khi chẩn đoán và chuẩn bị liệu trình can thiệp.
Bệnh tự kỷ và khả năng tư duy
Khả năng tư duy (ToM) là khả năng hiểu rằng người khác không có cùng một suy nghĩ hay cảm xúc như chúng ta. Nó cũng có thể được hiểu rằng những người khác có suy nghĩ và cảm xúc của riêng họ, và hiểu được cách các suy nghĩ và cảm xúc gây tác động lên hành vi của người khác cũng như của chúng ta.
Khả năng suy nghĩ thường xuất hiện ở tuổi lên 4, nhưng nền tảng của nó đã được hình thành từ rất sớm.
Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu quan điểm của người khác
Bởi vì khả năng suy nghĩ của trẻ thường chậm hơn hoặc không phát triển, trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể tin rằng người khác biết chúng đang suy nghĩ gì, và có thể gặp khó khăn khi nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác.
Các thách thức với ToM là nguyên nhân chính mà trẻ mắc chứng tự kỷ phải vật lộn để định hướng được sự tương tác xã hội.
Bệnh tự kỷ và kỹ năng điều hành
Kỹ năng điều hành (EF) là một tập hợp các kỹ năng nhận thức khổng lồ giúp chúng ta điều chỉnh, kiểm soát và quản lý suy nghĩ và hành vi của bản thân. Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ, con gặp khó khăn với những điều sau:
- Lập kế hoạch – Trẻ có thể gặp khó khăn khi lập kế hoạch các bước cho các nhiệm vụ khác nhau, từ đi giày đến hoàn thành một câu đố.
- Trí nhớ ngắn hạn – Nó liên quan đến khả năng nắm bắt thông tin trong não đủ dài để sử dụng các thông tin dó (ví dụ như để theo dõi một chỉ dẫn bằng lời nói, hay trả lời một câu hỏi đọc hiểu sau khi đọc)
- Sự chú ý – Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khả năng tập trung đặc biệt vào thứ gì đó, nhưng thường gặp khó khăn khi di chuyển sự chú ý từ thứ này qua thứ khác. Trẻ cũng khó để lọc thông tin để quyết định những gì cần chú ý (trẻ có thể rất tập trung vào một cái đèn đang sáng đằng sau mẹ nhưng không thể tập trung vào những lời mẹ nói).
- Bắt đầu một việc – Trẻ mắc bệnh tự kỷ gặp khó khăn để bắt đầu một nhiệm vụ hay tự mình nghĩ ra các ý tưởng.
- Kiểm soát cảm xúc và hành vi – Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể thiếu kiểm soát sự bốc đồng, có thể biểu lộ với cảm xúc mạnh mẽ, hành động hoặc hành vi như đá hoặc đập tay.
- Tính linh hoạt – Trẻ tự kỷ sẽ thường gặp khó khăn với sự chuyển đổi và những thay đổi bất ngờ trong sinh hoạt và kế hoạch.
Can thiệp khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ
Như với bất kỳ sự rối loạn phát triển nào, bố mẹ nên can thiệp càng sớm càng tốt. Nói chuyện với đội ngũ chăm sóc trẻ về việc củng cố các kỹ năng nhận thức, và nghe theo các chuyên gia trị liệu của bé để hỗ trợ các mục tiêu nhận thức tại nhà.
- Bởi ToM liên quan mật thiết tới sự phát triển cảm xúc xã hội, hãy đọc bài viết của chúng tôi về bệnh tự kỷ và sự phát triển cảm xúc xã hội và đọc kỹ phần các tips cho phụ huynh – chúng đều liên quan đến ToM.
- Để giúp con phát triển các kỹ năng điều hành, hãy sử dụng các sự hỗ trợ hình ảnh (như các bức ảnh về các bước trong một chu trình đánh răng hay mặc quần áo); tương tác với bé nhiều nhất có thể (các hoạt động trong chương trình của chúng tôi cũng giúp hỗ trợ kỹ năng điều hành của não bộ), và có sự kiên nhẫn hơn với những nhiệm vụ nhiều bước.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng với sự can thiệp từ sớm, các kỹ năng nhận thức có thể phát triển ở trẻ tự kỷ.
Nguồn: BabySpark
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo